Monday 7 December 2009

Dại khờ

Xuân Diệu


Người ta khổ vì thương không phải cách
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ

Đường êm quá ai đi mà nhớ ngõ
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương
Vì thả lỏng không kiềm chế dây cương
Người ta khổ vì lui không được nữa

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy
Muôn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào
Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao
Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.

Saturday 21 November 2009

Bà Ba Sương và Ông huỳnh ngọc sỹ/sĩ

Vậy là bà Ba Sương vẫn bị tòa phúc thẩm tuyên y án 8 năm tù. Có những người dân tham dự phiên tòa đã không cầm được nước mắt sau khi nghe quyết định của tòa.


Mô tả ảnh.

Trước đó có 110 nông dân thuộc Nông trường Sông Hậu đồng loạt ký vào một lá đơn chung xin ngồi tù thay cho bà Sương.

Điều gì khiến cho hàng trăm con người bình thường, gần như chắc chắn thuộc tầng lớp còn nghèo khó ấy sẵn sàng hy sinh cho một người phụ nữ đã già, đã nghỉ hưu, không giàu sang, không quyền lực, không quan hệ như bà Sương?

Điều gì khiến cho người phụ nữ trong ảnh không cầm được nước mắt khi nghe bản án mà chính nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình phải công khai nói là "quá bất công"?

Tôi chợt nhớ tới sự kiện trước khi xử án ông huỳnh ngọc sĩ/sỹ tội "sai sót trong việc cho thuê nhà công vụ", có rất nhiều cơ quan, đoàn thể nào đó gửi đơn thư tới yêu cầu nương nhẹ với ông sỹ/sĩ do những đóng góp của ông này. Hẳn họ đã và đang khoan khoái mỉm cười trước mức án 3 năm tù của ông sỹ/sĩ. Lòng tự hỏi, nếu ông sỹ/sĩ bị tuyên án nặng theo như dư luận đòi hỏi, có kẻ nào trong số các cơ quan, đoàn thể ấy rơi ra một giọt nước mắt cho ông hay không...?

Xét cho cùng, công lý tại bởi lòng người!!!

Tại sao người ta có thể "quên" một phần máu thịt của tổ quốc?

Hôm nay (21/11/2009) đọc được tin Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang gấp rút hoàn tất hồ sơ để có thể kiến nghị thanh tra xử phạt hành chính mức 10-20 triệu đồng với các đơn vị có clip quảng cáo đưa thông tin thiếu sót về chủ quyền của Việt Nam, tiêu biểu là các Công ty chicilon media (trung quốc) và Công ty bảo hiểm Dai-i-chi Life (Nhật Bản).

Trước đó, xung quanh vụ giải thưởng lập lờ của Công ty Sài Gòn AnPha , trong hồ sơ giải thưởng Rồng Vàng Việt Nam do Công ty Sài Gòn AnPha thiết kế và lưu hành , ngay cả bản đồ Việt Nam, đơn vị tổ chức cẩu thả đến mức không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông ngày càng nóng bỏng với sự gia tăng áp lực quân sự của trung quốc, những kẻ chó lợn mang mặt người đó đâm chìm tàu, bắt bớ, đánh đập, giam giữ, cướp bóc, đòi tiền chuộc, thậm chí bắn vào ngư dân Việt Nam trên đường tránh bthì việc ngay trên chính đất nước mình mà để xảy ra những sự việc trên thì không thể chấp nhận. 10-20 triệu ư, máu thịt của Tổ quốc mà bao thế hệ tiền nhân ghìn giữ để bây giờ con cháu rẻ rúng đến thế hay sao?

Nhớ lại hồi tháng 3 chuẩn bị các tiết mục của SV Việt Nam để tham gia International Party, nhờ một anh bạn lo phần phông nền. Anh vốn sống khá khép kín do có những khó khăn riêng nhưng đã tích cực tham gia. Nhìn anh lui cui vẽ bản đồ Việt Nam trên khuôn giấy A4 rồi hí húi đo đo vẽ vẽ để đặt chính xác nhất vị trí quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong lúc đang bận quýnh cả lên đôi khi thấy anh cẩn thận quá mức cần thiết, nhưng bình tâm nghĩ thì hiểu rằng trong đó gói ghém rất nhiều tình yêu và trách nhiệm với đất nước.

Những sự kiện "quên" bài báo trên nêu ra đều liên quan tới những cơ quan có trách nhiệm xét duyệt, làm sao người ta có thể để nó xảy ra???

Tuesday 17 November 2009

Nghệ thuật

Tại diễn đàn Quốc hội nước ta, phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước rất thú vị và có thể là bài học kinh nghiệm quý giá cho các nhà hoạt động chính trị tương lai.

Đại biểu Phạm Thị Loan đã gửi trước câu hỏi (về chính sách điều hành tỷ giá ngoại tê) bằng văn bản để Thống đốc có thời gian và nhân lực giúp chuẩn bị câu trả lời. Mặc dù vậy phần giải trình bằng văn bản vẫn chưa đủ sức thuyết phục.

Do vậy, bà Loan đã đứng lên tại hội trường để chất vấn với những câu hỏi rất trực diện và rõ ràng. Để đáp lại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không đi thẳng vào các câu hỏi của đại biểu, mà đưa ra những khó khăn trong công tác quản lý ngoại hối hiện nay... Sau đó ông trầm tư giãi bày điểm khó của ngành ngân hàng khi vừa phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, vừa phải lo ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề ổn định tỷ giá.

Thấy Thống đốc đi lòng vòng, đại biểu Phạm Thị Loan tiếp tục đăng ký chất vấn để một lần nữa yêu cầu Thống đốc giải thích tại sao có chuyện găm giữ ngoại tệ và Ngan hàng Nhà nước có giải pháp gì. Đại biểu kiên quyết thì Thống đốc cũng kiên quyết: Ông Giàu cho biết đang xin chủ trương của Chính phủ về nguồn ngoại tệ bổ sung nhưng vẫn bỏ ngỏ vế thứ nhất của câu hỏi.

Bà Loan tiếp tục hỏi về vấn đề ổn định tiền tệ. Vẫn giữ cách trả lời gián tiếp, Thống đốc Giàu lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng...

Bà Loan chắc bức xúc quá phải ra câu hỏi buộc Thống đốc phải trả lời dứt khoát nhằm làm sáng tỏ mối lo của doanh nghiệp. Đến tận lúc này Thống đốc mới mới tuyên bố: "Trong các tháng tới, chúng ta chưa thắt chặt mà nới lỏng chính sách tiền tệ một cách thận trọng". Nhưng ngay sau đó ông lại chuyển sang... phân trần!

Thống đốc Giàu thật là giỏi và có quyết tâm vững vàng về biện pháp trả lời Quốc hội: Nhất định tránh hết sức để không trả lời!!!

Thật tài!!

Tham khảo: VnExpress

PS: Nhân bài này mới biết nợ quốc gia chúng ta hiện rất lớn chứ không còn nhỏ như những năm trước. Vậy mà tới đây lại phải vay để xay dựng nhà máy điện hạt nhân với dự kiến hơn 10 tỷ đô-la thì nợ còn tăng nữa. Đà này con cháu tha hồ trả nợ. Đến thời điểm đó dĩ nhiên Thống đốc mới sẽ trả lời Quốc hội rằng nợ quốc gia là vấn đề khách quan, do lịch sử để lại!!!

Monday 16 November 2009

Cần luận thuyết thích hợp cho Việt Nam phát triển mạnh

Bước sang thế kỷ mới, thực tiễn đã vượt lên, chúng ta có trách nhiệm phải nhận thức lại, tìm hiểu nghiên cứu, rút ra những cái mới từ thực tiễn hiện đại; điều chỉnh bổ sung cho lý thuyết kinh điển phù hợp với hoàn cảnh đương đại.

LTS: Nhân dịp Ban Tuyên giáo Trung ương mở cuộc vận động tìm chủ thuyết phát triển cho đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh, CTV Trường Giang gửi bài viết hưởng ứng. Để tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông. Mời độc giả cùng thảo luận.

Đảng ta ngay trong những ngày đầu thành lập đã chọn một học thuyết làm ngọn cờ lý luận cho hoạt động cách mạng của mình: học thuyết Mác - Ăng ghen. Chúng ta đã thực hiện học thuyết Mác thành công trong những bước đi ban đầu theo tinh thần vận dụng sáng tạo của Lê nin. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của chúng ta đã tinh tường hiểu được tinh thần chống áp bức bóc lột, mang lại tự do cơm áo cho người lao động của Mác, đã nhanh chóng nắm bắt thấm nhuần cương lĩnh giải phóng dân tộc thuộc địa của Lê Nin, đã cùng Đảng dẫn dắt toàn dân đứng dậy, phá tan xiềng gông của thực dân Pháp, phát xít Nhật, bè lũ phong kiến phản động và chống lại thắng lợi cả bọn đế quốc Mỹ xâm lược sau này.

Công cuộc đấu tranh, giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam đã trở thành một tấm gương chói sáng, góp phần tích cực động viên các dân tộc thuộc địa ở các châu lục vùng lên tự giải phóng mình. Bản đồ thế giới đã được vẽ lại với nhiều thay đổi sáng sủa. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao rõ rệt.

Nhưng đáng tiếc, dường như chúng ta chưa hiểu thật đầy đủ ý tưởng của Mác, Ăng ghen - hai học giả vĩ đại của thế kỷ 19. Và đặc biệt khi bước sang những thập niên cuối thế kỷ 20, thực tiễn đã có nhiều biến đổi lớn, nhất là về kinh tế, khoa học - công nghệ, các mối quan hệ xã hội, bang giao quốc tế..., công việc nghiên cứu lý luận của ta vẫn chìm đắm trong chiều hướng triển khai, hiện thực hoá những chuẩn mực có sẵn trong học thuyết kinh điển của thế kỷ 19 mà chưa mạnh dạn nghiên cứu cái mới của của hiện tại để xây dựng những chuẩn mực mới, điều chỉnh, bổ sung, thậm chí xoá bỏ những chuẩn mực cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Thỉnh thoảng, một vài cán bộ quản lý vẫn còn lớn tiếng phê phán những nghiên cứu trái với chiều hướng suy nghĩ truyền thống hoặc phân tích khác với lý thuyết kinh điển.

"Cần luận thuyết thích hợp cho Việt Nam phát triển mạnh?"
Mác viết bộ Tư bản (le Capital) tập 1thời còn trẻ. Nội dung bộ sách này đến với ta sớm và được khai thác phát huy mạnh mẽ. Nhưng dù sao, bộ sách đó (Tư bản tập 1) cũng mới chỉ là những suy nghĩ bước đầu về chủ nghyĩa tư bản khi Mác - Ăng ghen chỉ mới biết đến 3 nước tư bản Đức, Pháp, Anh trong thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa Tư bản và cũng chỉ mới qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Đến sau này, khi nhiều tuổi, có một số điều kiện thuận lợi, Mác có đi rộng ra một số nơi (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ...), tiếp xúc mới một số tập đoàn tư bản, một số học giả lớn, đọc sách của Hê ghen, Saint Simon, Aritstote, Khổng Tư, Nho giáo, Phật giáo thấy rõ vai trò của khoa học công nghệ, Mác có thêm cơ sở thực tế và lý luận để tư duy sâu sắc và chính xác hơn về chân dung chủ nghĩa Tư bản và cuộc cách mạng vô sản. Mác đã tự phủ định một số ý kiến đã viết hoặc phát biểu trong thời trẻ của mình. Song thời kỳ này, Mác đã già yếu và cũng nghèo hơn, Ăng ghen cũng khong còn giúp được nhiều như trước vì bà vợ cũng kinh doanh thua lỗ. Do vậy, Mác, Ăng ghen không tự in ấn phát hành sách được như tập 1 bộ Tư bản; tập 2, 3 cũng chỉ còn ở dạng bản thảo chưa hoàn chỉnh, Mác chỉ tranh thủ viết báo, phát biểu tại một số diễn đàn, đặc biệt tranh luận ở câu lạc bộ Pruđông... Tất cả những tài liệu này nằm lang thang ở các nước châu Âu, chỉ đến Việt Nam bằng sự ghi chép vào sổ tay của một số người ham hiểu biết.

Về già, Mác và cả Ăng ghen đã đặt lại những vấn đề khá cơ bản như nhấn mạnh quyền tự do cá nhân (ngay trong tuyên ngôn đảng cộng sản, bản thảo thứ nhất, thứ hai, Mác đều ghi bằng chữ đậm: "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho phát triển tự do của cộng đồng", chứng tỏ Mác rất coi trọng tự do cá nhân. Ý này Mác đã phát biểu rất nhất quán tại câu lạc bộ Pruđông nhiều lần. Từ đó, ta có thể khẳng định Mác từ sau 1860, không hề có tư tưởng xây dựng một chế độ thủ tiêu hoàn toàn mọi quyền cá nhân. Phải chăng ở đây có sự hiểu lầm khi truyền bá lại hay dịch sai từ Community của Mác. Điều này dẫn chúng ta đến một số sai lầm thu hẹp quyền sở hữu cá nhân, quyền tự do cá nhân lúc này nơi này, lúc khác nơi khác.

Nói về chuyên chính vô sản, nói về phương thức đấu tranh, thời trẻ, Mác và Ăng ghen thường hay nói đến bạo lực, coi đó là phương thức duy nhất, là bà đỡ của lịch sử nhưng đến thời già, cả Mác và Ăng ghen đều suy nghĩ lại và khẳng định chủ yếu là bằng hoà bình, giai cấp công nhân mà đại diện là đảng cộng sản sẽ thắng do sự gương mẫu và tư tưởng tiên tiến của mình. Đây là một sự chuyển biến về tư tưởng cách mạng của 2 vị.

Về quyết định luận kinh tế mà thời trẻ, Mác và Ăng ghen hay nói, cho rằng kinh tế là quyết định tất cả, hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc, vật chất quyết định tinh thần.... thì khi về già, 2 ông đã tự phủ định. Ăng ghen nói : "xét đến cùng mới là kinh tế". Ý nói cứ giành chính quyền, xây dựng thượng tầng kiến trúc, xác định chính thể, rồi sẽ định hướng xây dựng kinh tế. Nếu xem kinh tế là nền móng thì phải biết cái toà lầu bên trên gồm có mấy tầng, cấu trúc như thế nào thì mới tính được kết cấu nền móng. Tinh thần, có khi tác động rất lớn đến vật chất. Mác đồng tình với Hê ghen luận điểm này. Đây cũng là một thay đổi lớn trong cách nhìn nhận sự vật về sự tương quan của chúng. Ý tưởng đó của 2 ông cũng chưa đến Việt Nam.

Đặc biệt, trong những tháng ngày cuối đời, khi thấy sức khoẻ của mình đã sút kém nhiều, Mác đã phát biểu nhắn nhe lại với những người trong phong trào cộng sản một cách thiết tha, rằng những điều ông dự đoán cho một xã hội sau chủ nghĩa tư bản là những điều có thể xảy ra chứ không phải là những điều tất yếu phải xảy ra. Và thật buồn, nếu có ai đó sau này cứ lắp lại y nguyên những điều trong sách hay tài liệu để lại của ông.

Chính chúng ta không thấm nhuần tinh thần này nên đã không coi trọng nghiên cứu cái mới trong thực tiễn hiện nay để xem xét lại những chuẩn mực trong các luận thuyết kinh điển. Rõ ràng thực tiễn mới đã vượt lên, không ít những vấn đề trong học thuyết Mác cần phải được điều chỉnh, bổ sung.

Mác khẳng định mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, thúc đẩy sự vận động của lịch sử. Mác phân tích giai cấp Tư bản (những ông chủ) bóc lột đến tận xương tuỷ giai cấp vô sản (những người làm thuê) nên bùng nổ thường xuyên cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Chính giai cấp vô sản là tác nhân lịch sử, là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa Tư bản. Mác phân tích Tư bản bóc lột công nhân, tích luỹ tư bản chủ yếu là thu lợi nhuận từ thặng dư giá trị tức là phần lao độngd ư thừa không được hưởng tiền công của người lao động. Tầng lớp chủ ngày càng giàu lên và người làm thuê ngày càng nghèo đói; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc; do đó cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, mạnh mẽ dẫn đến cuộc cách mạng vô sản.

Thực tế ngày nay, sự chênh lệch giàu nghèo giữa chủ và thợ vẫn còn nhưng mối quan hệ giữa chủ và thợ không căng thẳng như ngày xưa. Nhiều ông bà chủ cũng biết rút kinh nghiệm, điều chỉnh thái độ và chính sách quyền lợi đối với thợ thuyền. Ở một số nước, trong thợ thuyền, có một số người giàu lên, có xe hơi, có nhà tầng, có tiền mua cổ phiếu khá nhiều, trở thành cổ đôn lớn, tham gia và Hội động quản trị nhà máy hoặc công ty. Phần tích luỹ của chủ từ cái mà Mác gọi là thặng dư giá trị không đáng là bao so với phâầnlợi lộc từ sự cải tiến tổ chức sản xuất, cung cách quản lý, áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, sử dụng công nghệ tiên tiến.... Tính hợp tác thân thiện giữa chủ và thợ gnày càng tăng. Mâu thuẫn giữa chủ với thợ và cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn đó vẫn còn nhưng không thành một cuộc chiến diệt nhau, dẫn đến một cuộc cách mạng bằng bạo lực, chôn vùi chủ nghĩa tư bản. Chính khoa học, công nghệ đang phát triển gia tốc, ngày càng đóng vai trò động lực chủ yếu thúc đẩy mọi sự phát triển xã hội, thúc đẩy sự vận động của lịch sử. Cái mới này trong thực tiễn đang sáng rực lên như một viên ngọc thời đại. Không khái quát, đúc kết nó thành một quy luật mới, xoá bỏ nhận thức cũ đã lỗi thời là có tội với lịch sử.

Có một vấn đề mà Mác nhắc đến như một sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản và sẽ chấm dứt, bị chôn vùi cùng với chủ nghĩa Tư bản bằng cuộc cách mạng vô sản là kinh tế thị trường. Không, thực tiễn mới cho thẩy sức sống bền vững của nền kinh tế thị trường. Nó là sản phẩm của lịch sử đương đại, nó đang trở thành một dòng chảy mạnh tạo đà cho lịch sử phát triển, gia tốc, tạo môi trường cho hàng hoá, của cái vật chất ngày càng dồi dao, phong phú, đưa nhân loại đến một thế giới văn minh, phồn thịnh. Nó không thể bị chấm dứt. Chủ nghĩa tư bản cũng không phải đang giãy chết. Nó đang tự biến đổi mình, thích hợp dần với tính chất của thời đại. Tên của chính thể, tê của chủ nghĩa không còn là sự quan tâm nhiều của mọi người. Mục tiêu xã hội, nội dung cuộc sống (giàu mạnh, văn minh, độc lập, tự do, dân chủ) mới là sự lựa chọn thực sự của nhân loại tiến bộ, của lương tri con người. Đó là một nhận thức mới, một bài học thời đại. Thực tiễn mới không cho phép ta nuôi giữ những quan niệm cũ đã trở thành lạc hậu.

Mác đã từng tiên đoán, thế giới cuối cùng đều đi đến chủ nghĩa cộng sản. Mác tư duy theo 5 hình thái kinh tế xã hội, theo quy luật tất định. Nhưng thực tế ngày nay, với sự phát triển phi thường của khoa học kỹ thuật, với sự sáng tạo phi thường của con người, với sự biến đổi đa dạng, nhanh chóng, bất ngờ của thiên nhiên mà con người không thể kiểm soát hết được thì quy luật tát định không còn là nhận thức hiện đại. Hiện nay ta không có thể khẳng định được chủ nghĩa cuối cùng của loài người là chủ nghĩa gì. Trí óc của con người đang cố vươn tới làm chủ tương lại nhưng khẳng định là tương lai đã nằm trong tay ta là một sự ngộ nhân, là ảo tưởng.

Nói những điều trên đây là để tự kiểm điểm lại mình chứ không phải để phê phán Mác. Mác đã quá vĩ đại. Giữa giai đoạn lịch sử, con người còn mù mịt về nhận thức xã hội như thế mà Mác đã mổ xẻ phân tích chủ nghĩa tư bản được như thế là một thành tựu khai trí lớn lao đến nhường nào. Nhưng bây giờ ta nghiên cứu thực tiễn mới để kiến lập một luận thuyết mới thích hợp với thời đại, tạo điều kiện cho đất nước phát triển mạnh là trách nhiệm thiêng liên của con người có trách nhiệm với đời.

Cần xây dựng một luận thuyết hiện đại, thích hợp với Việt Nam phát triển. Đó là mệnh lệnh của thời đại. Một luận thuyết mang tính tổng hợp,kết tinh cao tri thức của nhânloại thế kỷ 21, đặc biệt là những ý tưởng triết học mới của những cái đầu tư duy thông minh, hiện đại mà hàm chứa đủ những tinh hoa còn thơm ngắt của kho tàng tư tưởng kinh điển trong quá khứ... sẽ là ngọn cờ, là kim chỉ nam hành động của toàn dân ta trên con đường đi tới tương lai. Luận thuyết đó phải bao gồm 6 nội dung lớn sau đây:

  1. Mục tiêu xã hội là xây dựng một cuộc sống giàu mạnh văn minh, dân chủ độc lập

Có người hỏi một xã hội thực hiện được những mục tiêu ấy gọi là xã hội gì, theo chủ nghĩa gì? Tôi không quan tâm đến việc đặt tên. Mác, Ăng ghen gọi chủ nghĩa cuối cùng của loài người là chủ nghĩa cộng sản. Tôi thấy mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản mà Mác, Ăng ghen nêu lên là quá đẹp đẽ nhưng cái tên cộng sản thì tôi không thấy thể hiện đúng cái nội dung cao đẹp ấy. Một xã hội đáp ứng được mọi mong muốn của con người không nhất thiết phải cộng tất cả tài sản con người lại. Cũng đã cớngười nghi ngờ khả năng dịch thuật của các học giả châu Á thời trước. Các từ Community, communist, communisme mà Mác dùng không phải để diễn đạt ý tưởng đó. Ý cộng sản, cộng thê là ý của Ô Oen, Phua riê gán cho lý thuyết Mác để phê phán Mác.

Tôi thiết nghĩa, chúng ta chỉ cần xác định đúng mục tiêu và quyết tâm thực hiện cho kỳ được mục tiêu đó là đặt lắm, để quá nhiều thì giờ tranh cãi về cái tên thì chẳng ích gì.

  1. Tổ chức một bộ máy nhà nước pháp quyền nhân dân, một hệ thống tổ chức chính trị chặt chẽ, có năng lực hoạt động, tập hợp được rộng rãi các tầng lớp xã hội, phát huy đặc biệt giới trí thức và doanh nghiệp, coi đây là 2 lực lượng nòng cốt của xã hội hiện đại.
  2. Tập trung đẩy mạnh sản xuất bằng công nghệ cao, tăng nhanh số hàng hoá chất lượng, thực hiện kế hoạch thương mại đa phương, hoà nhập vào cuộc giao lưu quốc tế tích cực.
  3. Thiết lập một cơ chế xã hội khoa học, hợp lý, thông thoáng, phát huy được mọi tài năng, bảo đảm được sự bình đẳng, tự do chân chính của mọi công dân, bảo đảm cho hoạt động của nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, cho các tổ chức chính trị xã hội được hoạt động một cách chủ động độc lập theo ý nguyện của lòng dân để tạo nê sự đồng thuận xã hội cao, một quyết tâm mạnh mẽ của toàn xã hội, xoá bỏ tiêu cực, bảo vệ và xây dựng đất nước.
  4. Hết sức coi trọng xây dựng nền khoa học công nghệ hiện đại và phát triển với quy mô lớn nền giáo dục năng động, đào tạo ngày càng có hiệu quả các nguồn lực giầu sức sáng tạo, xoá bỏ nhanh chóng thực trạng tiến dích dắc của ngành khoa học công nghệ ta và thảm trạng trì trệ bảo thủ của ngành giáo dục hiện nay. Trên thực tế, không có một sự phát triển nào mà không sử dụng kết quả của giáo dục, không áp dụng khoa học, công nghệ mới. Do đó, khoa học, công nghệ và giáo dục phải luôn luôn được coi là ưu tiên hàng đầu, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự vận động lịch sử nhanh chóng đi tới tương lai.
  5. Xây dựng một nền kinh tế thị trường phồn thịnh, lành mạnh. Nền kinh tế thị trường là sản phẩm của lịch sử hiện đại - nó có sức sống mạnh mẽ, có giá trị trường tồn và luôn luôn biến đổi theo xu hướng thời đại và chính sách của mỗi nhà nước. Không nên quan niệm nó chỉ là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản và càng không nên coi số phận của nó chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Sức sống của nó, vú nuôi của nó là hệ thống sản xuất hàng hoá.

Nền kinh tế thị trường của chúng ta chấp nhận có cạnh tranh, thậm chí có lúc, có nơi cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ nhưng tuyệt đối không tiêu diệt nhau, không có hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, không có chuyện đấu tranh một mất một còn. Cạnh tranh ở một nền kinh tế thị trưòng lành mạnh là yếu tố kích thích phát triển, có kết hợp với hợp tác nên kết quả cuối cùng thường là dắt nhau cùng tiến, cùng lên tầng cao.

***

Tóm lại Mác, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh đã mở ra con đường cách mạng đúng đắn. Chúng ta đã học tập và làm theo một cách tích cực, nghiêm túc. Bước sang thế kỷ mới, thực tiễn đã vượt lên, chúng ta có trách nhiệm phải nhận thức lại, tìm hiểu nghiên cứu, rút ra những cái mới từ thực tiễn hiện đại; điều chỉnh bổ sung cho lý thuyết kinh điển phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đương thời. Đây cũng là điều mong muốn của các bậc tiền bối.

Gần đây, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng có mở cuộc vận động tìm chủ thuyết phát triển cho đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh. Hy vọng bài viết này được coi là sự hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Đảng ta.


Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/tuanvietnam.net/Can-luan-thuyet-thich-hop-cho-Viet-Nam-phat-trien-manh/3503597.epi

Sunday 8 November 2009

Hoàng Tụy và Trịnh Công Sơn

Gần đây giáo sư Hoàng Tụy có môt bức thư ngỏ trong đó nói rằng từ nay ông sẽ im lặng trước các vấn đề xã hội. Giáo sư viết:


Thưa các bạn, tôi quá mệt mỏi rồi, tuổi đã vượt xa cái hạn "xưa nay hiếm", hơn nữa từ hơn năm nay sức khỏe suy sụp. Ngoài việc chuyên môn vốn đã bận tôi phải dành khá lớn thời gian và tâm trí lo nghĩ về giáo dục nước nhà mà xem ra chỉ làm cho nhiều người tốt bị liên luỵ. Vậy xin các bạn thông cảm và lượng thứ nếu thấy tôi “im lặng đáng sợ" trong thời gian tới. Xin nhường lại công việc cho các bạn tâm huyết với nước nhà và chia sẻ với tôi niềm tin: Trong nhiều vấn đề nội bộ hệ trọng của đất nước, trước mắt không có vấn đề nào hệ trọng hơn giáo dục.

Có lẽ cũng không cần nhắc lại nhiều rằng giáo sư Hoàng Tụy hết sức tâm huyết với nền giáo dục quốc gia nói riêng, và với sự phát triển của xã hội Việt Nam nói chung qua nhiều bài viết liên tục trong nhiều năm. Đã 83 tuổi, hẳn sự mệt mỏi đã đến từ lâu nhưng có lẽ QĐ 97 & sự giải thể IDS cùng với việc bài viết của giáo sư trên báo Tia Sáng làm trang web bị thu hồi tên miền là những giọt nước làm tràn ly. Lưu ý rằng mặc dù cương quyết thực thi QĐ 97, trong bức thư phản hồi IDS, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn tới cá nhân giáo sư.

Xung quanh quyết định sẽ im lặng của giáo sư Hoàng Tụy có rất nhiều ý kiến mà nhìn chung có thể chia làm 2 luồng chính: Những người ủng hộ cho rằng do tuổi tác, cụ xứng đáng được nghỉ ngơi sau mấy chục năm trời đóng góp cho nước nhà, rằng cụ cũng như con tằm đã nhả hết tơ cho đời. Những người không ủng hộ cho rằng việc cụ im lặng sẽ không biện minh được cho lời kêu gọi sự lên tiếng của lớp trẻ. Có người dẫn ra ví dụ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người còn già hơn giáo sư Hoàng Tụy, và chỉ ra việc Đại tướng vẫn tâm huyết góp ý về các sự kiện quan trọng của đất nước. Cả những người ủng hộ lẫn không ủng hộ đều có những lập luận, trích dẫn, minh chứng nhằm thuyết phục người đọc và có lẽ giữa hai luồng ý kiến, người ta khó mà đi tới điểm chung. Nhưng không sao, vì quan trọng hơn là sau các bàn luận ấy, có thể thấy còn rất nhiều người quan tâm, lo lắng tới sự phát triển của giáo dục, của Tổ quốc Việt Nam.

Cá nhân mình, tôi nghĩ khác cả hai luồng ý kiến. Tôi nghĩ tới Trịnh Công Sơn với ca khúc "Một cõi đi về" và tin rằng, mặc dù lùi về để thúc đẩy (và giành chỗ cho) lớp trẻ tiến lên, giáo sư Hoàng Tuy sẽ lên tiếng trở lại ở một thời điểm phù hợp, hoặc khi diễn ra một sự kiện nào đó.



Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

Đó là tâm hồn, là trái tim của những con người như Hoàng Tụy, như Trịnh Công Sơn.

Sẽ không bao giờ ngừng đập trong trái tim Việt Nam...

Sunday 11 October 2009

Xung quanh "Những dự án 'đứt gánh giữa đường' cho Hà Nội 1.000 năm"


Đọc bài “Những dự án 'đứt gánh giữa đường' cho Hà Nội 1.000 năm” cảm nhận được phần nào sự phấn khởi của người viết trước những quyết định khó khăn của Lãnh đạo thành phố khi hủy bỏ một số công trình/dự án trên địa bàn Thủ đô. Tác giả bài báo hẳn rất tự hào khi đặt bút viết những câu: “Địa linh vẹn nguyên. Người dân cảm kích, tự hào”, “Thành phố đã quyết định đúng”, hay “Hà Nội đã thực sự "lớn" - không chỉ về diện tích mà cả tầm nhìn, nhận thức”…, để đi tới kết luận “Hà Nội nghìn năm khác Hà Nội hôm qua. Bởi phát triển bền vững mới là con đường Thành phố đã chọn để bước tới”. Một loạt các mỹ từ mà ai ai cũng mong muốn. Nhưng…

Nhưng…

Có một điều rất quan trọng mà người viết không (vô tình hay cố ý?) nhận ra, vô hình chung khiến người đọc có thể bỏ quên: Ấy là “trách nhiệm”. Là nhà báo, người viết hẳn biết rằng mỗi dự án “đứt gánh giữa đường” ấy là tiền, rất nhiều tiền, với đơn vị tính bằng trăm triệu, thậm chỉ hàng tỷ! Tiền đó không từ trên trời rơi xuống, không từ túi người phê duyệt dự án móc ra, mà quay đi quay lại vẫn đánh vào cái hầu bao vốn không dư dật lắm của đa số người dân. Có những dự án còn mang trong nó không khí trong lành, không gian sinh hoạt bình thường của hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người trong bao nhiêu năm trời nữa. Niềm vui vì công trình/dự án “được” “đứt gánh an toàn” có bù lại được những thiệt hại hữu hình và vô hình kia hay không? Phải có ai đó chịu trách nhiệm chứ!!! Nhà báo không nên viết theo kiểu khiến người đọc quên đi điều đó.

Hà Nội “dỡ hàng loạt công trình "trấn" mặt tiền Vườn thú” ư? Vậy không phải chính Hà Nội buông lỏng quản lý để hàng loạt công trình đó được xây nên sao? Hà Nội “đồng loạt "chặt ngọn" nhà xây sai phép” ư, vậy do đâu mà các nhà xây sai phép đó mọc lên, và mọc lên vô hình chỉ trong một đêm ư? Hà Nội có “thành tích" giữ vẹn nguyên công viên lịch sử" ư? Nhưng một lãnh đạo cao cấp hàng đầu của chính Hà Nội tuyên bố dự án khách sạn Novotel thực hiện hoàn toàn đúng quy hoạch, và trắng trợn dối trá rằng đó là công trình đó có nhà thầu Thụy Điển, do đó mang mục đích cám ơn đất nước Thụy Điển vì những ủng hộ quý báu trong thời gian chiến tranh, đến nỗi ĐSQ Thụy Điển phải lên tiếng bác bỏ. Mừng “mảnh đất vàng số 2 Hai Bà Trưng giữa năm 2008 chợt "lột xác" thành khu vườn trăm hoa đua nở” nhưng có ai hỏi vì đâu mà mảnh đất đó bị quây kín ngót chục năm cho một dự án cao ốc 9 tầng cực kỳ phi thẩm mỹ? Rồi thì vườn hoa Con Voi, rồi chợ Âm Phủ và đường 19/12, vân vân và vân vân. Người dân cần và nên biết rằng tất cả những việc sai trái mà suýt được thực hiện để mình phải gánh hậu quả đó đều, và chỉ xảy ra, do lỗi trực tiếp, rất lớn của chính quyền Hà Nội. Các lỗi ấy cần phải được xử lý!!!

Tác giả bài viết có gài một câu khá mềm mại “Tiếc là, phần lớn những "kỳ tích" này được phát hiện bởi quần chúng, nhân dân hay chuyên gia tâm huyết với Thủ đô, chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra hay chính quyền” nhưng nói thẳng ra thì phải là “Tất cả các kỳ tích này đều được phát hiện, đấu tranh bởi quần chúng…”. Còn phía chính quyền hầu như luôn ở phía đối lập, tìm cách biện bạch, đối phó, cho tới khi họ không thể bao che nữa! Ngoài việc vị lãnh đạo dối trá về yếu tố Thụy Điển nêu trên, có thể kể ra việc ông Chủ tịch quận Đống Đa dối trá về “nhu cầu bức thiết của nhân dân về chợ Con Voi”. Tất cả những vị này đều an nhiên tại vị, và cho dù “thắng kiện”, người dân Hà Nội đã tổn phí biết bao nhiêu thời gian và tiền của. Dự án khách sạn trong công viên di dời đi, Hà Nội phải “đền” cho nhà đầu tư “không phải Thụy Điển” vị trí đất nào, trị giá ra sao, phải trả lại bao nhiêu tiền cho cái móng khách sạn mà họ đã làm xong? Trung tâm thương mại tại chợ Âm Phủ mà chủ đầu tư từng đòi trừng phạt dư luận và báo chí – hợp đồng ký rồi, giờ Hà Nội hủy, tiền ở đâu để trả lại và trả cho việc phá hợp đồng đây? Do ai mà mãi sau gần mười năm, mảnh đất quý báu số 2 Hai Bà Trưng mới được thoát cảnh quây tù để biến thành vườn hoa, qua đó “giá trị công trình kiến trúc Nhà hát Lớn nhờ thế tăng lên nhiều, không gian cảnh quan quảng trường Cách mạng tháng Tám cũng nhờ thế mà hoàn thiện hơn”?

Tác giả bài báo viết “Hà Nội đã thực sự "lớn" - không chỉ về diện tích mà cả tầm nhìn, nhận thức” – nhưng đó là tầm nhận thức nào? Người lãnh đạo làm đúng thì được ca ngợi, làm sai thì chống chế, cho tới lúc không thể bao biện nổi thì ừ, sửa sai – dùng tiền của dân, và sửa sai rồi để được tiếp tục ca ngợi và an nhiên tại vị. Cách nghĩ và hành xử như vậy sẽ khiến Hà Nội không bao giờ lớn lên được về tầm nhìn, cho dù có lớn đến mấy về diện tích hay dân số đi nữa! Làm lãnh đạo mà dễ như thế thì cái khổ sẽ đẩy sang cho dân nghèo. Sai thì sửa là đúng rồi, nhưng chưa đủ mà còn cần "sai thì xử" nữa. Người làm sai cần phải bị xử lý, và làm sai tới mức độ như các sự kiện nêu ra trong bài viết thì phải xử lý thật nặng – ít nhất là cách chức!

Nhớ lại lời bình của Tào Tháo khi nói về Lưu Biều – một sứ quân lớn thuộc dòng dõi hoàng tộc, đứng đầu Bát tuấn, ngồi trấn chín châu: “Biểu chỉ có hư danh chứ không có thực tài… Biểu yêu người hiền mà không biết dùng, ghét kẻ ác mà không dám bỏ…”. Chừng nào những người đứng sau các công trình/dự án ngang trái kia còn chưa bị vạch ra và xử lý, chừng đó Hà Nội vẫn chỉ là anh chàng Lưu Biểu hư danh.

Wednesday 7 October 2009

Thử tính năng trưng cầu.

Provided by http://www.learnmyself.com

Where are you from?
Africa
America
Asia
Australia
Europe
Other
Please Specify:
sheepskin boots

Tuesday 22 September 2009

Người sử dụng "Xa lộ" quan tâm tới điều gì?

Định đặt cái tiêu đề là "Người Việt Nam" hoặc "Giới trẻ Việt Nam" nhưng e rằng bị tổng quát hóa quá dễ bị chỉ trích nên mới đặt cái tiêu đề chính xác như trên. Xa lộ (http://xalo.vn/) là một website khá mới ở Việt Nam nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Theo Alexa (http://www.alexa.com/siteinfo/xalo.vn), chỉ xuất hiện từ nửa đầu năm 2008, qua một khoảng năm rưỡi, xalo đã trở thành trang web phổ biến thứ 25 tại Việt Nam và thứ 888 tại Hàn Quốc. Trong 3 tháng vừa qua, lượng truy cập xalo tăng tới 255%. Để dễ hình dung thì trang VietnamNet mà ngày nào người viết bài này cũng đọc chỉ xếp thứ 60 tại Việt Nam, 911 tại Hàn Quốc và (khá thú vị) 164 tại Lào mà thôi (http://www.alexa.com/siteinfo/vnn.vn). Trong thời gian mà xalo tăng 255% lượng truy cập thì VNN bị giảm 13%. Hơn nữa biểu đồ truy cập của xalo đang đi lên rất nhanh còn VNN giảm dần liên tục hơn 1 năm vừa rồi.

Viết dài dòng thế này để thấy tính phổ biến của xalo, cũng để thấy khi nói "người sử dụng xalo quan tâm ABC" và nói "người Việt Nam quan tâm ABC" thì mức độ sai số cũng không quá lớn. Và người sử dụng xalo quan tâm, tìm kiếm những gì, xin mời xem ảnh chụp màn hình lúc nửa đêm 22/9/2009 dưới đây.

Ảnh chụp màn hình trang xalo.vn đêm 22/9/2009.


Bạn nghĩ gì về thực tế này?

Thursday 3 September 2009

Bộ trưởng Nhân trả lời phỏng vấn - một góc nhìn nữa.

Ngày 31/8/2009, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân tham gia đối thoại trực tuyến trước thềm năm học mới. Buổi đối thoại thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận với khá nhiều câu hỏi, câu trả lời trả lời + bình luận sau phỏng vấn. Các nội dung này có thể xem trên VietnamNet.

Không theo dõi buổi đối thoại nhưng một cái poll trên VietnamNet khiến tôi lưu ý và nhận thấy một số điều thú vị. Các hình ảnh và số liệu dưới đây được chụp màn hình VietnamNet vào lúc 8h45' tối 3/9/2009.

Thứ nhất, về chất lượng trả lời trực tuyến:


Có tới trên 80% người bầu cho rằng câu trả lời chưa đi thẳng vào vấn đề, dưới 10% cho rằng nội dung trả lời là thẳng thắn và trên 10% cho rằng trả lời được. Về tổng thể mà nói thì chất lượng trả lời như thế là rất kém!

Về thời lượng đối thoại:


Vừa trên 50% ý kiến thấy 4 giờ đồng hồ là chấp nhận được nhưng cũng có tới trên 35% còn nhiều điều muốn được trao đổi nên cho rằng thời gian thế là quá ngắn, chỉ trên 10% cho là quá dài. Công bằng mà nói thì 4 giờ làm việc liên tục trong một buổi là đủ rồi vì mọi người còn phải nghỉ ngơi, ăn uống và làm các công việc khác. Tuy nhiên con số trên 35% còn muốn trao đổi nhiều nữa có thể coi như một chỉ dấu đáng mừng là người Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề giáo dục.

Bàn về tần suất tổ chức trả lời trực tuyến kiểu này:


Không có ý kiến nào chiếm quá bán nhưng đa số (45.59%) muốn tổ chức mỗi tháng một lần. Nhóm ý kiến này hỗ trợ nhận định nêu trên về mức độ quan tâm của người dân đối với giáo dục. Nhưng my ghosh (!!!), mỗi tháng đối thoại 1 lần thì lấy đâu thời gian cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trường BGD làm các việc khác nữa!! Để có một buổi thế này cũng mất ít nhất 1-2 tuần chuẩn bị thông tin, số liệu, dự trù câu hỏi và câu trả lời, lại còn phải sắp xếp cơ sở kỹ thuật, bố trí các cán bộ trợ giúp, vv và vv. Ngoài ra còn hội phụ huynh, ban giám hiệu các trường, các Vụ, khoa, phòng ban chuyên trách ở Bộ, các Sở, phòng, trung tâm giáo dục ở địa phương,... cũng nên được tiếp cận chứ. Cái gì cũng lôi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng vào làm sao được? Trong phần còn lại, xấp xỉ 35% mong muốn tổ chức trao đổi khi có sự kiện hay vấn đề mà công chúng quan tâm đột xuất xảy ra và gần 20% hy vọng mỗi năm được một lần đối thoại với người đứng đầu ngành giáo dục. Kể ra hai luồng ý kiến này đều có lý nhất định nhưng thiết nghĩ tầm của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng có lẽ cần phải làm việc ở mức vĩ mô như Quốc hội. Các dư luận, ý kiến xã hội thế này cũng hết sức quan trọng nhưng có lẽ phải biết cách tận dụng các cơ chế trong bộ máy nhà nước để đưa lên Lãnh đạo cấp cao thì hợp lý hơn. Cũng đáng lưu ý rằng việc người dân muốn trực tiếp đối thoại với lãnh đạo cấp cao như thế này có thể là một chỉ dấu cho thấy sự thiếu hiệu quả của các thiết chế cấp dưới dẫn tới thiếu lòng tin ở mức độ nào đó của nhân dân.

Về phương tiện đối thoại:


Tuyệt đại đa số người bỏ phiếu (82.38%) muốn rằng cuộc đối thoại được tổ chức cùng lúc trên nhiều phương tiện. Chưa tới 10% thấy Cổng thông tin Chính phủ (đơn vị tổ chức buổi đối thoại này) là đủ và hợp. Chỉ trên 5% tin rằng Báo Giáo dục Thời đại và các phương tiện truyền thông khác của ngành giáo dục là môi trường tốt cho đối thoại kiểu này và gần 3% muốn tổ chức trên các tờ báo khác. Mấy con số này cho thấy trước hết dường như Báo GD & TĐ và các phương tiện truyền thông của ngành giáo dục ít được công chúng rộng rãi biết tới. Số ít ỏi bầu cho "Các tờ báo khác" có lẽ giải thích được bằng cách nghĩ: Đã làm trên các tờ báo khác thì làm một lúc trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho xong. Luận điểm này giải thích sự chênh lệch quá cao giữa hai lựa chọn về nội dung không khác nhau nhiều đến thế.

Kết luận: Sự quan tâm đối với giáo dục có vẻ đã đến mức hết sức bức thiết thể hiện qua điểm mặc dù nhận thấy chất lượng trả lời rất thấp, người trả lời né tránh đi thẳng vào câu hỏi nhưng người dân vẫm mong muốn tiếp tục được đối thoại, đối thoại lâu hơn, với nhiều loại hình hơn nữa. Việc muốn đối thoại trực tiếp với Lãnh đạo cấp cao như thế một phần thể hiện sự thiếu hụt trong giao lưu giữa dân và các cấp Lãnh đạo thấp hơn - đây cũng là một điều đáng lưu ý để khắc phục.

Cuối cùng, thế mới thấy công khai, minh bạch được người dân như thế nào.

Wednesday 2 September 2009

Nhân quốc khánh điểm vài câu nói đáng nhớ...

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!"
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập)

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập)

“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa.”
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)

"Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."

Khái niệm tự do, dân chủ không thể ra đời dưới chế độ phong kiến, mà do phương Tây truyền sang, được Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh tiếp thu. Suốt cuộc đời mình, hai vị chưa bao giờ phân biệt tự do “kiểu phương Tây” với tự do “kiểu phương Đông”.

"Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!"
(Trần Bình Trọng)

Tuesday 1 September 2009

15 books

Here are the rules: Don't take too long to think about it. Fifteen books you've read that will always stick with you. First fifteen you can recall in no more than 15 minutes. Tag 15 ( or more) friends, including me because I'm interested in seeing what books my friends choose.

1. The three musketeers ("Ba người lính ngự lâm" in Vietnamese): "All for one, one for all!!"

2. The Hunchback of Notre Dame ("Nhà thờ Đức Bà ở Paris" in Vietnamese): What a touching ending and a beautiful name of Esmeralda.

3. One hundred years of solitude ("Trăm năm cô đơn" in Vietnamese): Borrowed from eT. The last book I read before coming to the UK. Usually read it with the hidden desk lamp so that my parents didn't know I stayed up too late.

4. Quo Vadis: "Quo Vadis, Domine?" The movie made by Poland is also very nice with the so..o..oo pretty actress, beautiful scenes and bloody Rome massacre.

5. Nỗi buồn chiến tranh (translated into English under the name "The sorrow of war"): How an individual's life is spoilt by the war. I hate war. I hate violence.

6. Đống rác cũ (could be translated as "The rubbish of the old regime"): I personally think the writing style is comparable to "Vanity Fair" by Thackeray even though the context are very different. "Vanity Fair" is also a good book for its non-boringly continuous humorous tone.

7. The bridges of Madison county ("Những cây cầu ở quận Madison" in Vietnamese): A true love! I think the last paragraphs are one of the most beautiful work ever written.

8. Animorphs (this is a set of around 50 small books actually): I thought about Harry Potter but ultimately chose this one due to its imaginability and creativity and somewhat less popularity.

9. In Desert and Wilderness ("Trên sa mạc và trong rừng thẳm" in Vietnamese): Kind of the classic for children.

10. Cuore (Italian, translated into Vietnamese under the name "Những tấm lòng cao cả" or "Tâm hồn cao thượng"): This will be one of the very first books for my kidsss :-)

11. Martin Eden: I once hoped that I wouldn't be trapped into the situation of Martin ^^

12. Divine Mistress ("Người tình tuyệt vời" in Vietnamese): A friend lent it to me when I was in the hospital. The name was a bit cheesy but the love story was notable.

13. The letter of an unknown woman ("Brief einer Unbekannten" in German, "Bức thư của người đàn bà không quen" in Vietnamese): An unimaginable love story. The greatest thing is that it could be real, everything could be real!! Other short stories by Stefan Zweig are nice as well.

15. 天龙八部 ("Thiên long bát bộ" in Vietnamese, can be tranlated as "The eight kungfu styles of the dragon"): A typical kungfu work by the famous kungfu writer Jin Jong (金庸).

15. The Third Chimpanzee: The Evolution and Future of the Human Animal. I'm reading this one, and after that the other two by Jared Diamond. Very interesting history from the view of a biologist.

Monday 31 August 2009

Did you make a difference?

“…
- Okay, then answer this, Ellimist: Did I… did I make a difference? My life, and my… my death… was I worth it? Did my life really matter?

- Yes. You were brave. You were strong. You were good. You mattered.

- Yeah. Okay, then. Okay, then.

A small strand of space-time went dark and coiled into nothingness.”

(Ellimist, K.A. Applegate)

Friday 28 August 2009

So sánh...

"...Nhân nói chuyện so sánh, phải thừa nhận một đặc điểm của khá đông quan chức nước ta là khi cần so sánh với thế giới, thì tránh, còn khi không cần so sánh với thế giới, thì lại đem nước khác ra đối chiếu với Việt Nam ngay.

Tỉ dụ như khi nói về chất lượng cuộc sống của người dân, có một thời kỳ phép so sánh thường ít đặt Việt Nam trong quan hệ với khu vực hay quốc tế, để nói rằng so với Nhật Bản, Đức, v.v... thì mức sống dân ta sau chiến tranh bao nhiêu năm vẫn còn thấp quá. Mà lại là so với quá khứ, ngày trước còn nghèo đói, nay thì nhà nhà ở nông thôn đều đã có phích nước chăn bông, mái bằng, cuộc sống đổi khác rồi.

Còn trong trường hợp “kích cầu” này thì phép so sánh của chúng ta lại không phải là giữa các đối tượng được hưởng gói kích cầu với nhau (để xem có thật sự cào bằng không), mà lại là so giữa Việt Nam với các nước khác: So với nước khác thì Việt Nam kích cầu còn ít cào bằng hơn..."

Nguồn: TuanVietnam

Wednesday 26 August 2009

Cưỡng hả...?

8/2009, Thủ đô Hà Nội....

Một cơ quan chức năng ra lệnh cưỡng chế đất bị cho là lấn chiếm của một công dân để giao cho một công ty thương mại.

Để phản đối quyết định, nữ công dân chủ nhà dùng liềm tự cắt ngang cổ mình (!!!) trong một cuộc họp tại ngay UBND địa phương.

Kệ, cơ quan chức năng vẫn quyết định tiến hành cưỡng chế.

Buổi sáng khi lực lượng cưỡng chế đến tiến hành công việc, nữ công dân quấn bông vào người, tẩm xăng tự thiêu và biến thành ngọn đuốc sống, căn nhà bùng cháy dữ dội theo. Trong nhà còn có chồng của nữ công dân và anh này đã bất tỉnh (why?) khi cơ quan chức năng đưa được ra ngoài. Bên ngoài, con trai cặp vợ chồng, mới 19 tuổi, lao đầu vào đống gạch đổ nát để tự tử. Chồng và con trai nữ công dân nọ được cấp cứu và đã ổn định sức khỏe ra viện, còn nữ công dân hiện bị bỏng 85%, vẫn nằm viện, trong tình trạng nguy kịch và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi báo chí tiếp cận thì bị ngăn cản với lý do nạn nhân chỉ "giả vờ" (!) chứ không có gì nghiêm trọng (!?).

Buổi chiều cùng ngày, cơ quan chức năng vẫn tiếp tục thực hiện việc cưỡng chế!!!

Nguồn: Docbao

=========

Nhận xét: Đúng là pháp luật như sơn! Phải nói là cơ quan chức năng xử sự hết sức kiên quyết, có lẽ còn kiên quyết hơn cả đối với kẻ thù, cóc cần đếm xỉa gì đến tình nghĩa cả: Cậu thích tự thiêu hả, cứ tự thiêu đi, càng nhàn cho tớ làm việc buổi chiều không còn ai cản trở, hà hà!!!

Gia đình công dân kia không khéo ra viện sẽ bị tống vào tù vì tội chống người thi hành công vụ!

Tuesday 18 August 2009

Trời hỡi làm sao cho khỏi… Lọa ???

Nguồn: Blog Nguyễn Ngọc Tư

Lúc rày nghe nói ngư dân nước mình bị tàu Lọa ăn hiếp, bắt bớ, đánh đuổi dữ quá, sông quê mình bị Lọa bóp họng từ xa, đất quê mình bị Lọa che lấn từng tấc một… tinh thần dân tộc của chú Tư bừng bừng trỗi dậy, chú liền họp mặt gia đình thông báo từ nay cấm không xài đồ của nước Lọa nữa, không lý gì nó bức hiếp chà đạp mình vậy mà mình cứ nhơn nhơn xài đồ Lọa, làm giàu cho nó.

- Phải chống lại sự xâm lăng của Lọa ngay từ trong nhà mình – Chú nói với sự quyết tâm ngút ngất.

Ở nhà chú Tư, lệnh chú là lệnh trời. Thím Tư là ngừơi đầu tiên cảm nhận trời sập cái rầm xuống đầu mình, tối tăm mày mặt, cái phim Lọa “yên yên mông mông” mà thím đang coi đang tới khúc chia ly mùi mẩn gay cấn. Nhưng giờ trong nhà đang có chiến dịch tẩy chay hàng Lọa, nên ti vi hầu như không hoạt động. Chú để cái búa cạnh nó, chú nói, hễ phát hiện ra ai coi phim Lọa, nghe nhạc Lọa là chú bửa… ti vi cho tan nát đời con… chip luôn.

Tánh chú nói là làm, ai cũng ớn. Bàn thờ nhà chú giờ chưng toàn trái cây héo, bởi trái cây mà tươi rói căng mọng chắc chắn là từ bên Lọa chở qua. Đồ chơi của thằng Tu Ti cháu nội chú bị đem bán ve chai hơn một nữa do “made in Lọa”. Thằng Sáu buộc phải cho không cái điện thoại Lọa mua có hơn một triệu mà coi được ti vi, nghe nhạc lồng lộng, nó mua lại cái di động hiệu Nó Kìa. Đem về chú Tư săm soi rồi hét lên, cha chả cái thằng Sáu, điện thoại này cũng sản xuất ở Lọa nghen mậy. Thằng Sáu mặt xanh như tàu lá, chạy đi đổi lại cái điện thoại Việt cho chắc ăn. Mấy bữa sau đọc báo thấy điện thoại nhãn Việt toàn đặt hàng gia công bên Lọa, thằng Sáu kêu chú Tư cho năm triệu, cỡ tiền đó mới mong hàng không liên quan tới đất nước ất ơ kia. Chú Tư đổ mồ hôi hột, nhưng cố bấm bụng vì những đồng bào đau khổ của mình, vì yêu nước mình nên mua điện thoại… Nhật Bản cho con nó xài.

Rắc rối đâu chỉ có vậy, cái phim Việt “Thái Sư Trần” nhưng quay cảnh bên Lọa, cả son phấn trên mặt diễn viên cũng do người Lọa phết lên. Chú Tư tức mình nói với thằng Hai, tao chống mắt coi làm phim Lý Thường Kiệt thì đi quay ở đâu, tại vì ông Kiệt này chống nước Tống, tức là tiền thân của nước Lọa, họ đâu có ngu mà cho mình qua đất họ quay phim chửi họ. Thằng Hai cười, cũng chưa biết sao à tía, tại vì phim lịch sử nước mình hay mặc nhầm quần áo của Lọa lắm, nói chuyện giống y phim Lọa nói, sao tía cự được, tía có sống ở một ngàn năm trước đâu.

Chú Tư cảm thấy ngán ngẩm lắm rồi, tối qua thím Tư mặc cái áo ngủ mỏng tang mới mua, liếc qua mà chú nóng bừng ngây ngất, ai dè áo mang mác Lọa, làm chú mất hứng quá chừng. Ngó qua ngó lại trong nhà thấy cái gì cũng của Lọa, chén ăn cơm, ly uống nước, hột gà, hột quẹt, đèn pin, tới cây đập ruồi của made in Lọa nữa là sao là sao là sao ? Chú vừa tống chúng ra ngoài đống rác vừa kêu trời.

Nhà trống trơ, vợ con chú ủ rủ, đồ Lọa bị đẩy ra khỏi nhà mang theo bao nhiêu vui thú trên đời, không phim Lọa ti vi chẳng có gì để thím coi, con Út Chín phải lén đọc mấy tờ “Nhí Nhảnh”, “Nhí Nhố” ở ngoài đường, đem về nhà chú Tư thấy trong đó toàn là hình diễn viên Lọa là chết chắc, Út Mười không có con sâu nhồi bông gòn để ôm ngủ, nó trằn trọc đêm đêm. Một bữa thằng Hai đòi đổi tên, chớ tên nó lai Lọa quá, gì mà Hà ĐạiCương, phải đổi lại là Sông LớnCứng, thằng Ba Hà Đức Minh thì đổi là Sông Nết Sáng, thí dụ vậy… Mà tía cũng phải đổi thành Sông gì đó nghen. Con đi hỏi thủ tục đổi tên rồi, đóng chín dấu, qua bốn cửa là xong, nhà mình thuần Việt. Nhưng con lo mấy cái đơn xin không biết viết sao cho nó Việt hết cỡ, thí dụ "Độc lập - tự do - hạnh phúc" thì mình viết là "một mình sung sướng thoải mái" được không ?

Chú Tư ngã vật ra chết giấc. Cũng may nhà còn sót lại chai dầu cù là nhập bên.. Lọa mới đánh gió lay tỉnh chú được. Thiệt tình !

Thursday 13 August 2009

Phân biệt đối xử

Nguồn (M.A ^^): http://www.facebook.com/home.php?ref=logo&__a=1#/note.php?note_id=123417941361

Bị phân biệt đối xử ngay trên đất nước mình. Chỉ vì mình là người Việt Nam. Tóc mình đen và da không trắng. Chỉ vì mình là "local staff". Hoặc chỉ vì mình là phụ nữ trẻ, muốn lập gia đình và có con.

Rất nhiều công ty ở Việt Nam, cả local lẫn foreign, có một quy tắc bất thành văn là, phụ nữ không được lấy chồng/có con trong vòng 1 - 2 năm làm việc đầu tiên. Nếu không có thể bị sa thải. Nhiều nơi thậm chí còn bắt nhân viên viết cam kết bên cạnh việc ký hợp đồng lao động. Nếu kiếp sau tiếp tục được đầu thai làm người, và là công dân Việt Nam, em mong mình sẽ là đàn ông! Thật dễ dàng biết bao nhiêu. Chỉ vì mình là phụ nữ, sự nghiệp của mình có thể sẽ bị đe dọa/gián đoạn nếu mình kết hôn hoặc có con. Là một người vợ Việt, một người con dâu Việt, một người mẹ Việt đã khó hơn nhiều so với phụ nữ ở nhiều dân tộc khác, giờ đến sự nghiệp cũng khó khăn trăm bề. Một bên là các ông chủ muốn nhân viên nữ tập trung hết lòng cho công việc, không bị phân tán bởi trách nhiệm với gia đình và chồng con. Một bên là bố mẹ và nói chung là cả xã hội với những định kiến dành cho con gái đến tuổi phải lập gia đình. Trước đây khi chuẩn bị tốt nghiệp, câu hỏi em nhận được nhiều thứ hai, sau câu hỏi "làm việc ở đâu" là "Bao giờ cưới". Khi cưới rồi, câu hỏi em được nghe nhiều nhất là "Chừng nào có con?". Em đoán sau khi có đứa đầu, mọi người sẽ tiếp tục hỏi "Khi nào có đứa thứ hai?". Em nghĩ kết hôn hay có con là QUYỀN CON NGƯỜI. Và không thể vì thực hiện quyền con người mà bị sa thải. Em nhớ trong cái Employment Law mà em học năm thứ 3, có đoạn, đại loại nói về phụ nữ, rằng họ có thể đến gặp ông chủ ngay sau ngày làm việc đầu tiên để thông báo rằng, này, tao đang có bầu đấy, nên tao yêu cầu một số ngày phép để đi khám thai định kỳ etc. Và chủ, dù thế nào đi chăng nữa, cũng phải vui vẻ mà chấp nhận. Nếu vì lý do này mà sa thải em nhân viên mới, có thể ổng sẽ bị kiện đến nơi đến chốn. Tương tự, phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi nghỉ sinh, mà bị trả lương thấp hơn hoặc bị đối xử tệ bạc, hoặc bị cho làm công việc khác vớ vẩn hơn, cũng có thể sẽ bị kiện và tiền bồi thương thì ôi thôi thật đau thương.

Bất cứ bạn nào đã từng sống, học tập và làm việc ở bển, em nghĩ đều phải cố gắng nhiều hơn dân bản xứ. Bản thân tiếng Anh đã không phải là tiếng mẹ đẻ, cách suy nghĩ và làm việc cũng thụ động hơn nhiều do ảnh hưởng của nền giáo dục Việt Nam từ khi lọt lòng. Như em, vừa kém thông minh vừa không nhanh nhẹn, đã phải cố gắng hơn nhiều nhiều đứa bản xứ khác để kiếm được mảnh bằng. Nó cố gắng một thì mình phải cố gắng mười. Sống ở nơi đất khách quê người cũng vất vả đủ đường. Em không nghĩ em đã từng bị phân biệt đối xử chỉ vì em là người Việt Nam. Trái lại nhiều bạn tây còn thấy khâm phục sinh viên Việt Nam vì những gì các bạn làm được trên một đất nước hoàn toàn xa lạ. Thế mà khi trở về Việt Nam làm việc, em lại bị phân biệt đối xử. Sống ở ngay trên đất nước mình, kinh nghiệm không kém expat, bằng cấp có phần hơn, thậm chí làm được nhiều việc hơn nhưng lại được trả lương thấp hơn. Chỉ vì là người Việt Nam. Expat sang đây làm việc như em mà được trả tiền nhà, được xe đưa đón, lương cao ngất ngưởng. Em ở SG, tự phải trả tiền nhà, tự phải đi xe máy đi làm và tự trả tiền xăng, lương còn không bằng tiền nhà của expat. Đương nhiên expat chẳng có lỗi gì trong chuyện này cả. Đó chỉ là vì cái stupid policy của công ty. Mọi thứ đã và đang thay đổi dần dần. Nhiều công ty đã đối xử công bằng hơn với local staff và tìm mọi cách để giữ người giỏi, vì họ hiểu rằng với một chế độ đãi ngộ tốt, local staff sẽ trung thành với họ. 1 good local staff còn làm được nhiều việc hơn so với expat, vì họ hiểu văn hóa Việt Nam, hiểu người Việt Nam. Nhiều local staff bây giờ có trình độ, kinh nghiệm và bằng cấp hơn cả expat.

Ở nước ngoài nếu bị phân biệt đối xử có thể mang nhau ra kiện. Còn ở Việt Nam, có mà kiện củ khoai :D Đọc trên tạp chí The Word thấy các bạn bảo là, trong vòng 10 năm tới mọi việc sẽ thay đổi. Hihi 10 năm, một cái chớp mắt, nhở =)) Trong lúc chờ được đối xử một cách công bằng, có lẽ local staff chỉ nên làm đúng đủ phần việc được giao, no more creation, no more contribution. Và có lẽ luật lao động cũng nên thêm phần phân biệt đối xử này vào. Hay là có rồi mà bị ignored nhỉ :-?

Thursday 6 August 2009

Bao giờ?

Ngày 1/8, một tàu cá Việt Nam với 13 ngư dân trong khi đang tránh bão tại quàn đảo Hoàng Sa thì bị trung quốc bắt giữ.

Ngày 3-8 Bộ Ngoại giao VN đã có công hàm gửi đsq tq tại VN yêu cầu phía tq thả ngay 13 ngư dân và tàu cá, đồng thời nhanh chóng thông báo cho phía VN về tình hình của các ngư dân.

Ngày 5-8, trả lời Tuổi Trẻ, ông la chí dân - bí thư thứ hai đsq tq - cho biết đã nhận được công hàm Bộ Ngoại giao VN gửi ngày 3-8 chuyển về cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, ông ta từ chối cung cấp thông tin liên quan đến việc tq sẽ xử lý công hàm như thế nào và trong thời hạn bao lâu.

Báo Đại đoàn kết ngày 6/8/09 có bài Hãy “mở lòng” vì vận nước, trong đó cho biết:

Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP. Hồ Chí Minh hai lần gửi công văn lên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) đề nghị được phản biện dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (2009 – 2020) với cam kết: “Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn phản biện, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia hàng đầu vào ban chủ nhiệm phản biện. Tiến hành các thảo luận nội bộ, tổ chức hội thảo chuyên đề, thống nhất ý kiến quan điểm để cuối cùng có một công trình phản biện mang tính khoa học cao”.

Nhưng đã 5 tháng trôi qua, Bộ GD – ĐT không có bất cứ một phản hồi nào.

Tự nhiên nghĩ nếu "cơ quan có thẩm quyền" của tq cũng ứng xử với công hàm của BNG VN theo cách Bộ GD-ĐT ứng xử với Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP. Hồ Chí Minh thì ngư dân cứ gọi là đi toi.

Giờ chỉ hy vọng các bạn tq sẽ đối xử với VN tốt hơn tự ta đối xử với ta thôi. Liệu có không? Kể ra thì 12 ngư dân bị bắt đợt trước, hiện vẫn bị tq giam giữ để và đòi tiền chuộc (bạn còn giảm giá tiền chuộc rồi nữa) đã được bạn nuôi hơn 2 tháng, nhưng có khi đến hết tháng thứ tư bạn sẽ trả về không chừng.

Viết bài này lại nhớ về một bài của một người bạn cũ. Bạn bộc lộ rõ sự phẫn nộ khi tòa án tối cao Mỹ một lần nữa bác bỏ đơn kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam. Mình cũng chia sẻ thực tế đáng buồn ấy nhưng đồng thời chỉ ra rằng, đợt đó đang nhân vụ chính quyền địa phương khắp nơi xà xẻo tiền trợ cấp ăn Tết cho người nghèo, chừng nào đồng bào với nhau mà còn đối xử với nhau theo kiểu đó thì đừng có mong người nước ngoài đối xử tốt với mình. Kể ra mình cũng hay comment theo kiểu đó. Bạn không thích, và dần dần thậm chí ghét kiểu bình luận đó của mình.

Nhưng liệu có đúng không, khi chính người mình đối với nhau không ra gì mà cứ đòi những người ở một đất nước khác phải thế nọ thế kia với mình?

Vẫn xót ruột khi nhìn các nạn nhân chất độc màu da cam, vẫn cảm thông với các ngư dân bị lũ bạo quyền cướp bóc, giam giữ. Nhưng để giúp họ về mặt lâu dài, để tiếng nói VN có sức nặng lớn hơn trên diễn đàn quốc tế, nước mình phải mạnh lên đã, người mình phải yêu thương, đùm bọc nhau trước đã. Và nhất định cách ứng xử kiểu "xì trum tháng trôi qua, xì trum không có bất cứ một xì trum nào" không có quyền tồn tại!

Ngoài lề nhưng cũng có liên quan: Đang đọc "Tuấn - chàng trai nước Việt", recommend mọi người.

Wednesday 5 August 2009

Du học sinh: Thách thức ngày trở về

Chưa rõ bao lâu nhưng chắc cũng chẳng mấy chốc nữa là sẽ lên đường trở về. Ở nhà có nhiều người, nhiều điều ngọt ngào đang mong đợi. Nhưng cũng có không ít trái đắng rình rập. Nghĩ về chuia sẻ của một số người đi trước.

Bài trên báo Phụ nữ Online:


PN - Nhiều người cho rằng, du học sinh (DHS) về nước sẽ có nhiều lợi thế, dễ kiếm việc làm và có mức lương cao hơn sinh viên tốt nghiệp trong nước. Nhưng thực tế, nhiều lý thuyết, cách làm việc mà họ được đào tạo rất kỹ ở nước ngoài đã không dễ dàng áp dụng tại VN. Vì thế, DHS trở về đã gặp không ít khó khăn, thách thức.

Phạm Quốc Lộc, hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ tại ĐH Massachusetts Amherst (Mỹ), chia sẻ: "Khổ tâm lớn nhất của DHS ngày trở về là sự dò xét, thách thức của đồng nghiệp: Để xem tụi này làm được gì". Chưa hết, hễ đóng góp ý kiến thì bị coi là chảnh, làm như đi học nước ngoài thì ngon lắm!.
Bình luận: Không sợ cái này lắm.

Huỳnh Thị Thái Phương - trợ lý giám đốc, Công ty Le Media TP.HCM, kể lại cú sốc: "Tôi lên kế hoạch cụ thể, thảo luận trực tiếp với từng bộ phận để nghe ý kiến và triển khai dự án. Mọi người đều đồng ý với kế hoạch, tiến độ bàn giao công việc... Nhưng đến ngày hẹn, có những người không làm phần việc của mình khiến tôi thực sự choáng. Tuy nhiên, không thể thay đổi được gì vào lúc đó, vì mọi việc đã rồi. Tôi chỉ còn biết nhận lỗi với sếp và xem đó là bài học cần "học lại", để hiểu cách làm việc, suy nghĩ... của đồng nghiệp".
Bình luận: Cũng không sợ mấy vì biết nó từ xưa rồi. Bệnh kinh niên của người Việt, chính bản thân mình hện nay đôi khi còn di chứng. Nhưng sẽ phải nghĩ ra cách nào đó để khắc phục nó, cho cả bản thân và nhóm làm việc.

Rõ ràng, không phải tất cả những gì được học ở nước ngoài đều là ưu việt, có thể áp dụng ở VN. Do những khác biệt về văn hóa, đặc điểm kinh tế, có nhiều kiến thức, quy tắc đang được áp dụng ở các nước tiên tiến nhưng lại rất xa lạ với cách nghĩ, cách làm của người VN. Nhiều DHS bày tỏ sự thất vọng khi trình bày những ý tưởng mà họ đã ấp ủ, đầu tư khá nhiều chất xám, nhưng lại bị tập thể nhìn như... người ngoài hành tinh.
Bình luận: Đoạn này PV đánh lận con đen khi nói "rõ ràng". Đúng là không phải mọi thứ học được ở nước ngoài là ưu việt, nhưng cả hai ví dụ dẫn trước đều không support ý này. Ngoài ra, việc không thể áp dụng ở VN thông thường không có nghĩa là nó không ưu việt mà thường là vì môi trường VN còn chưa phái triển đủ để áp dụng.

Việc làm, vị trí công việc, mức lương... cũng là những thách thức đối với không ít DHS khi về nước. "Sau sáu, bảy năm học đại học và lấy bằng thạc sĩ ở nước ngoài, không ít DHS kỳ vọng quá nhiều về khả năng tìm việc của mình, trong khi họ chưa hề có kinh nghiệm làm việc" - Minh Hòa, cựu DHS của ĐH Melbourne (Úc), nói.

Hồ Nguyên Vũ, cựu sinh viên ĐH Ilinoii (Mỹ) tâm sự, trở về VN sau 10 năm du học, bạn ước mơ sẽ đóng góp được nhiều cho đất nước, nhưng lại bị hụt hẫng vì không thể bắt nhịp với cuộc sống. Nhiều điều học được ở trường, Vũ không biết áp dụng vào đâu, áp dụng như thế nào. Ba mẹ anh ra tối hậu thư: mức lương khởi điểm không được dưới 300 USD/tháng. Tốn tiền cho con đi du học không phải để về nước làm một nhân viên quèn. Điều này khiến Vũ chịu nhiều áp lực.
Bình luận: Cái hụt hẫng này là điều đáng lo này, nhất là với những ai có nhiều ước mơ đóng góp, hix. Nguyên nhân chắc phần lớn giống như người bạn nêu trên.


Theo anh Nguyên Tuấn, cựu DHS tại Mỹ, việc tái hòa nhập của những DHS du học từ khi còn là học sinh cấp III hoặc vừa tốt nghiệp phổ thông sẽ khó hơn những người đi học sau đại học. Đi du học khi còn quá trẻ, các bạn chưa có được những kiến thức sâu rộng về xã hội, kinh tế VN. Tuổi trẻ vốn dễ thích nghi, dễ hòa nhập. Ở nước ngoài, các bạn được học những điều hoàn toàn mới, thích nghi với một cuộc sống mới có nhiều khác biệt so với quê nhà. Bận học hành, không còn thời gian để cập nhật những thông tin mới về đất nước, trở về sau bốn, năm năm ở nước ngoài, một số bạn dễ trở nên lạc lõng, khó thích nghi, và vì thế khó phát huy hết khả năng của mình.
Bình luận: Trở nên lạc lõng, khó thích nghi thì có thể, nhưng chưa chắc đã phải vì không cập nhật thông tin về đất nước mà có lẽ phần nhiều hơn là vì cách vận hành xã hội ở mình nó khác nhiều quá so với các nước mà SV đến du học.

Lê Thanh Tân - cựu DHS Úc, hiện là giám đốc công ty Vitamin4B từng chấp nhận vị trí quản lý một shop nhỏ ở trung tâm thương mại của công ty điện tử Sony, chia sẻ: "Có thể có ưu thế hơn về ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ở các nước hay trong nước đều ngang nhau ở chỗ... chưa có kinh nghiệm. Điều nhà tuyển dụng trông chờ là các bạn sẽ chứng minh khả năng của mình như thế nào trong thực tế". Anh Tú - cựu DHS ở Canada cũng hài lòng với mức lương khởi điểm 150 USD/tháng sau khi về nước. Nhưng khi chứng minh được khả năng của mình, thu nhập và vị trí của anh tăng nhanh ngoài mong đợi. "Điều quan trọng nhất là phải biết biến "vốn liếng" mà nhà trường cung cấp trở nên phù hợp với nhu cầu thực tế. Đây là thách thức mà DHS phải vượt qua để có thể thành công và phát huy tốt nhất khả năng của mình" - Anh Tú nói.

Vừa về nước vào cuối tháng 5/2009, Huỳnh Ngọc Hạnh - cựu DHS ĐH Auckland (New Zealand) hào hứng cho biết, cô hoàn toàn không chịu chút áp lực nào sau gần năm năm sống ở nước ngoài. Mỗi mùa hè, thay vì ở lại làm thêm để tích lũy kinh nghiệm như bạn bè, Hạnh chọn con đường về nước. "Tôi học được nhiều về phong cách làm việc, tổ chức, quản lý nhân viên, cách suy nghĩ của những nhân viên và cả những thay đổi trong nền kinh tế VN. Rất nhiều điểm khác biệt so với môi trường làm việc và những gì được học ở nước ngoài. Nhờ những kinh nghiệm đó, tôi biết mình cần phải đầu tư thêm những gì khi còn học ở New Zealand, để chuẩn bị hành trang cho ngày về".
Bình luận: Bạn này mới về được hơn 2 tháng 1 chút, trừ đi thời gian nghỉ ngơi, thăm thú nọ kia, nếu có đi làm chắc cũng chỉ độ 1 tháng trở lại nên ý kiến sợ chưa đủ chín chắn. Nhưng có thể sẽ thành công vì có vẻ quen với phong cách blah blah blah trong nước.

Tuổi trẻ luôn có nhiều khát vọng, lý tưởng, nhưng hãy bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt nhất để thuyết phục mọi người hơn là mơ tưởng đến những thay đổi lớn lao, và áp đặt người khác phải tin vào tri thức được đào tạo ở nước ngoài của mình. Có những điều rất nhỏ nhặt, nhưng DHS trở về vẫn phải học: đó là học về giao tiếp, truyền thông. Không thể máy móc như làm việc với người phương Tây, làm việc với đồng nghiệp VN đòi hỏi phải tinh tế hơn. Đây là một trong những chìa khóa quan trọng để thành công của cựu DHS.
Bình luận: Vụ này toi rồi. Tinh tế không phải là điểm mạnh của mình, do đó mình thích lối làm việc rõ ràng, trách nhiệm kiểu phương Tây - có thể đôi khi nó hơi máy móc một chút nhưng dễ chịu hơn nhiều so với cái gọi là tinh tế, ví dụ như tìm hiểu xem tại sao mọi người nhận việc, hứa thực hiện rồi mà lại lỡ hẹn không báo sớm, hoặc tại sao công ty bạn thắng thầu công khai trong khi mình bỏ giá cao hơn nhiều, etc.

Cái câu hô khẩu hiệu ở đầu đoạn này chắc khiến nhiều người hài lòng và đồng ý lắm nhưng sao mình cứ thấy nó rác rưởi. Người ta bỏ những năm tháng tuổi trẻ ra học hỏi tri thức ở những nơi phát triển gấp hàng trăm lần trong nước, tiêu tốn tiền bạc gấp hàng trăm lần học hành trong nước, tại sao lại hạn chế người ta mơ tưởng đến những điều lớn lao? Mơ ước ngàn điều có khi chỉ thực hiện được một vài, nhưng cứ quay lại lui cui với những điều tinh tế đến nhỏ nhặt thì "giấc mơ con đè nát cuộc đời con" thôi, du học làm quái gì nữa.

Phương Minh


Cũng thấy hơi lo lo...

Sunday 2 August 2009

Thư ký cho Đại biểu Quốc hội ư, đây!

VietnamNet ngày 30/7/2009 có bài viết Không có thư ký, có khi đại biểu "gật gù cho xong" trong đó nêu lên khó khăn của các ĐBQH khi không có người giúp việc, dẫn đến một thực trạng là có khi đại biểu đành phải "gật gù cho xong"!

Bà Trần Thị Quốc Khánh, một ĐBQH chuyên trách, ao ước có 2 người giúp việc, "Một người tập hợp tư liệu, giúp tôi tham gia xây dựng pháp luật, người kia giúp việc trong công tác giám sát, đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của dân". Đây là một mong muốn bình thường và hợp lý, và chắc chắn sẽ góp phần tăng hiệu quả làm việc của ĐBQ. Nên nhớ rằng chức năng chính của QH là ban hành Luật và giám sát hoạt động của Chính phủ nên việc QH hoạt động hiệu quả hơn sẽ đóng góp tích cực cho nhân dân, đất nước cả về trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, đáng buồn là yêu cầu này chưa thể được đáp ứng ngay, như nhận định của một ĐBQH khác, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, "ngân sách sẽ không chịu nổi". Cả ĐB Nguyễn Minh Thuyết và Trần Thị Quốc Khánh đều mong rằng với tình hình ngân sách hiện nay, mong được ưu tiên cho ĐBQH chuyên trách.

Nhưng tình hình có thật đến nỗi bi đát như vậy không?

Hiện Quốc hội có 493 ĐB (cứ cho là 500 cho nó tròn), trong đó có 133 ĐB chuyên trách. Cứ theo mong muốn của ĐB Khánh, trang bị cho TẤT CẢ các ĐBQH, mỗi ĐB 2 thư ký với mức lương 20 triệu/tháng thì tổng chi phí mỗi năm sẽ là:

500 x 2 x 20.000.000 x 12 = 240 tỷ VNĐ.

Ngày 31/7/2009, vẫn trên VietnamNet có bài Thu hồi ngay 1.000 tỷ đồng sai phạm của Vinaconex cho biết trong quá trình cổ phần hóa Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã có sai phạm lên tới gần 1000 tỷ đồng và giờ mới yêu cầu thu hồi.

Giá như việc cổ phần hóa được làm không có sai phạm thì ngân sách nhà nước đã có thêm 1000 tỷ. Con số này đủ cho 500 ĐBQH có mỗi người 2 thư ký trong vòng hơn 4 năm! Một phép màu đơn giản!!!

Ấy là đã tính tương đối trội (theo chủ quan ngườii viết) mức lương trả cho thư ký chứ với vai trò cán bộ thuộc cơ quan nhà nước thì thư ký ĐBQH sẽ vui lòng nhận mức lương 10 triệu/tháng, nghĩa là số sai phạm ở Vanaconex đủ cho hơn 8 năm vận hành hệ thống thư ký của QH. Nếu chỉ cung cấp thư ký cho ĐBQH chuyên trách với mức lương 10 triệu/tháng thì còn lạc quan nữa, số tiền chi ra hàng năm là:

133 x 2 x 10.000.000 x 12 = 32 tỷ.

Nghĩa là sai phạm ở Vanaconex có thể "nuôi" hệ thống ĐBQH-thư ký này trong hơn 31 năm!!!

Quốc hội chỉ có 1. Còn các Tổng công ty kiểu Vinaconex có hàng loạt, và người dân có quyền nghĩ rằng việc cổ phần hóa của các Tông cty kia cũng không khác nhiều so với Vinaconex - nghĩa là có vài trăm tỷ, hay hàng nghìn tỷ lẩn quất đâu đó trong khi lẽ ra nó phải nằm trong ngân sách nhà nước.

Hay thêm tí ti nữa, là đừng để xảy ra các lãng phí "đất vàng" thì mỗi ĐBQH cần tới 10 thư ký cũng là chuyện nhỏ.

"Đất nước ta còn nghèo" - đó là câu cửa miệng của rất nhiều người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo khi muốn động viên nhân dân hãy chịu lụt lội thêm chút nữa, hãy mua điện, mua xăng dầu giá cao thêm nữa, hay để từ chối những nhu cầu kiểu thư ký cho ĐBQH này. Nhưng nghèo gì mà các sai phạm cứ trăm tỷ, nghìn tỷ xơi xơi xảy ra thế này mà chả có ai chịu trách nhiệm?

Vâng, hãy uốn lưỡi 3 lần...

Tuesday 28 July 2009

Hồi ức về một người điên

Khoảng năm 92-93 gì đó, có lẽ một số người sống ở cái thị trấn miền núi nhỏ bé ấy còn nhớ người này. Đó là một người đàn ông trạc ngoài 50 tuổi, dáng cao cao và khắc khổ, nước da vượt quá mức đỏ do rám nắng để chuyển dần sang pha giữa đỏ nâu và nâu đất, và ấn tượng cá nhân là ông ấy có cái đầu to hơi mất cân đối. Người đàn ông này thường xuất hiện trên một chiếc xe đạp cà tàng, mặc áo vải ngắn tay màu nâu sậm (sáng hơn chút ít so với màu da), buông 2-3 chiếc cúc trên cùng, quần vải thô và đeo dép tông. Lần nào xuất hiện cũng như lần nào, ông đạp xe dọc con đường chính của thị trấn, khuôn mặt khắc khổ đầy vết nhăn hết hướng sang bên này tới bên kia đường để... chửi, chửi chính quyền. Ngày ấy còn quá nhỏ trong sự chăm lo mọi mặt của cha mẹ, suốt ngày quanh quẩn chuyện ăn học nên không hiểu và cũng không nhớ cụ thể những câu chửi. Chỉ ấn tượng rằng người đàn ông ấy ôm một nỗi phẫn hận ghê gớm trong lòng, rằng gương mặt đỏ căng lên vì chửi, đôi mắt căng lên đầy giận giữ kia vẫn chỉ diễn tả phần rất nhỏ mối hờn căm chất chứa bên trong. Hỏi bố mẹ. Bố mẹ bảo: "Ông ấy bị điên con ạ". Người dân sống dọc con đường cũng như những người qua lại, đã quá quen với hình ảnh ấy, cũng chỉ ngước nhìn, chỉ cho đôi chút, rồi cười cười buông nhẹ "Người điên".

Mà đợt ấy chả thiếu gì người bị gọi là điên, không hiểu sao. Đó là những người ăn mặc rách rưới, lê la trên đường, nằm lăn quèo dưới những gốc nhãn gần cổng bệnh viện, khi cười khi khóc, nghênh nghênh ngô ngô, và sằng sặc đuổi theo bọn trẻ con cứ vây quanh trêu chọc. Nhưng người đàn ông này không thế. Quần áo ông ta tồi tàn nhưng sạch sẽ. Khuôn mặt ông ta kể cả lúc nhăn nheo vì giận dữ cũng không có nét ngờ nghệch. Ông ta không bao giờ lê la, không bao giờ đuổi theo những người chỉ chỏ, không bao giờ phá phách hay dọa nạt bất cứ ai. Ông ta chỉ đạp xe dọc con phố, và chửi bới sự thối nát nào đó của chính quyền. Chưa bao giờ nhìn thấy hay nghe nói về gia đình, vợ con ông ta cả.

Gần đây, đọc loạt bài về 4 nông dân chống tham nhũng ở Quảng Trị bị trù dập, trả thù tàn tệ: Bị thả tờ rơi nói xấu, bị hô hào đuổi ra khỏi làng, người thân bị lăng mạ, bêu rếu, bị truy bức tập thể, bị dọa nạt, bị cách chức, người bị cắt điện không lý do gần 2 năm trời, người bị cán bộ xốc nách lôi về trụ sở UBND xã đánh hội đồng (may mà có người quay lại được cảnh bị đánh chứ không thì không những ko có chứng cứ mà lại bị buộc thêm tội "chống đối người thi hành công vụ"), người bị công an xã chém, người bị kẻ nào đó tháo nước ao nuôi cá,..., tự nhiên nhớ tới "người điên" ngày ấy.

Ở những năm mà thông tin báo chí đã khác nhiều so với gần 20 năm trước, thời mà các cấp lãnh đạo từ cao xuống thấp đâu đâu cũng hô hào chống tham nhũng, thời mà hiệu quả chống tham nhũng là một tiêu chí để hội nhập và nhận sự trợ giúp của quốc tế mà sự kiện này vẫn xảy ra. Thì đặt giả thuyết, gần 20 năm trước, nếu người đàn ông kia bị đối xử như vậy thì ông ta sẽ ra sao? Thông tin rộng rãi mà cán bộ còn lộng hành như vậy, thì gần 20 năm trước, người ta có thể làm những điều tương tự không?

Năm 1994, tôi rời khu thị trấn nhỏ ấy lên đường đi trọ học, rồi từ đó con đường học hành và công việc ngày càng dẫn đi xa. Hồi đầu mỗi lần quay lại cũng ở được 1-2 tháng trời, giờ chỉ ở được vài ngày đến 1 tuần là hết cở. Từ đó không nhìn thấy người đàn ông đó, cũng không thấy ai nhắc tới ông ta cả, không hiểu ông ta còn hay mất. Lại loáng thoáng trong đầu câu chuyện với một người bạn cũ, "Cả đời say việc gì ta tỉnh" vs "Đời say tiên sinh tỉnh, đời tối tiên sinh sáng". Xét cho cùng, đời say tiên sinh tỉnh, hay đời tỉnh tiên sinh say có gì khác nhau đâu? Quan trọng là thái độ và sự lựa chọn của tiên sinh mà thôi.

Nhưng với một người dân bình thường, không cần thái độ, không cần lựa chọn, mà chỉ cần một cuộc sống lương thiện bình thường, nếu không được thì sẽ làm sao?

Viết bài này như một lời chia sẻ với người đàn ông gần 20 năm trước, cho dù ông đã mất hay còn. Tôi biết rằng ông không điên...

Friday 24 July 2009

Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt”

Bài phỏng vấn rất thú vị mà tuyệt vời nhất là câu hỏi của phóng viên: "Tại sao ông không làm thêm “thói hay tính tốt” của người Việt?"

Mấy năm gần đây, trên báo chí xuất hiện mục bàn về “Thói hư, tật xấu của người Việt”, do ông Vương Trí Nhàn thực hiện. Để cho bạn đọc hiểu rõ hơn thực chất của chuyên mục này, phóng viên VieTimes đã trò chuyện cùng với ông Vương Trí Nhàn. Khi phóng viên liên lạc, ông Vương Trí Nhàn rất hồ hởi về những câu hỏi sẽ “phản biện chính xác” những gì ông đã nói.

Phóng viên (PV) : Mục “Thói hư tật xấu” ông đã làm trong thời gian bao lâu?

Ông Vương Trí Nhàn (VTN): Tôi làm được vài năm theo hai giai đoạn. Đầu tiên tôi sưu tầm của người khác vì nếu tôi viết sẽ không ai đăng. Nên tôi lấy ngay những người tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng... thì người đọc mới chịu. Ông Vương Trí Nhàn viết thì không ai chịu

PV: Xuất phát từ ý tưởng nào mà ông làm chuyên mục này?

VTN: Trong nghề viết văn tôi hay nhìn ra khuyết điểm của văn chương. Trần Đăng Khoa nói phải “tâm địa xấu xa” mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác như thế. Tôi nói về thói hư tật xấu của người khác để giúp người ta tiến lên.

Sau đó tôi thấy mình phải viết về tật hư thói xấu của dân tộc nói chung. Tôi chọn việc trích dẫn của người khác. Mục của tôi là thói hư tật xấu người Việt dưới con mắt trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20.

PV: Ông thường trích dẫn của ai?

VTN: Nhiều lắm. Ví dụ cụ Phan Bội Châu không chỉ có yêu nước mà đã rất sớm nhận ra thói hư tật xấu của người Việt. Khi sang Nhật, cụ nhờ phu xe đưa đến đâu họ cũng đưa đi, hỏi địa chỉ dẫn tận nơi mà không lấy tiền. Nhưng ở Việt Nam thì không tìm ra một ông phu xe như vậy. Có khi còn ăn cắp, lấy thêm của mình.

PV: Ông có nghĩ đó chỉ là ảnh hưởng nhất thời của xã hội lúc đó, còn tính cách nền tảng của người Việt thì khác?

VTN: Không, tôi thấy việc này lặp lại nhiều lắm. Số lượng người viết về thói hư tật xấu mà chúng ta vẫn mắc phải: giả dối, sống vô trách nhiệm, vụ lợi, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình…

PV: Trong nhân loại nói chung, dân tộc nào mà chẳng có những thói hư tật xấu ấy?

Bình luận: Ngụ ý gì, chẳng lẽ vị họ cũng có nên không nên nói ra cái của mình chăng?

VTN: Dân tộc mình nhiều lắm chứ! Khi nói đến tham nhũng, vợ tôi vẫn bảo: ”Ôi giời, nước nào chả có tham nhũng”, nhưng mình có ti tỉ cái tham nhũng.

Bình luận: Cái điều vợ học giả VTN bảo chính là cái mà chính quyền ta hay bảo, và vì bảo đi bảo lại nhiều quá nên nhiều người Việt ta cũng quen miệng mà bảo (và nhăn răng ra cống nạp cho tham nhũng).

PV: Căn cứ vào đâu ông nói Việt Nam nhiều tham nhũng hơn các nước khác?

VTN: Thì cứ giở báo chí ra là thấy nhan nhản tham nhũng. Các tòa án xử không xuể. Ông Lê Đăng Doanh từng nhận xét chỉ 5% lộ ra bề mặt, còn 95% vẫn trong bóng tối. Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới.

PV: Đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng. Để đánh giá một đất nước, một xã hội thì phải thấu hiểu, phải trải qua chính những vấn nạn mà xã hội ấy gặp phải. Vậy nên không thể nói những bảng đánh giá đó là chính xác, coi như một chân lý để khẳng định?

Bình luận: Lại cái luận điểm quen thuộc “đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng”, nhưng khi chính những kẻ ấy khen Việt Nam được một câu thì nhảy cẫng lên vênh vang sung sướng, ví dụ gần đây nhất là Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, ọe!

VTN: Tôi không đồng ý với bạn điều đó. Chúng ta hay nói chỉ ta mới đánh giá được ta. Nhưng chúng ta rất sai. Người nước ngoài thừa sức đánh giá chúng ta. “Chỉ trong chăn mới biết chăn có rận” là sai!

PV: Những người nước ngoài sống trong một thể chế chính trị khác, đời sống văn hóa khác. Tất cả mọi thứ đều khác Việt Nam. Một mặt nào đó, người ta đứng ở thế giới khác thì không thể đánh giá khách quan về một thế giới khác. Ví như một con cá chỉ bơi trong nước thì làm sao biết loài chim bay trên trời như thế nào?

VTN: Bạn đang cường điệu hóa sự khác nhau giữa các dân tộc. Các dân tộc có những giá trị nhân bản nói chung. Ăn cắp thì không thể làm hàng tốt được. Tôi thấy trong bảng thống kê thì Việt Nam xếp hạng hàng đầu. Và tôi tin đó là đúng, còn bạn không tin thì tùy bạn.

Bình luận: Chính xác, các giá trị nhân bản là phổ quát, không khác nhau như kiểu chim với cá mà PV cố tình cường đieụe hóa được.

PV: Trong tất cả những người mà ông đã lấy tác phẩm của họ để trích dẫn về thói hư tật xấu, ông có cảm thấy có người nào không xứng đáng là một nhà trí thức không?

VTN: Điều quan trọng không phải là đánh giá người ta ở con người mà đánh giá chất lượng lời người ta. Khổng Tử nói: Không vì người mà bỏ lời. Có thể trong đời sống có vấn đề nhưng người ta nói đúng.

Bình luận: Rất đúng, người hay vẫn có khi phát ngôn dở, còn kẻ dở mà nói hay thì nhan nhản rồi.

PV: Nhưng có một giá trị chung là "Người thơ phong vận như thơ ấy”. Lòng người như thế nào thì sẽ tràn ra ngoài miệng như thế đó.

Bình luận: Câu này rubbish, nhưng có vẻ đúng với anh PV.

VTN: Không, đó chỉ là một ý thôi

PV: Ví dụ như lời yêu thì ai cũng nói được nhưng ai nói với ta thì mới là quan trọng chứ!

VTN: Đó là một nhận xét. Ta có lối là ông A nói thiêng còn ông B nói không thiêng. Một người ăn cắp chỉ anh kia là ăn cắp thì anh ta vẫn nói đúng dù anh ta là thằng ăn cắp.

PV: Tôi muốn nói rằng những nguồn trích dẫn chỉ đáng tin khi tác giả của chúng đáng tin thôi.

Bình luận: Tư duy sai, kiểu “chỉ trích dẫn khi tác giả đáng tin” rất dễ dẫn đến “vì tác giả đáng tin nên mọi điều ông ta nói đều đáng tin”.

VTN: Chả ai là không xứng đáng với lời của mình. Lý luận của bạn cũng là sai nốt.

PV: Ông vừa nói có những người không tốt nhưng lời nói của họ tốt đúng không. Nhưng “Y phục" phải "xứng kỳ đức”. Chúng ta ở một vị trí xã hội, tầm văn hóa như thế nào thì mới có quyền phát ngôn ở vị trí xã hội như thế, tầm văn hóa như thế.

VTN: Sự đánh giá một người không có chữ “chết”. Bảo người đó là xấu không có nghĩa tất cả con người họ xấu. Họ vẫn có phần tốt của họ. Có những người rất tốt nhưng vẫn nói ra những phần xấu.

PV: Những trích dẫn của ông hay lấy nguồn từ Nam Phong, Tiểu thuyết thứ Bảy… Ông có tin những tờ báo đó không?

VTN: Sao lại không tin được?

PV: Thời “Nam Phong”, “Tiểu thuyết thứ Bảy”… cũng chỉ là thời kỳ sơ khai của tiếng Việt chứ không phải là cái gì tinh túy, sâu sắc, uyên thâm cả. Nó được ca ngợi vì việc dùng chữ Quốc ngữ bấy giờ là biểu hiện cho tinh thần độc lập của người Việt đối với văn hóa xâm lăng của thực dân Pháp. Ông có nghĩ thế không?

VTN: Đấy là bạn nghĩ, tôi không nghĩ thế. Ông Vũ Ngọc Phan nói với tôi Nam Phong có đóng góp rất lớn cho tiếng Việt.

PV: Thời “Nam Phong”, “Thơ Mới”… sử dụng tiếng Việt chính là thể hiện lòng yêu nước. Xét vào điều kiện lịch sử thời đó thì nó phù hợp. Nhưng nó không chứa toàn thể chân lý của dân tộc trong đó.

VTN: Trong bất cứ chân lý của lịch sử nào cũng chứa chân lý vĩnh viễn.

PV: Sẽ có nhiều người ngạc nhiên vì sao ông lại coi những trích dẫn đó là mẫu mực?

VTN: Tôi không ngạc nhiên. Vì thế, với bạn có thể Nam Phong là không có giá trị nhưng tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu văn học, thì Nam Phong có đóng góp với lịch sử văn học nước nhà.

PV: Nếu như một dân tộc có quá nhiều tật xấu thì nó đã bị đồng hóa, tan biến từ rất lâu chứ không thể có một dân tộc Việt như ngày hôm nay...

VTN: Có rất nhiều cách tồn tại. Có tồn tại lay lắt, khổ sở, phá hoại. Có cách tồn tại cao đẹp.

PV: Theo ông, thế nào là cách tồn tại cao đẹp?

VTN: Ví dụ làm ra nhiều sản phẩm, có nhiều phát minh sáng kiến, con người sống tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi… Đó là cách sống tốt đẹp.

PV: Ông không nhìn thấy những điều tốt đẹp đó trong cuộc sống hôm nay?

VTN: Không, quá ít và những cái dở ngày càng tăng lên.

PV: Phải chăng ông đọc nhiều cuốn sách cổ quá mà quên tìm hiểu những hình tượng tốt tương đối nhiều trong cuộc sống hôm nay?

VTN: Những hình tượng ấy không đáng tin tưởng.

PV: Tôi có thể kể cho ông một hình tượng rất đơn giản: Một phụ nữ ở Quảng Ninh 60 tuổi, về hưu, sống một mình. Bà lần lượt nhận những đứa trẻ bị nhiễm HIV về nuôi. Bé này mất đi lại nhận bé khác. Theo thói bình thường thì lẽ ra bà phải nuôi một đứa trẻ lành lặn để làm nơi nương tựa khi tuổi già. Đồng lương phải tiết kiệm để dùng khi ốm đau nhưng bà đã sẵn sàng dùng đồng tiền đó nuôi những đứa trẻ mà biết chắc chắn 1, 2 năm sau chúng sẽ mất. Vậy ông nhận xét tính cách người Việt như thế nào trong hình tượng này?

VTN: Những trường hợp này ngày càng ít đi so với các thói xấu đầy rẫy trong xã hội.

PV: Đời sống thông tin hiện đại có xu hướng cường điệu hóa mặt xấu nhiều hơn những mặt tốt. Đó là một vấn nạn khi mà báo chí chạy theo thị trường một cách quá đà mà quên lý tưởng của mình. Có thể ông đã tiếp cận thông tin tiêu cực của báo chí nhiều quá phải không?

Bình luận: Cá nhân tôi (thienhadebetanhhung) đọc báo khi thấy nói về cái xấu thì thường có cảm giác nó đã bị cắt xẻo bớt đi còn nói về cái tốt lại có cảm giác đã bị cường điệu hóa.

VTN: Tôi đọc báo thì thấy là hôm nay bắt người này, người kia... rất nhiều chuyện. Tôi cho đấy là bức tranh của thực tế. Còn nếu bạn coi đó là do báo chí cường điệu thì tùy bạn. Tôi không bắt bạn phải theo tôi và tôi cũng không việc gì phải theo bạn

PV: Ngoài những cái xấu của người Việt ông đã viết, ông thấy người Việt có những điều tốt gì?

VTN: Nhiều lắm chứ. Ví dụ lòng khát khao sống, làm sao để khá hơn, qua những lúc khốn khó trở thành người tốt giúp đỡ lẫn nhau…

PV: Tại sao ông không làm thêm “thói hay tính tốt” của người Việt?

VTN: Những điều này người ta đã làm rất nhiều? Cả giới báo chí đã làm rồi. Có người nào làm như tôi đâu, chỉ một mình tôi làm (trích dẫn những lời nói về thói hư tật xấu của người Việt).

PV: Những trích dẫn về thói hư tật xấu của người Việt được lấy rải rác trong nhiều bài của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, hay nhiều tác giả khác... Lẽ thường, một câu bao giờ cũng phải phụ thuộc vào cái tổng thể của toàn bài. Bây giờ cắt một câu ra đứng độc lập, liệu làm như vậy ý nghĩa của văn bản có bị biến đổi ít nhiều?

VTN: Tôi hiểu chính xác và tôi cho rằng đó chính là ý của cụ Phan.

PV: Tại sao ông lại khẳng định như vậy?

VTN: Rõ ràng trong bài các cụ nói rành rành như thế.

PV: Nói đơn giản như thế này: Nếu chúng ta chỉ đứng ở ngoài nhìn vào cửa kính thấy người cha đánh một đứa con thì chúng ta sẽ nghĩ người cha sao độc ác đến vậy. Nhưng nếu theo dõi câu chuyện từ đầu, có thể đứa con rất hỗn láo và người cha đang buộc phải đánh con mình với nỗi đau đớn hiện lên trên nét mặt. Vậy ông nghĩ thế nào khi tách một câu khỏi toàn cảnh văn bản như vậy?

VTN: Tôi chỉ tách một câu của một người còn tôi không đánh giá toàn bộ người đó. Còn nếu ai hỏi tôi là dân tộc Việt Nam còn tính tốt không tôi trả lời còn cái tốt…

PV: Ý chúng tôi muốn hỏi là tách một câu ra khỏi văn bản thì có làm thay đổi nghĩa của nó đi không?

VTN: Không thể không tách. Còn ai muốn đọc toàn bộ văn bản thì xin mời. Không thay đổi gì hết. Đó vẫn là Phan Bội Châu. Tôi vẫn khẳng định thế còn bạn khẳng định khác thì tùy bạn.

PV: Nhiều nhà phê bình Việt Nam đã mắc lỗi khi cắt, xén, lắp ghép các câu, các ý và làm thay đổi văn bản gốc quá nhiều. Việc trích dẫn riêng lẻ như vậy chắc chắn sẽ làm sai lệch ý nghĩa của văn bản.

Bình luận: Tay PV này kiên nhẫn một cách cực củ chuối, các nguồn trích dẫn đó chứ có ai đóng dấu bí mật quốc gia đâu, anh thích kiểm tra xem có trích dẫn sai không thì đọc mà kiểm tra, rồi lu loa lên nếu có, chứ viết bình luận mà cứ bê tòan bộ tác phẩm, sự kiện được bình luận vào từ A đến Z thì ai thèm đọc.

VTN: Không phải các nhà phê bình có lỗi mà tôi có lỗi. Bạn không thể nói như thế được. Tôi không có lỗi gì trong chuyện này.

PV: Ông có thấy bao giờ “rùng mình” khi làm công việc trích dẫn nhiều thói hư tật xấu của người Việt chưa?

VTN: Càng đọc tôi càng cảm thấy hóa ra những điều mình cảm thấy thì người xưa đã nói rồi. Và trong tất cả những tài liệu cũ có bao nhiêu điều mình chưa biết. Và tôi mong rằng nhiều bạn đọc sẽ biết để sống tốt hơn.

PV: Trong những thói hư tật xấu chung của người Việt mà ông đã trích dẫn, ông cảm thấy bản thân mình có bao nhiêu phần trăm thói hư tật xấu trong đó?

Bình luận: Phải đánh VTN

VTN: Tôi có nhưng tôi không trả lời câu hỏi này. Tôi không nói với bạn và bạn không có quyền hỏi tôi như vậy.

PV: Đây là một cuộc phỏng vấn. Và với tư cách là một người con của dân tộc Việt, ông cảm thấy mình có bao nhiêu tính xấu trong đó?

Bình luận: Phải đánh VTN, đánh…

VTN: Tôi có quyền từ chối!

PV: Vậy ông có cho con cái mình đọc những thói hư tật xấu đó để chúng tránh?

VTN: Có chứ. Nhiều người nói với tôi là anh làm sách đi để con cái họ cũng đọc được.

PV: Vậy con cái ông có tránh được không?

Bình luận: Đánh, đánh, đánh bằng được VTN….

VTN: Con cái tránh được hay không lại là chuyện khác. Bệnh không thể chữa ngay lập tức được mà phải có thuốc đúng và có thời gian. Vì bệnh đó là thâm căn cố đế.

PV: Vậy phương thuốc đúng để chữa bệnh thói hư tật xấu của người Việt là gì, thưa ông?

VTN: Trước tiên phải tự nhận thức được mình. Tôi chỉ nêu lên được người xưa đã nói như thế. Còn chúng ta phải nghĩ xem mình có đúng như thế hay không. Nếu xấu thì sửa. Điều này phụ thuộc vào nhận thức của người “uống thuốc”.

PV: Vậy điều gì quan trọng nhất cần làm ngay trong cuộc sống này để người Việt sống tốt hơn?

VTN: Cái lớn nhất là chúng ta phải tự nhận thức chúng ta là người như thế nào. Sau đó chúng ta mới bàn đến chuyện khác. Nhận thức quan trọng nhất vì nhận thức đúng thì mới hành động đúng.

PV: Cụ thể là nhận thức cái gì, thưa ông?

VTN: Nhận thức mình là người thế nào? Mình đang làm gì? Trong thế giới này mình là gì?

PV: Chẳng nhẽ dân tộc Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử lại không thể nhận thức được mình?

VTN: Tôi thấy dân dộc Việt chưa nhận thức được mình.

PV: Nếu không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hóa như vậy. Chúng ta cần đưa ra một trường hợp cụ thể. Theo ông, Nguyễn Du có nhận thức được mình không khi viết ra một tác phẩm như Truyện Kiều?

Bình luận: Lại chiêu bài “lịch sử ta oai hùng tươi đẹp thế cơ mà…”

VTN: Tùy bạn, bạn cứ nói những điều này trên mặt báo. Một người như Nguyễn Du nhận thức được không có nghĩa là cả dân tộc nhận thức được.

PV: Ông nói sao? Một thiên tài như Nguyễn Du cũng không biểu hiện cho nhận thức của dân tộc sao?

VTN: Không có nghĩa là như thế. Tôi sẽ không gặp lại bạn nữa. Tôi đi về đây. Tôi không thích kiểu nói chuyện này.

Tổng bình luận: Ông VTN thật kiên nhẫn!!!

Nhóm phóng viên (VieTimes) thực hiện

Link: http://vietimes.com.vn/default.aspx?tabid=427&ID=3935&CateID=251

Tin thêm: http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/1892/index.aspx