Thursday, 23 December 2010

Đính chính lịch sử cho Vietnamnet

Bài "Chống giặc nội xâm" đăng ngày 21/12/2010 trên Vietnamnet có nội dung cũng được mà tiêu biểu là nhóm n-đoạn-luận mà tác giả gọi là "tuyên ngôn của bọn tham nhũng":

Không phải mọi vụ tham nhũng đều bị phát hiện,
phát hiện chưa chắc đã đủ bằng chứng;
có đủ bằng chứng chưa chắc đã xử được;
xử được chưa chắc đã buộc tội được;
buộc tội được chưa chắc đã phải đi tù;
đi tù chưa chắc đã phải "ngồi bóc lịch";
ngồi bóc lịch chưa chắc đã ngồi mãn hạn!

Tuy nhiên có 1 điểm đáng tiếc là dẫn chứng lịch sử được dùng để chứng minh tính chính trực cần thiết của kẻ làm quan thì lại sai. Tác giả viết:

Nước ta thời các vua Trần cũng đã có chuyện: Khi phu nhân Trần Thủ Độ có ý muốn xin cho con cháu lên chức này chức kia, Trần Thủ Độ đã nói: "Được! Nhưng phải chặt mỗi đứa đi một ngón tay, để phân biệt các quan thực tài, với chúng, bọn bất tài, nhưng được làm quan vì là con cháu ta"! Nghe vậy phu nhân đành phải chấm dứt những chuyện xin xỏ tương tự!

Về chuyện này, Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ toàn thư, Q5a, tờ 29a chép:

[29a] Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương 787 . Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ, [Thủ Độ] liền bảo hắn:
"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác".
Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa. 

Chuyện 1 người bị đôn thành "con cháu" với ngụ ý nhiều người, chặt ngón chân bị đổi thành chặt ngón tay! Kể ra nội dung răn bảo là đúng, tinh thần minh chứng cũng đúng nhưng những kiến thức lịch sử cơ bản thế này thì ko nên sai kẻo nó có thể làm giảm giá trị bài viết và tác giả một cách đáng tiếc.

Monday, 22 November 2010

"10 phút thôi"

Sáng nay (22/11/2010) ngồi xem họp quốc hội, rất ấn tượng cách điều hành của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Mỗi khi mời đại biểu đứng lên nêu câu hỏi là ông kèm thêm một câu: “Hỏi ngắn gọn thôi”. Khổ, đại biểu phải đại diện cho cử tri, mà cử tri thì có biết bao nhiêu bức xúc trong cuộc sống, nhỏ thì tình trạng giao thông, tình trạng leo thang của vật giá hàng ngày, mất điện, thiếu điện, lớn thì Vinashin, bô-xít Tây Nguyên, lớn nữa thì chênh lệch trong cán cân thương mại với Trung Quốc,... Mà vẫn có câu nói phải có đầu có cuối, đưa ra câu hỏi thì cũng phải tóm tắt xem tại sao hỏi như thế, vậy thì làm sao mà ngắn gọn cho được? Kể cũng có đôi khi thấy đại biểu diễn đạt hơi dài hơn cần thiết nhưng ko phải phổ biến, nên rất buồn (cười) khi nghe Chủ tịch nhấn nhá liên tục “Hỏi ngắn gọn thôi”.

Nhưng vẫn chưa buồn (cười) bằng việc Chủ tịch nhắc các thành viên Chính phủ trả lời chất vấ, ngoài câu mang tính định tính “Trả lời ngắn gọn thôi”, Chủ tịch còn liên tục nhấn thêm “Trả lời trong 10’ thôi”. Khổ, thường 3 đại biểu hỏi mới đến lượt 1 Bộ trưởng trả lời, mỗi đại biểu hỏi trung bình 2-4 vấn đề, tính trùng nhau đi nữa cũng phải có 5-8 vấn đề, lại toàn là vấn đề thiết yếu với nhân dân, đất nước, yêu cầu trả lời trong 10’ cho cả loạt, tức là trung bình mỗi vấn đề chỉ được giải đáp trong hơn 1 phút, thế thì giải trình làm sao cho rõ được, mà ko rõ thì làm sao cử tri hài lòng, yên tâm, làm sao Chính phủ nắm bắt và điều chỉnh theo ý nguyện của cử tri được

Ko thể hiểu được tại sao điệp khúc “10 phút thôi” cứ thế lặp đi lặp lại???

Thursday, 4 November 2010

Chỉ tiêu tăng trưởng 5 năm của Hà Nội và toán sơ cấp

Sáng 26/10/2010, tại phiên khai mạc ĐH Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XV, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho hay Hà Nội sẽ phấn đấu để đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 4.300 USD (hiện nay là gần 2.000 USD).

Cuối bài viết có phần tóm tắt các chỉ tiêu phát triển của thành phố trong 5 năm tới, theo đó
Tăng trưởng GDP bình quân 2011-2015: 12-13%/năm; GDP bình quân/người: 4.100-4.300 USD.  
Chỉ với 1 tính toán nhỏ với kiến thức toán sơ cấp, có lẽ được dạy từ cuối cấp 2 hoặc đầu cấp 3, người ta có thể dễ dàng thấy UBND TP tự mâu thuẫn với chính mình.

Bài toán là: GDP bình quân đầu người hiện là A = $2000 (tính trội lên), nếu tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm là x thì sau n năm, GDP đầu người sẽ là B = A*(1+x)^n

Từ đây tính ra nếu tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm tới là 12%, tức 0,12 thì GDP bình quân năm 2015 sẽ là: 2000*(1+0,12)^5 = $3525, còn kém rất xe mức thấp $4100 mà TP đặt ra. Tương tự, nếu tăng trưởng là 13% thì GDP bình quân năm 2015 tương ứng là $3685, cũng vẫn thấp hơn $4100 chứ chưa nói đến $4300.

Từ công thức nêu trên có thể tính x nếu biết A, B và n. Cụ thể, lấy căn bậc n của (B chia A) trừ đi 1. Theo đó, để đạt GDP bình quân $4100 vào 2015, tăng trưởng GDP trung bình sẽ phải là 15,44%; còn để đạt $4300 thì tăng trưởng phải là 16,54%.

Về kinh tế vĩ mô để đưa mức tăng trưởng từ 12-13% như TP đề ra tới mức 15,44-16,54% là vô vùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện tại, đó là còn chưa kể tới bản thân mức 11-13% đã là rất cao so với trung bình chỉ trên dưới 7% của cả nước trong những năm gần đây.

Nhưng trên hết, lẽ ra một báo cáo quan trọng đến như vậy của UBND TP thì không nên để xảy ra lỗi sơ đẳng như đã vạch ra ở trên, nó sẽ khiến người đọc tinh ý có cảm giác báo cáo không được chuẩn bị nghiêm túc và các mục tiêu (kinh tế) đặt ra chỉ để cho có - đây chắc chắn là điều UBND TP không muốn mà người dân cũng vậy.

PS: Câu "Tăng trưởng GDP bình quân 2011-2015: 12-13%/năm" trong báo cáo của UBND TP Hà Nội không hiểu chỉ mức tăng GDP đơn thuần hay tăng bình quân trên đầu người. Các tính toán trên giả định đó là tăng bình quân đầu người. Tuy nhiên nếu chỉ là tăng GDP thuần túy thì các con số còn tệ nữa vì trong 5 năm tới dân số Hà Nội chắc chắn sẽ còn tăng.

Một góp ý nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả họp Quốc hội

Mặc dù không theo dõi được đầy đủ và tưởng tận kỳ họp Quốc hội này nhưng hễ khi nào xem được trên TV là thấy có 2 loại hình ảnh: Một là đại biểu Quốc hội chất vấn với rất nhiều câu hỏi, mã mỗi câu hỏi, để làm rõ, có thể cần tranh luận cả tiếng đồng hồ; và hai là, thành viên Chính phủ giải trình tuy dài dòng nhưng thường thiếu trọng tâm, lảng tránh các câu hỏi chính, đôi khi khiến chủ tọa phiên họp phải nhắc nhở. Dường như tình trạng này vẫn thế bao nhiêu năm nay, đài báo cũng đã nói nhiều.

Liên hệ tới các phiên chất vấn ở House of Commons (gần như Hạ nghị viện) ở Anh, khi người chất vấn thường nêu từng câu hỏi một, ngắn gọn và rõ ràng, trực diện, và đại diện chính phủ phải trả lời cụ thể, thẳng thắn vào câu hỏi đó trước sự quan sát của toàn bộ nghị viên cũng như những người theo dõi qua truyền hình. Khi đại biểu đặt câu hỏi, hoặc khi đại diện chính phủ trả lời, thường có những đại biểu/thành viên chính phủ khác đứng lên biểu hiện sự quan tâm, đồng tình với phát biểu ấy. Đồng thời nếu câu hỏi nêu lên ngớ ngẩn, hoặc đại diện chính phủ giải trình không xác đáng, nhiều đại biểu sẽ ồ lên, thậm chí phá lên cười để biểu thị sự phản đối. Hồi ông Brown mới lên thay Tony Blair, có lẽ do bản thân vốn nói lắp, lại chưa quen trả lời chất vấn, ông Brown liên tục lắp bắp, lặp đi lặp lại câu trả lời, thái độ lùng túng lộ ra rõ rệt khiến đại biểu, người xem TV (là tôi), thậm chí cả chủ tọa phiên chất vất bò lăn ra cười. Dần dần ông Brown khá lên, nhưng những trận cười, nhưng đợt BUZZZZZZZZ phản đối ko bao giờ rời bỏ ông, cũng như không rời bỏ ông Blair, hay ông Cameron hiện tại.

Nghe qua tưởng như những phiên họp kiểu mổ bò với nhiều tràng cười, tiếng BUZZZZZ phản đối ấy toàn là vô bổ, vô chính phủ, vớ vẩn,.., nhưng không, các vấn đề trong xã hội được đưa ra mổ xẻ đến nơi đến chốn, không có sự lảng tránh, và kết quả của nó thể hiện trong sự phát triển toàn diện của nước Anh thì không khó để chứng kiến. Cũng nói luôn là câu trả lời của đại diện chính phủ không thường xuyên làm hài lòng người chất vấn nhưng là một người chứng kiến, tôi nhận thấy thường cả hai bên đều có logic của họ - logic hợp lý chứ không phải kiểu nói lấy được mà đôi khi ta gặp phải.

Nên chăng Quốc hội nước ta cũng áp dụng mô hình chất vấn - giải đáp tương tự: Đại biểu nêu từng câu hỏi một và thành viên chính phủ trả lời thẳng vào đó, từng vấn đề một. Nếu nhiều đại biểu có cùng câu hỏi thì khi một người nêu ra, các đại biểu khác có thể bấm vào một nút thể hiện sự ủng hộ, chủ tọa sẽ thông báo có, ví dụ, 58 đại biểu có cùng mối quan tâm, rồi mời thành viên chính phủ trả lời. Sau khi nghe trả lời, nếu đại biểu chưa hài lòng có thể tiếp tục chất vấn, và chỉ bằng nhũng câu hỏi xoay quanh một vấn đề cần làm rõ đó. Nếu cần, chủ tọa phiên họp có thể nhắc nhở thêm, yêu cầu đại biểu hỏi rõ hơn hay yêu cầu thành viên chính phủ đi thẳng hơn vào trả lời chất vấn. Cũng có thể bố trí để những đại biểu chưa hài lòng với câu trả lời, thay vì đứng lên và BUZZZZZ như bọn Anh béo, bấm một nút để thông báo, và chủ toạn phiên họp công bố tổng số này.

Việc bố trí cách hỏi - đáp từng vấn đề này sẽ có hai lợi ích rất rõ so với cách thức hiện tại: Thứ nhất, tiết kiệm thời gian - ví dụ kỳ họp này rất nhiều đại biểu chất vấn về Vinashin, cơ chế bấm nút ủng hộ tiết kiệm thời gian, đồng thời tạo được trọng lượng cho câu hỏi. Thứ hai, đi vào từng vấn đề một sẽ giúp thành viên chính phủ tập trung giải đáp băn khoăn của đại biểu, một mặt có thể nâng cao chiều sâu của giải trình, mặt khác nâng cao tính trách nhiệm vì dù muốn lảng tránh cũng không được.

Có thể ai đó sẽ nghĩ nếu hỏi - trả lời - truy vấn tiếp sẽ tốn kém thời gian quá thì người viết bài này trộm nghĩ, thời gian tiết kiệm được qua cơ chế bấm nút ủng hộ sẽ đủ cho hoạt động truy vấn. Vẫn với ví dụ Vinashin, nếu mỗi đại biểu giành 3' chất vấn, thì 10 đại biểu đã có tới 30' rồi, thời gian vẫn thế, mà chất lượng hỏi - đáp sẽ cao hơn nhiều.

Nhân nói với Vinashin lại thầm tiếc, giá như nhà nước bố trí được thư ký cho các đại biểu quốc hội, tốn kém có là bao...

Wednesday, 3 November 2010

Gửi em, 3/11/2010

Anh chưa từng đợi em
Trên con đường hoa sữa
Mà nghe hương chớm nở
Tưởng em ùa vào lòng

Biển cuộn sóng mênh mông
Như nối dài nhịp đập
Của ngày đêm thao thức
Hai trái tim mong chờ

Lá vàng gọi mùa thu
Mặt hồ êm đềm quá
Dẫu xa mà không lạ
Nỗi nhớ đến là dài

Mong đợi một ngày mai
Trong nắng vàng se ấm
Dưới trời thu Hà Nội
Tay trong tay...

Tuesday, 26 October 2010

Với em 1 - Hạt dẻ nóng

Em ạ,

Tối thứ 7 vừa rồi sau khi long rong trên đường cho tới khuya, anh quyết  định về nhà. Đang đi chầm chậm gần ngõ thì anh nhìn thấy một chị/em ngồi bán hạt dẻ nóng bên đường. Kể ra thì quãng đường đó có rất nhiều hàng hạt dẻ nóng, nhưng anh bị capture bởi hàng này vì nhìn khuôn mặt và đôi mắt người bán hàng buồn quá. Ko biết có phải anh tưởng tượng quá nhiều hay ko nhưng anh có cảm giác nỗi buồn ấy quá đơn giản và sâu thẳm, nỗi buồn của một sự trống vắng và cam chịu, nó tỏa ra một cách lặng lẽ,... Anh bị ám ảnh nên đã vòng xe lại mua hàng cho bạn ấy. Thay vì mua một gói hạt mang theo người, anh ngồi lại đó ăn và trò chuyện với bạn bán hàng, mời bạn ấy cùng ăn.

Chắc chả mấy khi có người ngồi lại đó nên bạn ấy cũng vui chuyện. Bạn ấy bảo chưa bao giờ có khách hàng nào ngồi ăn tại chỗ như vậy. Rồi bạn ấy nhường cho anh cái ghế gỗ thấp thấp vì anh mặc quần bò, lại đeo ba-lô trên vai ko ngồi bệt được - bạn ấy ngồi trên bậc gạch nho nhỏ bao quanh cái cây bên đường. Bạn ấy vui nữa vì trước khi anh vào (tầm gần 11h) là bạn ấy đã ngồi ko từ 9h30 tối mà ko bán được gì rồi. Bạn ấy kể chuyện nhà ở ngoài Phùng (cách chỗ bán hàng tầm 1h đi xe máy, có thể nhanh hơn nếu đi ban đêm vắng người), hàng tối bạn ấy và một chị nữa đi vào Hà Nội bán hàng, tầm 11h30-12h đêm hai chị em đèo nhau về. Bạn ấy kể cũng phải xoay đi xoay lại, chọn mãi mới được chỗ bán hàng này vì những chỗ khác đã đông người bán quá. Mà chỗ bạn ấy ngồi thì bụi kinh, sát đường mà. Kể ra thì chỗ khác cũng thế thôi, bụi bặm khắp mọi nơi.

Mà vui lắm nhé, anh ngồi đó nói chuyện được một lát thì có tới mấy khách ghé qua mua hạt dẻ nữa, làm bạn ấy hết cả hàng hạt dẻ loại to, phải gọi người chị đang bán ở chỗ khác đem hàng về bổ sung. Bạn ấy còn "khuyến mại" thêm cho anh dăm bảy hạt nữa :D Bạn ấy vui lắm vì bán được hết hàng. Anh nói đùa thế là nhờ anh tốt vía, bạn ấy cười đồng ý, đùa lại là anh thi thoảng ra đó mua hàng đi để nhờ vía tốt của anh. Bạn ấy có biết đâu nếu hôm nào cũng ngồi đó thì đến lượt chính anh cũng phải lần ra vỉa hè kiếm sống sớm :P

Nói chuyện lâu lâu rồi anh xin phép chụp ảnh bạn ấy, bạn ấy cười bảo ko chụp đâu vì xấu lắm, anh phải thuyết phục là chỉ chụp lấy dáng, cho một ý tưởng ảnh cuộc sống về đêm thôi chứ ko chụp rõ mặt, bạn ấy mới đồng ý. Thế là anh loay hoay chụp, khó phết vì ánh sáng thiếu và manual focus, nhưng cũng được 1, 2 tấm gọi là. Lúc anh chào về, bạn ấy lại cười và nhắc lại việc "nhờ vía" anh. Nhìn mọi người cười thật là vui. Nhưng làm sao để mọi người được vui cười thường xuyên nhỉ?

Wednesday, 15 September 2010

Thêm một chút về phim "Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long"

Nhân đọc bài "Một chút về phim: Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long" của anh Tuấn Ngọc viết một cái comment mà nó lại quá dài, thành ra tạo riêng cho nó một cái note ở đây.

Xin phép ko đồng ý với anh về cái ý chính: Mới chỉ xem trailer đã phán "giống tàu" rồi chửi bới... Tất nhiên tôi không thích văn hóa chửi bới, nhưng...

Thứ nhất, trailer thường được coi là tập hợp những hình ảnh đặc sắc nhất của bộ phim - vì nó đóng vai trò quảng cáo. Và trailer của phim này thì người xem đã kết luận: Giống hệt tàu, chỉ có thoáng qua 1, 2 hình ảnh Việt Nam (áo tứ thân thì phải) trong một vài giây. Cộng thêm thực tế trường quay, đạo diễn, diễn viên (dù là phụ), trang phục, cộng ý kiến của người trong ban cố vấn (ông Phan Cẩm Thượng) thì họ nghĩ rằng CẢ bộ phim giống tàu là hợp lý.

Thứ hai, giống tàu có sao không? Có! Anh đưa Avatar làm minh chứng cho tính sáng tạo của điện ảnh, rất đúng! Vì nó áp dụng những công nghệ chưa xuất hiện trên điện ảnh bao giờ. Nhưng có thể gọi là sáng tạo không khi một bộ phim Việt Nam mà người xem (trailer) cảm thấy y chang phim trung quốc? Những bộ phim tàu kiểu này vẫn chiếu nhan nhản hàng chục năm nay rồi, vậy cái "sáng tạo" trong phim của ta là gì?

Về mặt nghệ thuật, xem phim Việt, về lịch sử Việt thì người ta ko muốn có cảm giác như đang dùng một thứ hàng đại trà của tàu.

Về mặt tình cảm, bộ phim dự kiến được chiếu vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tức là ghi dấu thời gian ta bắt đầu ổn định xây dựng nhà nước độc lập sau hàng ngàn năm tàu đô hộ, nên tâm thức người xem muốn thấy một hình ảnh Việt Nam-không-phải-tàu là có thể hiểu được và đáng trân trọng.

Về mặt chính trị - xã hội, 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp một phần thế giới nhìn vào Việt Nam, tôi chắc rằng nếu ta đưa ra được 1 hình ảnh Việt Nam mang tính đặc trưng thì sẽ hay hơn là khiến họ thấy ta chỉ là 1 bản copy của tàu. Tất nhiên ta còn nhiều hoạt dộng khác, những chương trìn điện ảnh khác nhưng một bộ phim đã được tôn làm phim cho dịp đại lễ thì đánh giá nó phải khác.

Về vấn đề anh đặt ra "Nếu các vị đòi hỏi giống như đúc thời nhà Lý thì tôi thử học có ai biết mặt mũi ông vua Lý và các tướng lãnh, cũng như Hoàng hậu, tỳ thiếp... Và tôi đặt tiếp câu hỏi nếu phim thuần Việt, có bờ tre, bụi chuối, cây đa, mái đình, sống quê, rồi một kinh thành nhỏ bé, nghèo túng...thì liệu phim có hay không?", tôi thấy hơi cực đoan. Tôi ko thấy ai đòi giống như đúc thời Lý cả, mà người ta muốn thấy một cái hồn Việt Nam, còn làm sao để có hồn Việt Nam thì đó là nhiệm vụ của đoàn làm phim! Bờ tre, bụi chuối, cây đa, mái đình,.. thì sao mà ko thể thành phim hay? Ai đã xem Apocalypto sẽ chỉ thấy núi rừng cây cối và mấy anh đóng khố, cà răng căng tai chạy như điên, ai bảo phim đó ko hay? Đây mới là chỗ cần sự sáng tạo của điện ảnh chứ ko phải chỗ copy của tàu là sáng tạo điện ảnh.

Một ý quan trọng, luận điểm chính của anh (và của nhiều người phê phán những người phê phán bộ phim - tôi đọc trên diễn đàn lichsuvn.info) là “chưa xem sao biết, sao dám chê, hãy để chiếu đi đã rồi bình luận sau,…” là rất không ổn! Với ý nghĩa là phim mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phải có sản phẩm tương xứng. Và do đó bộ phim cần được thẩm tra trước, thông qua trailer, thông qua ban gì đó của chính quyền, và thông qua chính sự lên tiếng của đoàn làm phim nữa – tôi chưa thấy phần cuối này. KHÔNG THỂ áp dụng cái kiểu “cứ làm đi, sai thì sửa” ở đây được: Nếu cứ đưa phim vào chiếu rồi hết dịp đại lễ mới đồng loạt kết luận nó là hàng tàu thật thì bây giờ có quay lùi thời gian để ko chiếu nó được ko, có tẩy khỏi đầu óc người xem cảm giác bị lừa được ko, có tẩy khỏi óc bạn bè quốc tế ý nghĩ Việt Nam chỉ là một bản copy của tàu được ko...?

Cuối cùng, ban thẩm định gì đó (tôi ko nhớ tên chính thức) đã chính thức thừa nhận và yêu cầu cắt bỏ, chính sửa bớt các chi tiết, hình ảnh thuần tàu. Tôi chắc rằng phần còn lại sẽ vẫn lai căng chán, nhưng ít ra nó cũng chứng tỏ những bức xúc của cộng đồng mạng là đúng đắn.

Sunday, 12 September 2010

Suy nghĩ thoáng qua chuyện trung - Nhật cãi nhau

Vụ va chạm trên biển giữa 1 tàu cá của trung quốc với 2 tàu tần tra của Nhật đã trở nên căng thẳng ngoài mức tưởng tượng khi trung quốc quyết định hoãn đàm phán Biển Hoa Đông với Nhậtlần thứ 4 Đại sứ Nhật tại trung quốc bị triệu đến để yêu cầu phía Nhật thả tàu cá và ngư dân trên tàu.

Nhìn thoáng qua vụ này có thể thấy thái độ trung quốc rất hung hăng, từ dân đến quan. Tàu cá mà nó dám chủ động đâm méo tàu tuần tra của người ta thì khiếp quá, lại ko chỉ 1 mà tới 2 lần. E rằng bọn "ngư dân" này là lính tàu cải trang cũng như mấy cái ngư chính là tàu chiến cải trang vậy. Còn bọn quan tàu thì thôi rồi, nó phản ứng ngay, liên tục và ngày càng quyết liệt, chẳng hề nể gì Nhật là cường cuốc kinh tế, công nghệ lớn thứ 2 thế giới, lại ở rất gần nó.

Thành ra dù ai có ghét tàu cũng buộc phải công nhận nó mạnh mẽ bảo vệ công dân, thế giới nhìn vào cũng thấy quốc thể của nó được bảo vệ. Đây hẳn là 1 lý do khiến máy tauy "ngư dân" kia - dù là lính cải trang hay ko - dám hành xử ghê gớm đến vậy.

Ghét nó mà không khinh được nó!

Thursday, 9 September 2010

Tuổi Trẻ: Tàu lạ nổ súng làm chết người trên biển

Hiện bài gốc trên Tuổi Trẻ tại địa chỉ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/399454/Tau-la-no-sung-lam-chet-nguoi-tren-bien.html đang báo lỗi không hiển thị được nhưng bản cache của Google vẫn còn lưu. Dưới đây là copy bản cache: 

Tàu lạ nổ súng làm chết người trên biển
TTO - Ngày 7-9, nguồn tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết đã có báo cáo sơ bộ về vụ nổ súng làm chết người trên vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia (thuộc nam biển Đông).
Trước đó, Khoảng 19g ngày 4-9, tàu thu mua hải sản KG 90269 TS do tài công Huỳnh Văn Hải điều khiển cùng với 13 ngư phủ khi đang đi trên vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia để thu mua hải sản thì phát hiện một tàu lạ tiến về phía tàu của anh Hải.
Khi hai tàu chạy song song, cách nhau khoảng 20-30m thì bất ngờ phía tàu lạ bắn về phía tàu của anh Hải. Anh Hải tăng tốc và chạy thoát nhưng vụ nổ súng đã làm ông Lê Tấn Phong (45 tuổi, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) bị trúng đạn và tử vong.
T.THÁI- N.M.SƠN
 ------------------------------------

Monday, 2 August 2010

"Từ ngữ địa phương" của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

Ở cuối bài viết "Đường sắt cao tốc: Chính phủ - Quốc hội không 'lệch pha'" đăng trên VietnamNet ngày 20/7/2010, trước phản ứng chưa hài lòng của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội Lê Quang Bình về cách nói, phong thái, ngôn ngữ của PTT Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giải thích: "Tôi không muốn bênh vực Phó Thủ tướng nhưng đó cũng là cách dùng các từ ngữ địa phương".

Monday, 26 July 2010

26/7/2010 - Hẫng...

Vì sau bao nhiêu ngày làm việc vất vả, thức đêm thức hôm, quên ăn quên ngủ, đau đầu mệt óc,... giờ tự nhiên không còn nó để làm nữa...

Vì nhịp sống "ngủ dậy - lên lab - đêm về nấu ăn" tự nhiên có thể bị ngắt đi mà chưa có một nhịp sống khác thay vào...

Vì chỗ ngồi hàng ngày, hành lang quen thuộc giờ có thể không được/phải gặp lại hàng ngày...

Vì tự dưng một ngày, những bạn bè thân thuộc đã ở bên trong một thời gian dài thoắt cái đã cách rất xa... Ở đây dù không gặp nhưng vẫn có cảm giác là gần, cần là gọi, gọi là có, còn bây giờ...

Vì đã gần 5 năm với biết bao nhiêu chữ "giá như" cuối cùng cũng đã gần trôi qua... Nhìn lại những gì được, mất có lẽ chưa thể đầy đủ ngay lúc này nhưng vẫn đó cảm giác ngậm ngùi...

Vì....

Wednesday, 14 July 2010

Vinashin: Những con tàu nát (Bài 1 và 2)

Những con số chục tỷ, trăm tỷ, thậm chí cả nghìn tỷ được các vị phung phí cứ như giấy vụn. Số tiền đó mà dùng để sản xuất/mua điện cho dân, giúp giảm giá xăng dầu, xây dựng trường học, cải tạo bệnh viện, nâng cấp giao thông/hệ thống cấp thoát nước đô thị, xây cầu cho đồng bào vùng sâu vùng xa,... thì có phải có ích biết bao nhiêu không? Trời nắng nóng là cắt điện và bảo là thiếu nước do không có mưa, trời mưa là ngập lụt và bảo những gỉ gì gi ấy nữa... Đọc bài này nhớ tới vụ lụt lội sáng hôm qua và bài viết Hà Nội lụt vì "nhân tai" cộng với thiên tai trên TuanVietnam sau đợt mưa lũ kinh hoàng cách đây 2 năm. Không lẽ ở những nước có IQ cao, thủ đô đều lụt như thế thật?

Cần phải nhìn ra, yếu tố thiên nhiên chỉ là một phần, và là phần nhỏ, nguyên nhân chính của mọi việc chính là con người!

Monday, 12 July 2010

Cài tiếng Việt cho Sony Reader (PRS-500, 505, 300 Pocket, 600 Touch, 700 Touch)

Công cụ cần thiết:
- Phần mềm Calibre
- Font Unicode (bác vietchovui có upload font ở trong này, download về, extract nó ra được 4 file, vd như GenBkBasR.ttf)
- Thật nhiều file PRC (vui quá nên phải chuyển cho bằng hết)

Công đoạn:
- Cắm Sony Reader vào, nó sẽn nhận ra 2 ổ (nếu có thẻ nhớ nó sẽ nhận ra nhiều hơn) 1. READER ; 2. Installer for Reader
- Vào ổ READER, tạo 1 folder mới tên là fonts
- Copy hết 4 files font mới download vê vào trong folder fonts này
- Mở Calibre lên, add 1 (hay nhiều) file PRC vào
- Chọn biểu tượng Convert Ebook.
- Output format la EPUB
- Chọn tiếp nút Look & Feel
- Vào phần Extra CSS, copy nguyên xi phần ở dưới vào

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: normal;
font-style: normal;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasR.ttf);
}

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: bold;
font-style: normal;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasB.ttf);
}

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: normal;
font-style: italic;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasI.ttf);
}

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: bold;
font-style: italic;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasBI.ttf);
}

body {
font-family: "Gentium Book", serif;
}

Note: các bác phải đảm bảo tên trong ổ fonts phải giống với tên trong Extra CSS nhá, vd GenBkBasR.ttf là phải đúng nhé.

Sau đó nhấn OK, đợi nó convert là mình nhận thành quả thôi.

Nguồn: Tinh Tế

Friday, 9 July 2010

Đắm tàu Titanic Việt Nam và nỗi sợ hãi của một dân tộc

Một Chủ tịch tỉnh có lối sống suy đồi, một bí thư bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm vì có nhiều sai phạm, một anh cả đỏ trong nền kinh tế đầu tàu trở thành Titanic... Và Larry King sắp đến để dạy cho những người tham quyền cố vị ở Việt Nam là hãy biết ra đi đúng lúc- đó là những câu chuyện Trực Ngôn chia sẻ cùng quí vị độc giả trong Phát ngôn và Hành động tuần này.

Thursday, 8 July 2010

Học tiến sĩ để làm gì?

Tiếp bài viết "Tiến sỹ là gì", giáo sư Nguyễn Văn Tuấn bàn về việc "Học tiến sĩ để làm gì". Tác giả cho rằng:
Người trí thức chân chính phải nghĩ đến những đóng góp có giá trị nhằm đem lại phúc lợi thực sự cho nhân loại, và không bao giờ phụ thuộc vào học vị, học hàm hay các danh xưng phù phiếm để gây ảnh hưởng trong cộng đồng.
Copy về đây để bày tỏ sự đồng tình với cách nhìn này, cũng là để răn mình trong cuộc sống phức tạp này.

Monday, 5 July 2010

VINASHIN: Bổ nhiệm người nhà và “xẻ” vốn trái nguyên tắc

Có thể nói, không có một nhân vật tài năng  nào mà chỉ trong một thời gian quá ngắn lại liên tiếp được điều động, bổ nhiệm và kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ quan trọng trên “con tàu” Vinashin như vị con trai của ngài Chủ tịch HĐQT.

Sunday, 4 July 2010

Tiến sĩ là gì?

Vụ việc ông GĐ Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ có học vị tiến sĩ do một trường ở Mỹ cấp mà không biết tiếng Anh, những tưởng khá rõ ràng: Ông ta cần cái danh hiệu Tiến sỹ cho bước đường hoạn lộ của mình, thông qua "tư vấn" của ai đó, ông ta "mua" cái bằng về để dùng và bị phát hiện. Những người muốn tỏ ra công tâm ắt sẽ đòi hỏi "chứng cứ đâu, sao dám khẳng định ông ấy cần bằng cho bước đường công danh, sao dám nói do ai đó tư vấn, sao dám nói ông ta mua bằng trong khi ông ấy có luận văn, có học (qua mạng), có bảo vệ (có người dịch khi bảo vệ) hẳn hoi?". Người viết bài này không có ý định trả lời câu hỏi đó. Lý do là một chứng cứ dù rõ ràng vẫn có thể bị những người tỏ ra công tâm đòi hỏi chứng cứ để chứng tỏ nó là rõ ràng,... Chứng cứ đi đến cùng vẫn là lòng tin - đó là nơi làm cơ sở cho mọi tranh luận. Và riêng với vụ việc ông Ân thì niềm tin của người viết bài này đã đủ rõ: Ông Ân ngậm ngùi "tôi bị (cơ sở đào tạo đó) lừa" nhưng đúng ra phải là "tôi định lừa (thiên hạ) nhưng lỡ bị phát hiện".

Tuy nhiên vụ việc này lại gợi nên tranh luận "vậy Tiến sỹ là gì"? Tôi lưu ý ý kiến của một NCS ở Bỉ, anh phát biểu:
Sau khi làm nghiên cứu sinh 5 năm, tôi tự cười mình 5 năm về trước, khi đó tôi đã rất tự hào khi nhận được "học bổng" du học tiến sĩ do trường ĐH trực tiếp cấp.
Anh giải thích thêm:
"Nhưng giờ thì tôi đã rõ, làm tiến sĩ không có gì quá khó khăn và to tát như người ta tưởng. Làm tiến sĩ là học cách làm nghiên cứu, là chập chững bước vào nghiên cứu khoa học. Trở thành nhà khoa học mới là cái đích cuối cùng. Nhưng con đường từ tiến sĩ tới danh hiệu nhà khoa học còn xa lắm, bởi vì làm tiến sĩ xong mà không nghiên cứu được cái gì, tấm bằng đó cũng coi như vứt sọt rác."
Rất đồng ý với anh về các đoạn in đậm nhưng không thể đồng ý ở những đoạn khác. Việc anh "tự cười mình" e rằng có gì đó hơi quá chăng? Tất nhiên bằng Tiến sỹ không phải một thứ giấy thông hành vạn năng cho phép người giữ nó làm được mọi việc. Nó cũng không phải một thứ gì quá to tát để đem ra "lấy le" với thiên hạ hay làm cho ý kiến của một TS tự dưng trở nên có giá trị hơn ý kiến của những người khác. Tuy nhiên việc nhận được HB làm TS như anh chắc chắn chứng tỏ một điều rằng với những gì anh đã làm được trước đó, anh được đánh giá cao hơn nhiều ứng cử viên khác để chuẩn bị làm một công việc giàu tính trí tuệ. Thiết tưởng điều đó hoàn toàn xứng đáng để tự hào và chẳng việc gì phải "tự (chê) cười" vì đã từng tự hào cả, trừ phi người ta nhận được HB đó qua con đường không chính đáng.

Anh nói rằng "làm tiến sĩ không có gì quá khó khăn" thì e chừng hơi chủ quan quá. Một luận văn PhD chắc chắn yêu cầu lao động khoa học nghiêm túc trong vòng ít nhất 3 năm - với điều kiện thuận lợi mọi mặt về đề tài, giáo viên hướng dẫn, nguồn số liệu, và không phải lo lắng chuyện cuộc sống! Tất cả những điều trên thường không phải thế mạnh trên đối với phần lớn SV VN do sau chương trình ĐH và cả master trong nước, đa số SV còn rất kém về phương pháp làm việc khoa học, về critical thinking, về quản lý thời gian, thu thập và sử dụng references,... vốn là những điều vô cùng thiết yếu để làm TS. Đó là còn chưa kể SV từ trong nước ra lần đầu thường còn yếu về ngoại ngữ và có hạn chế nhất định về tài chính và cả khó khăn về đời sống tinh thần nữa. Với tất cả những điều trên thì chắc chắn nói "làm TS không có gì quá khó khăn" là không đúng. Làm TS, dù có đến đích được hay không, là một quá trình lao động thực sự khó khăn và vất vả! Có thể khi qua rồi nhìn lại thì thấy mình đã vượt qua, thấy lẽ ra mình có thể làm điều này, điều nọ thì mọi thứ sẽ thuận lợi hơn,... nhưng những cái đó chính là một phần của quá trình nghiên cứu: Học từ cái sai. Cái vất vả của làm nghiên cứu nó khác với người cày ruộng, khác với công nhân trên các công trường xây dựng, nhưng chắc chắn không mấy ai từng trải qua mà lại nói "làm TS ko có gì quá khó khăn" cả - nhất là với một người phải mất tới 5 năm để hoàn thành như tác giả bài viết!

Về con đường từ TS thành nhà khoa học, mặc dù đồng ý đó là một con đường rất dài và bằng TS chỉ là việc mở cánh cửa bước vào con đường đó, nhưng người viết bài này lại không đồng ý với luận điểm cho rằng "Trở thành nhà khoa học mới là cái đích cuối cùng". Có thể đi vào khoa học là con đường tự nhiên nhất đối với người làm TS mà mục đích cuối cùng là khám phá cái mới. Tuy nhiên có thể thấy (ngay cả ở nước ngoài) có rất nhiều TS tham gia các công việc thực tế, từ đơn giản như lập trình viên tới cao cấp như thành viên Chính phủ mà một ví dụ có thể gần với hiểu biết của người Việt Nam là các cựu Ngoại trưởng H. Kissinger hay C. Rice của Mỹ. Sở dĩ có thực tế này là vì việc làm TS một mặt giúp người làm có chuyên môn sâu về ngành hẹp của mình - là yếu tố dẫn tới con đường làm nghiên cứu, một mặt trang bị tư duy khoa học sắc bén và cách làm việc logic, hợp lý, hiệu quả - vốn có thể ứng dụng ở nhiều vị trí. Yếu tố thứ 2 chính là ngôn ngữ chung của khoa học và nó giúp 2 người làm KH ở 2 mảng không thật giống nhau có thể nói chuyện hăng say và hoàn toàn logic về đề tài của người kia hoặc thậm chí về một đề tài thứ 3.

VietnamNet trích riêng một luận điểm của tác giả bài viết, coi nó như điểm nhấn quan trọng:
Bằng tiến sĩ chỉ là cái giấy chứng nhận biết cách nghiên cứu khoa học. Tiến sĩ không phải là một tước vị mà là một nghề như bao nghề bình thường khác.
Một lần nữa tôi đồng ý với một nửa (nửa đầu) và bắt buộc không đồng ý với nửa còn lại của tác giả. Tiến sỹ không phải một tước vị, đúng! Nhưng bảo rằng nó là một nghề thì sai hoàn toàn! Để hiểu hơn nó là gì, tôi xin đưa vào đây bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn mà tôi đồng hơn rất nhiều so với bài viết trên VietnamNet.

Monday, 28 June 2010

Why is the 50 mm lens referred to as the "standard" lens?

You may ask, what is "standard" about this lens? Why is the 50mm lens referred to as the "standard" lens? Aside from the fact that in the past a 50mm lens has customarily accompanied 35mm SLR cameras on purchase, there are several other reasons. Technically, a normal lens is defined as one whose focal length closely approximates the diagonal dimension of the picture frame. A 50mm lens' focal length is closest to the 43.2 mm diagonal of the 35 mm camera's 24 x 36 mm frame. Another is that its field of coverage (40° horizontally, 46° diagonally) is roughly equal to what one human eye can view with relative clarity. Even though their focal length are somewhat longer than the 43mm diagonal of the 24 x 36mm format, simply, the 50 mm standard lens gives an "honest" image because of its perspective yields, which is extremely close to faithfully close to human vision. Combine this with the fact that this lens is often successful in creating the same image of the scene that the photographer has in mind, and it's easy to see that the 50mm lens is a good basic lens.


Lưu ý rằng trên máy DSLR, focal length thực sự là focal length ghi trên ống kính nhân với crop factor của body (là tỉ lện diện tích của sensor máy đó so với film chuẩn 24 x 36mm). Ví dụ về crop factor của một số dòng máy phổ biến là:

1.3x – Canon EOS 1D/1D MkIIN
1.5x – Nikon D40/D40x/D50/D70/D70s/D80/D200/D2X/D2Hs, Minolta 7D, Fuji S3 Pro, Pentax *istDS/K100D/K110D/K10D
1.6x – Canon EOS 300D/350D/400D/450D/500D/550D/10D/20D/30D/40D
2.0x – Olympus E-400/E-500/E-300/E-1

Wednesday, 16 June 2010

Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?

Vậy là rút cục Quốc hội vẫn thông qua chủ trương làm ĐSCT. Cho dù đây có lẽ là quyết định có tỷ lệ thông qua thấp nhất từ xưa đến nay, chỉ 57.17%, nhưng đã thông qua có nghĩa là thông qua. Bản thân ĐSCT tự nó chẳng có gì không tốt, nhưng những người lên tiếng ủng hộ xây dựng nó tại Việt Nam không đưa ra được những luận cứ logic và mạnh mẽ để bảo vệ cho nó mà chỉ dựa vào những lý do hết sức mơ hồ, thậm chí ngờ nghệch mà đông đảo những người phản đối đã phân tích rất rõ ràng. Vậy mà Quốc hội vẫn thông qua!

Kết quả trưng cầu do một số tờ báo có uy tín tổ chức với tổng số hơn 250.000 ý kiến đã chỉ ra rằng đa số người tham gia không ủng hộ siêu dự án này. Lưu ý rằng những người có điều kiện tham gia "bỏ phiếu" kiểu này sẽ có mặt bằng tri thức cao hơn mức trung bình của cả nước nên ý kiến của họ rất cần được xem xét. Vậy mà Quốc hội vẫn thông qua.

Ước gì cử tri có được danh sách các vị đại biểu đã "bấm nút"...

Đọc lại bài viết "Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?" đăng trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh hôm qua (15/6) và thấy đó là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm.

Tuesday, 15 June 2010

Surprising or not?


 North Korea team supporters (by Bình Nguyên)

I went to the bar to support North Korea as I thought they wouldn't have many fans. It seemed that I was right when the TV showed only a dozen of North Korean people in their uniforms and with small hand-held national flags in the stadium. Interesting enough, most people (about 75-75%) in the bar were with North Korea: When the team had a good ball they cheered much louder than when Brazil did. Near the end of the first half the voice was so loud that I had to look at the behind when I discovered a large North Korean national flag! What a surprise! I had a chat with the guy who bought the flag online (he's on your right hand side) and came with his friends. He supports North Korea for the similar reason as myself. Then I thought: Ok, may be everyone supports that team because he/she thinks that no one will be with them! It seems that supporting the minority, the weak, the suffered is something pretty natural. That's something nice about the human being :-) And honestly, what the North Korea players showed proved that they well deserved the supports: They played confidently with strong attitudes.

Brazil's show was not much impressive today. They should do much better if they want to go to the final and be champion again. Come on, we all want to see your superb skills!!!

Wednesday, 9 June 2010

"Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc" (?)

Theo dõi đại dự án ĐSCT từ đầu tới giờ, nhận thấy những người phản đối hoặc nghi ngờ dự án luôn đưa ra được các luận điểm chặt chẽ, xác đáng, khoa học, thực tế, có tình có lý; còn nhưng người ủng hộ dự án thường rơi vào mơ mộng hão huyền, ngụy biện, cảm tính, bất chấp lý lẽ. Phải chăng một số người khăng khăng làm ĐSCT vì nguyên nhân này: "Chi phí cho tư vấn và lập báo cáo chiếm tới 11,5% (5 tỷ USD)"? Vâng, 5 tỷ hay 5 nghìn triệu $$$ - chỉ để cho tư vấn và lập báo cáo!!! Trong khi còn những em nhỏ phải đu dây qua sông dữ để đến trường!

Tuesday, 8 June 2010

Ngắn gọn

Những bất cập của giáo dục VN trong vài chục năm qua có trách nhiệm chung của hệ thống, và các Bộ trưởng GD-ĐT cùng chia sẻ trách nhiệm.
 

"Bộ sẽ tập trung đổi mới trong khâu quản lý - quản lý nhà nước cũng như quản lý trường - trong 3 năm từ giờ đến 2012, giáo dục đại học sẽ tốt lên".

Đó là toàn bộ nội dung mà P.Thủ tướng kiêm BT BGD Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp trả lời trước một loạt vấn đề các ĐBQH đưa ra, trong đó có những vấn đề cực kỳ bức xúc và gai góc. Thông thường PTT & BT nói rất dài, không biết lần này ông nói ngắn hay phóng viên đã cô đọng lại các ý quan trọng trong phần trả lời của ông? Nhưng dù lý do là gì thì có lẽ đây cũng là phần trả lời chất vấn mà tương quan giữa nội dung trả lời với nội dung các câu hỏi là ngắn nhất.

Cách đây 4 năm PTT kiêm BT hứa đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lươnglời hứa đó gieo hy vọng cho biết bao người nhưng dường như nó chưa được thực hiện. Hôm nay PTT kiêm BT hứa tiếp sẽ tập trung đổi mới mấy khâu liền và trong vòng 3 năm nữa giáo dục ĐH sẽ tốt lên. Băn khoăn không biết rồi sẽ ra sao.

Dưới đây là bài báo gốc lấy từ VietnamNet, đọc để thấy ngành giáo dục đang cần khắc phục những vấn đề gì.

Sunday, 6 June 2010

Đi qua hoa cúc

Sáng nay đi chợ, đang kéo ba-lô leo ngược lên dốc thì nhìn thấy những bông cúc trắng xinh tươi phía sườn con đường. Màu trắng trên nền lá và cỏ xanh + màu vàng của những bông bồ công anh phía dưới + màu vàng của nắng thật yên bình và tươi trẻ. Thế là nhảy qua rào chắn (có rào vì phía ngoài là sườn hơi dốc còn ngoài nữa là đường ô-tô ^^) ra chụp ảnh - thật sáng suốt & tiện lợi khi đi đâu cũng kè kè cái máy ảnh :)) Hí húi một lúc thì ra một số tấm, trong đó có 1 tấm như dưới đây, rất chi là sung sướng.

Friday, 4 June 2010

Mây đón gió, gió thổi mây bay

Mây đón gió, gió thổi mây bay
Con tàu lướt sóng, sóng xô con tàu quay
Con tàu về đâu, mây bay về đâu?

Tuesday, 1 June 2010

Quan trọng hay cấp thiết?

Các tranh luận trong kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc (ĐSCT) vẫn đang nóng bỏng. Nhận thấy nhiều trong số những người lên tiếng ủng hộ dự án bị nhầm lẫn giữa tính ưu việt của ĐSCT với tính cấp thiết & hợp lý của việc khởi động ngay và luôn.

Friday, 28 May 2010

Chia sẻ với thầy Đỗ Việt Khoa

Muốn chia sẻ với thầy Khoa của 4 năm vừa qua bằng 2 câu thơ viết từ một ngày nào đó:

Bước về đâu lầm lũi kẻ chiến binh
Không đồng đội, chẳng chỉ huy, chỉ kẻ thù đắc thắng...

Vay nợ ư? Lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả!

Sao người ta không phát biểu: "Đường sắt cao tốc ư? Lo gì, con cháu ta giỏi hơn sẽ tính" nhỉ?


Sunday, 23 May 2010

Lại ngụy biện 5 - Luận điệu cá trích

Bài viết này copy lại comment của tôi trên blog của nhà báo Trương Duy Nhất, bàn luận về dự án ĐSCT. Đọc trên đó (và nhiều nơi khác) mới thấy kỹ thuật ngụy biện bị sử dụng tràn lan như thế nào.

Thursday, 20 May 2010

Ngụy biện 5 - Luận điệu cá trích

Ngụy biện kiểu "luận điệu cá trích" thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Người tranh luận tỉnh táo sẽ nhận ra sự sai lạc chỉ với một chút chú ý.

Ngụy biện 6 - Luận điệu ngược ngạo

Luận điệu ngược ngạo: Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện.

Tuesday, 18 May 2010

Ngụy biện 21 - Đảo ngược điều kiện

Ngụy biện 21 thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra”. Hình thức này được Thứ trưởng biến tấu thành “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra nên nếu A không xảy ra thì B sẽ không xảy ra” với A là "QH phê duyệt dự án" hoặc "bố mẹ đồng ý cho cưới" và B là "sẽ bàn cụ thể về hiệu quả kinh tế" hoặc "bàn những việc cụ thể cho đám cưới".

Recommend người đọc bài này thêm bài viết rất hay của blogger NVP: Việt Nam có cần đưa người lên Mặt Trăng không?

Monday, 17 May 2010

Hoãn dự án lát đá xanh hồ Gươm đến sau Đại lễ

Người viết bài này thiên về giải pháp hoàn trả nền lát gạch, ngay và luôn (!), vì như bài báo cho thấy nền đá trơn đối với các cụ già và em nhỏ, lại còn hấp nhiệt rồi phả hơi nóng vào người đi bộ. Tuy nhiên, dù áp dụng giải pháp nào thì cũng cần phải xem xét tới các biện pháp xử lý cá nhân, tập thể đã quyết định cho tiến hành cái dự án ngược lòng dân và tốn kém tiền của nhà nước này. 

Sunday, 16 May 2010

Thói ngụy biện ở người Việt

Bài viết trên trang của GS Nguyễn Văn Tuấn. Kể ra các thủ thuật ngụy biện trong bài viết là các thủ thuật chung, trong số đó có một số thủ thuật thường xuyên được sử dụng trong tranh luận của người Việt Nam, do vậy tên bài viết nên lược bỏ đi cụm "người Việt". Tuy nhiên vì tôn trọng tác giả nên tôi giữ nguyên tiêu đề trên. Tôi nhấn mạnh bằng màu sắc các thủ thuật tương đối đặc trưng mà kinh nghiệm cá nhân tôi thấy người Việt hay sử dụng.

Saturday, 15 May 2010

Tại sao dùng máy Pentax?

Post trả lời môt bác trên vnphoto nhưng topic bên đó đi nhanh quá nên copy về đây + chỉnh sửa + bổ sung trả lời của các bác XELU & saohom để lưu lại và refer đến cho tiện khi cần thiết.

Bối cảnh là có 1 bác có một collection lens manual Pentax K, toàn lens xịn và được một số bạn bè khuyên nên mua adapter để dùng trên Canon hay Nikon nhưng bác ấy vẫn băn khoăn và nghĩ rằng có thể lens Pentax dùng trên Pentax sẽ hợp hơn. Và bác ấy đúng bởi một số lý do sau:

Friday, 14 May 2010

Hoa cúc xanh

Mỗi khi mất ngủ là hay nhớ tới hai câu thơ mà một người bạn đọc cho nghe trong một lần mất ngủ: "Hoa cúc xanh có hay là không có/Trong khu vườn tuổi nhỏ của anh xưa..." Thích sự êm đềm mà thơ Xuân Quỳnh mang lại.

Friday, 7 May 2010

Đố ngài Bộ trưởng nào dám từ chức đấy!

Thứ nhất, việc từ chức chỉ thực sự có giá trị khi chính bản thân Bộ trưởng chủ động nhận ra bằng ý thức trách nhiệm và danh dự bản thân trước những sai phạm trong lĩnh vực quản lý của mình. Thứ hai, người dân nên quen với việc một vị lãnh đạo nào đó từ chức do sai phạm trong phạm vi điều hành của họ vì đây là một hành vi hết sức bình thường.

Vài ấn tượng đầu tiên với Pentax

Ấn tượng đầu tiên lớn nhất là máy Pentax K10D, do có viewfinder rộng & sáng + tính năng tự động báo khi focus chính xác, là một body lý tưởng cho những người dùng ống kính manual. Sử dụng ống M42 trên K10D (với genuine Pentax M42-K adapter) dễ hơn nhiều so với dùng ống M42 trên Canon 350D (với M42-EOS AF confirm adapter + split focus screen).

Tuesday, 4 May 2010

Từ Trường Sa đến Hogwart

Tại sao không nêu rõ tên những kẻ tàn sát man rợ các liệt sỹ của ta, tại sao không nêu rõ tên hải quân trung quốc??? 

Wednesday, 28 April 2010

Biển Đông trong mối quan tâm của những người trẻ

Còn nhớ cách đây khoảng 1, 2 tháng, Thủ tướng hay lãnh đạo cấp rất cao nào đó có nói đại ý cần phải thông tin rộng rãi về vấn đề biển đảo đối với người dân. Hành động ngấm ngầm gỡ bài của Vietnamnet thật đáng xấu hổ và đã đi ngược tinh thần trên!

Monday, 26 April 2010

Tớ ghét tất cả những ai không thích Trung Quốc!

Mấy hôm trước xảy ra sự kiện BBC & Đỗ Ngọc Bích, thấy bà ta bị phê phán tơi bời vì các luận điểm phi khoa học, phi lịch sử, phi dân tộc của bà ấy, A lại nhớ tới B. Những luận điểm bênh Tàu và câu nói "ghét tất cả những ai không thích Trung Quốc!" của B mà đưa lên BBC thì B còn bị chửi quá bà Bích. Nhưng xét ra, có lẽ B cũng như bà Bích, chỉ vì quá thiếu hiểu biết về lịch sử và chính trị, hay nói phô thì là ngu dốt về chính trị, mà thôi, chứ chắc chẳng tới mức vong bản để gọi là xỉ nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, hay là người Tàu... như một số bà con kết tội.

Saturday, 24 April 2010

Một đêm mưa...

Một đêm nào đó cách đây 6 năm, chạy xe máy chầm chậm qua đoạn cổng bệnh viện E, trời mưa ảm đạm, gió cuốn âm u trên những ngọn cao cành thấp, quẹt những mảng ướt nhẹp và lạnh giá lên đầu những dáng người kiên trì còn cố trụ lại dưới gốc cây mong bán được thêm chút hàng nào hay chút đó. Thấy dáng 2 mẹ con một chị nhỏ thó đứng liêu xiêu với chiếc xe đạp và thúng hoa loa kèn dưới ánh đèn đường vàng vọt. Rẽ vào mua. Bó hoa rẻ bằng 1/3-1/2 bình thường. Chị bán hàng khuôn mặt gầy và khắc khổ, mặc chiếc áo mưa kiểu áo đi xe máy, cũ và nhàu, nước rỏ tí tách quanh vành chiếc nón cũ trên đầu, lúi húi soi ánh đèn đường lờ mờ để thanh toán tiền. Nhận bó hoa và nổ máy xe để đi tiếp. Em bé con chị chắc học chừng lớp 6, lớp 7, mặc chiếc áo đồng phục học sinh màu trắng đã chuyển màu cháo lòng, nhàu nhàu, đứng bên ngước lên khe khẽ hỏi mẹ: "Chỉ bán 10,000 đồng thôi hả mẹ?", giọng rất ngoan, người mẹ buông nhẹ "Ừ...". Tiếng "ừ" âm trầm chứa trong nó bao nỗi buồn lo của người nghèo vang mãi theo bánh xe trong cơn mưa, vọng theo thời gian...

Wednesday, 21 April 2010

Dầm cầu gãy, công nhân đền?!

Phen này mấy bạn công nhân thi công chắc chỉ còn nước tự đem bán mình vào chợ nô lệ ở đâu đó, hoặc tự xẻ thịt bản thân ra mà bán, nếu chưa đủ thì xẻ thêm thịt gia đình ra bán, còn chưa đủ nữa thì đành vào tù ngồi chứ cướp đâu ra tiền mà đền. Mà làm gì mấy ông Tổng giám đốc, giám đốc kia cũng thừa hiểu chuyện đó. Vậy tại sao họ lại "nhắm bắn" mấy cái anh kiết xác ấy nhỉ? 

£560 cho Pancolar 55mm f/1.4 - điên!

Để dễ so sánh hơn thì giá trung bình của 1 em Pancolar 50mm f/1.8 vào khoảng £70 - tức là để nhanh thêm chưa đầy nửa stop, người mua em 55mm f/1.4 phải bỏ ra số tiền gấp 8 lần! Điên mất rồi!


Tuesday, 20 April 2010

Discuss

Đã viết xong một bài discuss để discuss một cái mà người ta đang discuss, mất tgian trong khi lẽ ra đã có thể đi ngủ. Hư quá!

Friday, 16 April 2010

Hoa xuân

Ảnh đầu chụp với ống Pancolar 50mm f/1.8, ảnh sau với ống SMC Takumar 55mm f/1.8. Tại mùa xuân và hoa đẹp quá.


Hello spring

Từng ngón tay xòe đón xuân sang


Cherry blossom

Xuân tới trăm hoa cười (Mãn Giác thiền sư)

Cắt đất đai tổ quốc trả nợ: Cái họa khôn cùng

Bây giờ, chính quyền Hy Lạp cắt một số hòn đảo để trả nợ nước ngoài. Có thể sau đó, họ đã xóa được món nợ tiền, nợ vàng nước ngoài thì họ lại mang một món nợ khác. Món nợ này lớn hơn và đau đớn hơn bất kỳ món nợ nào khác. Đó là món nợ với tổ quốc và nhân dân họ. Chính vì thế mà cả những đứa trẻ như hai đứa trẻ Hy Lạp cũng phải đứng lên bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc chúng bằng cách của những đứa trẻ nhưng ý nghĩa của hành động ấy thật sâu sắc, thật lớn lao và thật xúc động.

Flat split system visualised

Just a short note to mark the time when finally I can visualise any flat split system with a planar split network. Hard work paid off. Still many things to do before the D-day. Come on guy!

Wednesday, 7 April 2010

Nụ hoa vàng cho em

Lang thang trên mạng tự nhiên bắt gặp "Nụ hoa vàng cho em" của Kim Tuấn - bài thơ đã được nhạc sỹ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc "Anh cho em mùa xuân". Câu thơ ngắn ngắn như nhịp bước, đọc mà thành hát, ngôn từ tươi trẻ và bình an, nhìn thấy chốn quê. Có nhiều bản "Anh cho em mùa xuân" nhưng thích nhất bản này.

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Nghe nhạc và đọc thơ.

Nụ hoa vàng cho em

Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây

Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá
Thơ còn thương cõi đời
Con chim mừng ríu rít
Vui khói chiều chơi vơi

Đất mẹ gầy cỏ lúa
Đồng ta xanh mấy mùa
Con trâu từ đồng cỏ
Giục mõ về rộn khua

Ngoài đê diều thẳng cánh
Trong xóm vang chuông chùa
Chiều in vào bóng núi
Câu hát hò vẳng đưa

Tóc mẹ gìa mây bạc
Trăng chờ trong liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
Cát trắng bờ quê xưa…

Anh cho em mùa xuân
Bàn tay thơm sữa ngọt
Giải đất liền chim hót
Người yêu nhau trọn đời
Mái nhà ai mới lớp
Trẻ đùa vui nơi nơi

Hết buồn mưa phố nhỏ
Hẹn cho nhau cuộc đời
Khi hoa vàng sắp nở
Trời sắp sang mùa xuân

Anh cho em tất cả
Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Nắng vàng trên ngọn cây…

===

Ở đây mùa xuân cũng đang sang rồi, hôm qua vừa phát hiện ra bao nhiêu hoa mận (?) nở bên bờ hồ, trắng và nhỏ và tươi. Mai kia phải vác máy ảnh theo thôi.

Tuesday, 30 March 2010

"Dân nó là gian" (?)

Sau hàng loạt cuộc điện thoại với ông Chủ tịch phường với những lý do như “bận họp”, “chiều nay tôi phải đi đám ma”… thì ngày 16/3/2010, PV VietNamNet đã được gặp ông Trần Trí Anh – Phó Chủ tịch UBND phường. Tuy nhiên, với những câu hỏi PV đưa ra thì ông Trí Anh xin có thời gian để chuẩn bị tài liệu. Cả tuần sau đó, với hàng chục cuộc điện thoại cho ông Trí Anh, chúng tôi nhận được lí do “ốm” rồi không liên lạc được tiếp.

Tuesday, 23 March 2010

Ngẫu nhiên?

Hỡi ôi, trên đời này có lẽ rất ít điều thực sự ngẫu nhiên, chỉ là người ta không/chưa nhìn thấy những logic phía sau của chúng mà thôi, hoặc thậm chí đã thấy toàn bộ/một phần nhưng, với sự tiếp tay của hy vọng, vẫn cố tự đánh lừa bản thân...

Có nên tin vào tính ngẫu nhiên của sự kiện này không???

Saturday, 20 March 2010

Hồi ký của nhà thơ Hữu Loan

Để tưởng niệm nhà thơ - một con người trung thực, nghĩa tình và dũng cảm - đến với thế giới của những người không bao giờ chết (18/3/2010).

Friday, 5 March 2010

Tuổi trẻ

Hôm qua International Party, tiết mục múa Trống Cơm được thực hiện thật tuyệt, hay hơn tất cả mọi lần tập trước đó cũng như hôm biểu diễn trong tiệc Tết, mọi thứ gần như hoàn hảo. Quả nhiên công lao tập luyện trong hơn 1 tháng trời, đặc biệt là tuần cuối cùng đã thực sự tạo nên sự khác biệt. Kể ra khi đội chưa ra biểu diễn cũng thấy hơi lo một chút vì nhỡ ai đó chưa quen với tâm lý sân khấu thì cũng có thể có khó khăn dưới ánh sáng đèn và sự theo dõi của mấy trăm người. Nhưng cuối cùng điều đó đã không xảy ra, thậm chí ánh đèn và tiếng nhạc + tiếng khán giả có vẻ như làm cả đội phấn chấn hơn. Sẽ là hơi tổng quát hóa quá nhưng có lẽ khi cần, lớp trẻ có thể làm được thật nhiều điều. Quả thực giới trẻ giỏi và có rất nhiều tiềm năng.



Mong rằng lớp trẻ sẽ nghĩ tới những điều khác nữa chứ không chỉ dừng lại ở những việc như vui chơi và làm giàu...

Thursday, 4 March 2010

Fund education, not war!

Không biết liệu việc biểu tình kia có kết quả đến đâu nhưng kể ra những SV có bức xúc đó được quyền nói to quan điểm của mình cho mọi người biết cũng là cái hay. Mà chắc chắn rằng trong số SV biểu tình này sẽ chẳng có ai vì thế mà bị chính quyền thành phố, nhà trường, khoa hay giáo viên trù úm, làm khó dễ gì.

Sunday, 28 February 2010

An action-packed day

Mình thích cách tiếp cận này: Ko phủ nhận nhưng đưa ra những kiến giải khác, và tất nhiên có evidence chứ ko có chuyện nhắm mắt nói lấy được. Khá thú vị là mặc dù phần lớn thính giả là Christian và mục đích buổi nói chuyện là để bênh vực Christianity nhưng vẫn có những câu hỏi khá thẳng thắn và hóc búa...

Friday, 26 February 2010

Học quên để nhớ

Học quên để nhớ cho nhiều
Học hờn giận để cưng chiều đấy thôi

Học lẻ loi để có đôi
Học ghen là để cho người thêm yêu

Em thì xa vắng bao nhiêu
Tôi đành học cách nói điều vu vơ

Học sắc sảo để dại khờ
Học già dặn để ngây thơ thuở nào

Tôi giờ còn lại chiêm bao
Cõi trần tục để thanh tao kiếp người

Mải mê học khóc cho cười
Quên hờ hững để cùng người đam mê…

Đặng Vương Hưng

Friday, 19 February 2010

Gỗ mục...

"...Thoạt đầu ai cũng tưởng chẳng làm sao. Cùng là đất nước, đi đâu mà chả thế? Từ Bắc vào Trung, đâu đâu lại không có những con mắt nhìn vào những con mắt mà như gói ghém cả một trời thương; từ Trung vào Nam, chỗ nào mà lại chẳng có những miệng cười, không nói ra lời mà hàm súc biết bao duyên thắm?

Vậy mà không; lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem: tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn, mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo..."
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

Hôm qua đi ngủ sớm quá, gần sáng tỉnh dậy và không ngủ lại được, nằm tự nhiên miên man nhớ đến đoạn tự ngôn trong "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng. Đã 5 năm xa Tổ quốc, chưa phải quá dài nhưng cũng không còn là ngắn. Dù chưa tới mức mất mát như mô tả trong đoạn tự ngôn trên nhưng đã hiểu hơn nỗi lòng tác giả. Thèm về Việt Nam, thèm gặp gia đình, họ hàng, thèm đi trên đê nghe gió lồng lộng, nhìn những trâu bò thảnh thơi gặm cỏ, thèm phóng tầm mắt trên những cánh đồng lúa xanh mướt trải xa như vô tận, thèm nhìn con sông Hồng mùa lũ nước cuồn cuộn đỏ đặc phù sa, thèm nhìn những xóm như ốc đảo bao bọc bởi rặng tre, chơi vơi giữa biển lúa,.. Thèm ngồi nghe mọi người ở quê kể chuyện cày bừa, cấy hái, thèm ngửi mùi rơm rạ thơm thơm mà hăng hăng vị bùn, thèm ôn lại những ngày vất vả đã qua - dù hiện tại còn chẳng ít khó khăn...

Ngày học lớp 9, lớp 10 gì đó có bài "Cuối xuân tức sự" của Nguyễn Trãi mà cô giáo phân tích ra là 2 câu đầu tả người, 2 câu sau tả cảnh, cũng hứng lên làm thơ, 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau tả người, chả kém gì Nguyễn Trãi :-))

Quê hương
Cánh đồng lúa chín trải xa xa
Dòng sông uốn khúc chảy hiền hòa
Trẻ em vui vẻ nô ngoài bãi
Nhìn cảnh quê hương ấm lòng ta

Ấy là thơ thế, chứ quê hương còn nghèo, người quê hương còn vất vả lắm...

Friday, 12 February 2010

UK and NZ - một ngày tháng 2

Ngày tháng 2 UK được đánh dấu bởi một đợt gió tuyết hoang tàn...


Ngày tháng 2 NZ ấm áp hơn...

Monday, 8 February 2010

The Lunar New Year - Spring Festival is coming. Please say its name correctly!

My dear friends,

What would you think if I innocently & enthusiastically acclaimed: "Wow, so you also celebrate the American Christmas! That's interesting!"

Of course you wouldn't find it very interesting that someone think your country celebrates an "American" Christmas!

For the first time you may find it a bit funny for my poor knowledge, thus you may explain briefly that there's no "American-", or "Italian-", or "whatever-" Christmas but Christmas only, as it is.

The second time you heard the sentence though, you'd be annoyed at the stupid person who seemed to come from nowhere on this Earth.

And from the third time, I guess you'd find yourself angry to keep explaining to all these no-brainers that Christmas is Christmas, it is to celebrate the birth of The King Jesus Christ, and it does not need whatever
country to act as the prefix.

Well I understand you, fully. As it is pretty the same feeling when I explain to you guys about our New Year's Day - Spring Festival.

In Vietnam, China, South Korea, North Korea, Mongolia, Taiwan (depending on whether you consider Taiwan independent or a part China, but please don't argue about that here) and the pre-1873 Japan, we all celebrate the New Year's Day based on the movement of the Moon. For the reason we call it Lunar New Year. More accurately, our Lunar calendar is also fine-turned by the movement of the Sun, but we all call it just Lunar calendar. The beginning of the Lunar calendar marks the arrival of Spring, thus you can call the event the Spring Festival as well.

Many of you call the event Chinese New Year, that's REALLY annoying! It may not originally came from our homelands the same way Christmas didn't originate in your countries.

We believe when you say that, you're simply ignorance. For the same reason you think that everyone with black hair, yellow skin, black eyes Chinese even though he/she may well come from Thailand, Malaysia, Vietnam, Korea, etc.

You can be even more confused because almost all Chinese people you know (quite many we guess) call the event Chinese New Year, too. It's simply because those people want to distinguish between their New Year and the Gregorian calendar New Year, and they, like you, do not know that the same event is celebrated in other countries. This happens to most of my Chinese friends.

A Korean friend told me that she was so troubled with the Western friends' confusion that she explained to them that in Korea, her people call it Korean New Year. "How patriotic but wrong" - I said.

Well, to this route there will be Vietnamese New Year, Mongolian New Year, etc, to be added to the collection of just one element. And that could lead to a pointless verbal war which would be bad as we are to the most important holiday of the year. It's time for celebration!!!

So please my dear friends, please show your respect to your Vietnamese, Chinese, Korean, Mongolian, Taiwanese friends by calling the event as it is. And it is Lunar New Year - Spring Festival.

I know that in some Arabic/Islamic countries, people also use a version of Lunar calendar but their calendar is purely based on the movement of the Moon, not adjusted by the movement of the Sun like ours. Luckily even though they do have the 1st day of the Lunar calendar of course, it's not important to them and they wouldn't argue to get the special name of Lunar New Year.

So please, please call it right, call it "Lunar New Year", or "Spring Festival".

Please spread these words to those you know, too.

Thank you.

Binh Nguyen
thienhadebetanhhung


http://ghicheptanman.blogspot.com/2010/02/lunar-new-year-spring-festival-is.html

Tuesday, 2 February 2010

Mùa lá rụng

Bài thơ này được nghe lần đầu ở nhà L., cùng với bài "Ngày xưa Hoàng thị".

Mùa lá rụng


Mùa thu ở Matxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ : "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng"

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
Mátxcơva, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ,

Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi
Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn
Ở đây tôi cần ai, khi xuôi ngược một mình,
Tôi có thể yêu ai, ai làm tôi vui sướng:
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất!
Anh từng ở nơi đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?.
Tôi chẳng hiểu vì sao, cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn...
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trên đời!
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi hãy biết kiên tâm. Mọi điều đều phải đợi...
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Cơn mưa rơi thầm thì lúc chia li
Mưa tối rầm, nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời lấp loá...
Anh hãy cố vui lên, con đường hai ngả,
Tìm hạnh phúc yên lành trong ấm áp cơn mưa!...

Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, không cần ai tiễn biệt.
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ, còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"

Olga Berggolts, 1938

Sunday, 31 January 2010

Thời gian - Thụy Thảo & Nguyễn Nhật Ánh

Thụy Thảo - Với thời gian

Mùa này có một chòm mây rất cũ
Chợt xanh trong đến ngơ ngẩn giữa trời
Chiều nay có một người rất cũ
Sao lạ lẫm quá, thời gian ơi...

Tất cả vẫn là những điều rất cũ
Mỗi mùa qua ta gặp giữa ngày thường
Lá cứ đổ và hoa cứ nở
Chẳng cần chờ phải nhớ hay thương...

Bức thư cũ ta viết rồi không gửi
Giờ như cho một ai đó khác rồi
Góc-để-quên bụi mờ trên ô cửa
Ranh giới ngày nào... chúng ta... tôi...

Tất cả vẫn là những điều rất cũ
Ta đã qua và gặp lại... bàng hoàng
Có những điều không chia làm hai nửa
Thời gian phủ mờ vẫn nặng mang...

Cây phượng cũ không còn nơi cũ
Quán ngày xưa của mùa vắng xa rồi
Có những điều ta tưởng rằng quen thuộc
Lại trở về trong dáng mới tinh khôi ...

Mùa nay có một chòm mây rất cũ
Chợt trong xanh đến ngơ ngẩn giữa trời
Có những người ta tưởng rằng rất cũ
Một ngày thành xa lạ... thời gian ơi..."


Nguyễn Nhật Ánh - Còn chút gì để nhớ

"...Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với nàng trước cửa . Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt nàng, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước nàng mười lăm năm về trước. Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với nàng thực sự đã chết từ lâu.

Khi đạp xe đi, bỗng dưng tôi bâng khuâng tự hỏi, rằng không biết trong vô vàn những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với nàng bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không?"