Tuesday 22 September 2009

Người sử dụng "Xa lộ" quan tâm tới điều gì?

Định đặt cái tiêu đề là "Người Việt Nam" hoặc "Giới trẻ Việt Nam" nhưng e rằng bị tổng quát hóa quá dễ bị chỉ trích nên mới đặt cái tiêu đề chính xác như trên. Xa lộ (http://xalo.vn/) là một website khá mới ở Việt Nam nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Theo Alexa (http://www.alexa.com/siteinfo/xalo.vn), chỉ xuất hiện từ nửa đầu năm 2008, qua một khoảng năm rưỡi, xalo đã trở thành trang web phổ biến thứ 25 tại Việt Nam và thứ 888 tại Hàn Quốc. Trong 3 tháng vừa qua, lượng truy cập xalo tăng tới 255%. Để dễ hình dung thì trang VietnamNet mà ngày nào người viết bài này cũng đọc chỉ xếp thứ 60 tại Việt Nam, 911 tại Hàn Quốc và (khá thú vị) 164 tại Lào mà thôi (http://www.alexa.com/siteinfo/vnn.vn). Trong thời gian mà xalo tăng 255% lượng truy cập thì VNN bị giảm 13%. Hơn nữa biểu đồ truy cập của xalo đang đi lên rất nhanh còn VNN giảm dần liên tục hơn 1 năm vừa rồi.

Viết dài dòng thế này để thấy tính phổ biến của xalo, cũng để thấy khi nói "người sử dụng xalo quan tâm ABC" và nói "người Việt Nam quan tâm ABC" thì mức độ sai số cũng không quá lớn. Và người sử dụng xalo quan tâm, tìm kiếm những gì, xin mời xem ảnh chụp màn hình lúc nửa đêm 22/9/2009 dưới đây.

Ảnh chụp màn hình trang xalo.vn đêm 22/9/2009.


Bạn nghĩ gì về thực tế này?

Thursday 3 September 2009

Bộ trưởng Nhân trả lời phỏng vấn - một góc nhìn nữa.

Ngày 31/8/2009, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân tham gia đối thoại trực tuyến trước thềm năm học mới. Buổi đối thoại thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận với khá nhiều câu hỏi, câu trả lời trả lời + bình luận sau phỏng vấn. Các nội dung này có thể xem trên VietnamNet.

Không theo dõi buổi đối thoại nhưng một cái poll trên VietnamNet khiến tôi lưu ý và nhận thấy một số điều thú vị. Các hình ảnh và số liệu dưới đây được chụp màn hình VietnamNet vào lúc 8h45' tối 3/9/2009.

Thứ nhất, về chất lượng trả lời trực tuyến:


Có tới trên 80% người bầu cho rằng câu trả lời chưa đi thẳng vào vấn đề, dưới 10% cho rằng nội dung trả lời là thẳng thắn và trên 10% cho rằng trả lời được. Về tổng thể mà nói thì chất lượng trả lời như thế là rất kém!

Về thời lượng đối thoại:


Vừa trên 50% ý kiến thấy 4 giờ đồng hồ là chấp nhận được nhưng cũng có tới trên 35% còn nhiều điều muốn được trao đổi nên cho rằng thời gian thế là quá ngắn, chỉ trên 10% cho là quá dài. Công bằng mà nói thì 4 giờ làm việc liên tục trong một buổi là đủ rồi vì mọi người còn phải nghỉ ngơi, ăn uống và làm các công việc khác. Tuy nhiên con số trên 35% còn muốn trao đổi nhiều nữa có thể coi như một chỉ dấu đáng mừng là người Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề giáo dục.

Bàn về tần suất tổ chức trả lời trực tuyến kiểu này:


Không có ý kiến nào chiếm quá bán nhưng đa số (45.59%) muốn tổ chức mỗi tháng một lần. Nhóm ý kiến này hỗ trợ nhận định nêu trên về mức độ quan tâm của người dân đối với giáo dục. Nhưng my ghosh (!!!), mỗi tháng đối thoại 1 lần thì lấy đâu thời gian cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trường BGD làm các việc khác nữa!! Để có một buổi thế này cũng mất ít nhất 1-2 tuần chuẩn bị thông tin, số liệu, dự trù câu hỏi và câu trả lời, lại còn phải sắp xếp cơ sở kỹ thuật, bố trí các cán bộ trợ giúp, vv và vv. Ngoài ra còn hội phụ huynh, ban giám hiệu các trường, các Vụ, khoa, phòng ban chuyên trách ở Bộ, các Sở, phòng, trung tâm giáo dục ở địa phương,... cũng nên được tiếp cận chứ. Cái gì cũng lôi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng vào làm sao được? Trong phần còn lại, xấp xỉ 35% mong muốn tổ chức trao đổi khi có sự kiện hay vấn đề mà công chúng quan tâm đột xuất xảy ra và gần 20% hy vọng mỗi năm được một lần đối thoại với người đứng đầu ngành giáo dục. Kể ra hai luồng ý kiến này đều có lý nhất định nhưng thiết nghĩ tầm của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng có lẽ cần phải làm việc ở mức vĩ mô như Quốc hội. Các dư luận, ý kiến xã hội thế này cũng hết sức quan trọng nhưng có lẽ phải biết cách tận dụng các cơ chế trong bộ máy nhà nước để đưa lên Lãnh đạo cấp cao thì hợp lý hơn. Cũng đáng lưu ý rằng việc người dân muốn trực tiếp đối thoại với lãnh đạo cấp cao như thế này có thể là một chỉ dấu cho thấy sự thiếu hiệu quả của các thiết chế cấp dưới dẫn tới thiếu lòng tin ở mức độ nào đó của nhân dân.

Về phương tiện đối thoại:


Tuyệt đại đa số người bỏ phiếu (82.38%) muốn rằng cuộc đối thoại được tổ chức cùng lúc trên nhiều phương tiện. Chưa tới 10% thấy Cổng thông tin Chính phủ (đơn vị tổ chức buổi đối thoại này) là đủ và hợp. Chỉ trên 5% tin rằng Báo Giáo dục Thời đại và các phương tiện truyền thông khác của ngành giáo dục là môi trường tốt cho đối thoại kiểu này và gần 3% muốn tổ chức trên các tờ báo khác. Mấy con số này cho thấy trước hết dường như Báo GD & TĐ và các phương tiện truyền thông của ngành giáo dục ít được công chúng rộng rãi biết tới. Số ít ỏi bầu cho "Các tờ báo khác" có lẽ giải thích được bằng cách nghĩ: Đã làm trên các tờ báo khác thì làm một lúc trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho xong. Luận điểm này giải thích sự chênh lệch quá cao giữa hai lựa chọn về nội dung không khác nhau nhiều đến thế.

Kết luận: Sự quan tâm đối với giáo dục có vẻ đã đến mức hết sức bức thiết thể hiện qua điểm mặc dù nhận thấy chất lượng trả lời rất thấp, người trả lời né tránh đi thẳng vào câu hỏi nhưng người dân vẫm mong muốn tiếp tục được đối thoại, đối thoại lâu hơn, với nhiều loại hình hơn nữa. Việc muốn đối thoại trực tiếp với Lãnh đạo cấp cao như thế một phần thể hiện sự thiếu hụt trong giao lưu giữa dân và các cấp Lãnh đạo thấp hơn - đây cũng là một điều đáng lưu ý để khắc phục.

Cuối cùng, thế mới thấy công khai, minh bạch được người dân như thế nào.

Wednesday 2 September 2009

Nhân quốc khánh điểm vài câu nói đáng nhớ...

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!"
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập)

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập)

“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa.”
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)

"Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."

Khái niệm tự do, dân chủ không thể ra đời dưới chế độ phong kiến, mà do phương Tây truyền sang, được Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh tiếp thu. Suốt cuộc đời mình, hai vị chưa bao giờ phân biệt tự do “kiểu phương Tây” với tự do “kiểu phương Đông”.

"Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!"
(Trần Bình Trọng)

Tuesday 1 September 2009

15 books

Here are the rules: Don't take too long to think about it. Fifteen books you've read that will always stick with you. First fifteen you can recall in no more than 15 minutes. Tag 15 ( or more) friends, including me because I'm interested in seeing what books my friends choose.

1. The three musketeers ("Ba người lính ngự lâm" in Vietnamese): "All for one, one for all!!"

2. The Hunchback of Notre Dame ("Nhà thờ Đức Bà ở Paris" in Vietnamese): What a touching ending and a beautiful name of Esmeralda.

3. One hundred years of solitude ("Trăm năm cô đơn" in Vietnamese): Borrowed from eT. The last book I read before coming to the UK. Usually read it with the hidden desk lamp so that my parents didn't know I stayed up too late.

4. Quo Vadis: "Quo Vadis, Domine?" The movie made by Poland is also very nice with the so..o..oo pretty actress, beautiful scenes and bloody Rome massacre.

5. Nỗi buồn chiến tranh (translated into English under the name "The sorrow of war"): How an individual's life is spoilt by the war. I hate war. I hate violence.

6. Đống rác cũ (could be translated as "The rubbish of the old regime"): I personally think the writing style is comparable to "Vanity Fair" by Thackeray even though the context are very different. "Vanity Fair" is also a good book for its non-boringly continuous humorous tone.

7. The bridges of Madison county ("Những cây cầu ở quận Madison" in Vietnamese): A true love! I think the last paragraphs are one of the most beautiful work ever written.

8. Animorphs (this is a set of around 50 small books actually): I thought about Harry Potter but ultimately chose this one due to its imaginability and creativity and somewhat less popularity.

9. In Desert and Wilderness ("Trên sa mạc và trong rừng thẳm" in Vietnamese): Kind of the classic for children.

10. Cuore (Italian, translated into Vietnamese under the name "Những tấm lòng cao cả" or "Tâm hồn cao thượng"): This will be one of the very first books for my kidsss :-)

11. Martin Eden: I once hoped that I wouldn't be trapped into the situation of Martin ^^

12. Divine Mistress ("Người tình tuyệt vời" in Vietnamese): A friend lent it to me when I was in the hospital. The name was a bit cheesy but the love story was notable.

13. The letter of an unknown woman ("Brief einer Unbekannten" in German, "Bức thư của người đàn bà không quen" in Vietnamese): An unimaginable love story. The greatest thing is that it could be real, everything could be real!! Other short stories by Stefan Zweig are nice as well.

15. 天龙八部 ("Thiên long bát bộ" in Vietnamese, can be tranlated as "The eight kungfu styles of the dragon"): A typical kungfu work by the famous kungfu writer Jin Jong (金庸).

15. The Third Chimpanzee: The Evolution and Future of the Human Animal. I'm reading this one, and after that the other two by Jared Diamond. Very interesting history from the view of a biologist.