Tuesday 24 March 2009

Bô-xít, nghe, thấy và nghĩ

Tự nhiên đợt này thấy báo chí lên tiếng về tranh chấp trên biển với bọn tàu nhiều một cách bất thường mà (dường như) "treo" các tin tức, bình luận về vấn đề bô-xít Tây Nguyên một cách cũng bất thường luôn. Theo bài báo gần đây nhất thì Đảng và Nhà nước vẫn quyết tâm thực hiện đại dự án bô-xít này và SẼ tổ chức hội thảo để đánh giá nguy cơ về môi trường + trình bày các giải pháp sẽ được áp dụng để khắc phục. Chưa biết bao giờ hội thảo mới được tổ chức, và không thể biết nếu đa số ý kiến trong hội thảo phản đối việc khai thác bô-xít (thienha... này phản đối, dù đương nhiên ko được tham dự hội thảo) thì sẽ xử lý ra sao? Ngoài ra, các bài phân tích rất chi tiết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nhà văn & văn hóa Nguyên Ngọc, tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn của chính Tổng công ty Than Việt Nam, và rất nhiều nhà khoa học khác chỉ ra rằng khai thác bô-xít Tây Nguyên có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, môi trường, văn hóa, năng lượng,... nên nếu hội thảo nêu trên thuyết phục được các đại biểu về mặt môi trường thì cũng không có nghĩa là nó thuyết phục rằng đại dự án đó mang lại cho Tổ quốc ta một điều tốt đẹp.

Nhân khi chờ đợi, copy lại bài viết gần đây từ blog Nấm của Phạm Vũ Quỳnh Hương, báo Tuổi Trẻ, người mà theo tự sự, sau khi đã "nghe" thông tin chính thống mới tự mình đi Tây Nguyên để "thấy" thực địa. Chúng ta hãy cùng đọc và "nghĩ", âu cũng là một cách trân trọng các phát biểu của Nhà nước và công sức phóng viên.

Bauxit – Nghe và thấy

P/S 1: Lâu quá không quay lại với blog, nhưng không phải vì không có gì để chia sẻ với các bạn. Nay quay lại giữa thời điểm Y! đang điên khùng, cũng là cầu may thôi.

P/S 2: Đề tài bauxit này chắc hẳn mọi người đã nghe, đã đọc chán phè rồi. Ở đây, mình chỉ khẳng định lại một lần nữa với chính mình thôi. Chú ý: Nghe ở đây là những thông tin chính thức từ Đảng và Chính phủ (làm báo thì phải nghe thông tin chính thức); và Thấy là những gì mình đã tận mắt thấy cách nay 2 ngày.

Nghe: Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác bô-xít – alumin. TKV có thể mời tập đoàn Alcoa (Mỹ) tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ với tỷ lệ đến 40%; mời tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%.


Thấy: Tại công trường khai thác bauxit Lâm Đồng ở Bảo Lâm, mấy cái bảng chỉ dẫn ghi tên TKV, còn bao quanh công trường là rợp trời cờ của Công ty Nhất An viết bằng tiếng Hoa. Hỏi người dân xung quanh xem công trường này do ai làm, họ trả lời gọn lỏn: Trung Quốc. Tại công trường Nhân Cơ (Đăk Nông), mấy quán caphê xung quanh mở tòan nhạc Trung Quốc. Hỏi thì được biết đấy là băng đĩa của các công nhân Trung Quốc để luôn ở quán để phục vụ họ mỗi tối giải trí.

coNhatAn-1.jpg picture by quynhhuong-123

congnhanTQ-1.jpg picture by quynhhuong-123

Cờ của công ty Nhất An - Trung Quốc và công nhân TQ ở Bảo Lâm, Lâm Đồng

Nghe: Những khu vực có trữ lượng quặng bauxit thì bên trên không có cây nào mọc được. Khu vực chuẩn bị khai thác bauxit hoàn toàn là đất trống, đồi trọc, xa khu dân cư. Việc khai thác sẽ không ảnh hưởng đến môi trường, không tổn hại rừng cũng như việc canh tác của người dân.

Thấy: Quanh công trường ở Bảo Lâm là những rừng thông xanh ngút mắt, là chợ, là thị trấn, đất xới lên đỏ tươi như thịt, tơi mịn như bột… Những cây thông trong hình này chắc sẽ chẳng còn “giữa trời mà reo” được bao lâu nữa, thương quá.

rungthong.jpg picture by quynhhuong-123

Thông tin chính thức cũng cho biết là việc khai thác sẽ được làm theo kiểu cuốn chiếu, hết khu vực này sẽ chuyển sang khu vực khác. Đi dọc đường thấy rừng đang bị phá một cách qui mô để làm đường mà lo cho… đời con mình quá.

rungchay.jpg picture by quynhhuong-123

pharung.jpg picture by quynhhuong-123

Cả thượng nguồn sông Đồng Nai cũng từ đây. Bao giờ thì bùn đỏ chảy vào đó?

thuongnguonDN.jpg picture by quynhhuong-123

Cái hồ rất đẹp này ở Nhân Cơ (Đăk Nông) cũng sẽ chẳng mấy lúc nữa mà biến mất

honhanco.jpg picture by quynhhuong-123

Nói vậy là vì chẳng thể tin được vào cái công nghệ "bóc lớp đất mặt bỏ sang một bên, rồi lớp đất tầng đưới bỏ sang một bên, lấy quặng ra rồi lấp lại, bồi bổ lại cho đất tốt hơn" giống như lấy đồ trong ngăn kéo rồi đóng lại. Chỉ cần nhìn mấy cái lô cốt ở SG sau đi được dỡ đi để lại mặt đường vá chằng vá đụp thì biết, nói chi tới các phân tích khoa học. Cũng chẳng thể tin công nghệ kết tủa quặng bauxit sẽ chẳng có tí chất thải nào. Cứ nhìn các dòng sông ở Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Nai... thì biết.

Một chuyến dã ngoại, về nghe lòng đau. Chỉ có hoa gạo là vẫn vô tư nở giữa núi rừng, không biết đến những hiểm họa đã đến sát tận gốc.

hoagao.jpg picture by quynhhuong-123

Cùng ngày tụi mình đi coi TQ khai thác bauxit ở Tây Nguyên, ngắm cảnh và nghe lòng đau này, báo TT có đăng lại một tin của TTXVN về Tổng bí thư Đảng CS VN tiếp một ông quan nào đó của TQ, và bảo rằng: "TQ và VN mãi mãi là láng giềng tốt, anh em tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt". Mình đọc tin đó lại nhớ đến một bài học thuộc lòng đầu tiên trong đời mình ở lớp mẫu giáo mà đến giờ còn nhớ vài câu "Thằng giặc bành trướng/ Tên nó làm sao/ Mặt nó thế nào/ Ai mà biết được/ Từ bên Trung Quốc/ Nó đánh sang ta/ Đầu thì trọc/ Áo thì hôi/ Ôi eo ôi/....". Mình quên mất rồi, bài dài lắm và kết thúc bằng câu "Ta đánh cho nó/ Vắt chân lên cổ". Ấy là năm 1979.

Hôm nay TTXVN lại đưa tin: Phó chủ tịch nước VN tiếp Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, và bảo rằng VN và TQ sẽ hợp tác toàn diện, cả kinh tế lẫn quân sự, và sẽ trao đổi các binh đoàn...

Không biết chuyện gì đang xảy ra thế nhỉ.

Hôm ở Tây Nguyên về, mấy người bạn của mình sau hồi lâu bâng khuâng đã thở dài bảo: Ừ, trời đất sinh ra rừng biển đâu có cái biên giới nào...

Không biết chuyện gì sắp xảy ra thế nhỉ.


Đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra...

Friday 13 March 2009

Trung - Mỹ cãi nhau và chính kiến của chúng ta

Mấy hôm nay báo chí trong nước liên tục đưa tin về vụ đụng độ giữa tàu Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, phía Mỹ cho rằng tàu thám hiểm đại dương của họ bị 5 tàu Trung Quốc “gây sự” trên vùng lãnh hải quốc tế, còn phía Trung Quốc nói tàu Mỹ đã xâm phạm lãnh hải của họ.

Điều đáng lưu ý là lâu nay, Biển Đông vẫn được nghĩ và viết trên sách báo là biển của Việt Nam, tại sao báo chí đưa tin đều (cố tình?) bỏ qua điểm này cứ như thế việc đó chẳng liên quan gì đến chúng ta cả?? Cho tới tận hôm nay (12/3, 5 ngày sau khi xảy ra sự kiện), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của ta khi đưa ra bình luận cũng chỉ nói chung chung, do đó khiến nguời đọc (ít nhất là thienha… này) cảm thấy vụ việc đó ko liên quan gì đến Việt Nam!!

Trong khi đó, nghiên cứu bản đồ sự kiện do BBC, dẫn nguồn của UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea - Công ước của Liên hợp quốc về luật biển) và CIA, cung cấp, ta nhận thấy:

US-CN ships (BBC)

  • Thứ nhất, theo bản đồ Trung Quốc tự vẽ (đường lưỡi bò màu đỏ) thì vụ đụng độ đúng là xảy ra trong vùng chủ quyền của họ. Tuy nhiên nhìn đường lưỡi bò này thì thấy nó vô lý đến cùng cực, và chắc chắn ko thể được chấp nhận, thậm chí bởi chính người Trung Quốc nếu họ ko được cho biết trước đó là ranh giới mà chính phủ họ tự vạch ra.
  • Thứ hai, trong bản đồ hoạch định với luật pháp quốc tế mà UNCLOS là chủ thể thì địa điểm đụng độ dường như nằm trên ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Rất tiếc là mô hình con tàu quá lớn nên ko xác định được chính xác một điểm nhưng nếu lấy trung điểm đáy con tàu làm chuẩn thì nơi xảy ra vụ việc thậm chí có vẻ gần Việt Nam hơn – nghĩa là thuộc lãnh hải Việt Nam!? Trong trường hợp này, việc ta không lên tiếng phản ứng mà chỉ đưa tin một cách bàng quan như vậy sẽ khiến giới quan tâm quốc tế hiểu rằng: Việt Nam thừa nhận địa điểm đó không thuộc chủ quyền quốc gia. Lưu ý rằng dù cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc với phần thắng thuộc về ai, hoặc thậm chí ko phân thắng bại, thì ta cũng đã tự thừa nhận vùng biển đó không thuộc về mình.

Cho đến đầu giờ chiều hôm qua vẫn không thể tìm được trên mạng bản đồ chính thức nào mà trên đó nước ta vạch ranh giới Biển Đông theo quan điểm của ta để đối chiếu và kết luận (hơi chán), nhưng nghi ngờ về địa điểm là hiện hữu. Mãi đến chiều muộn mới tìm thấy một bài bình luận trên báo Tuổi trẻ với bản đồ vụ va chạm được dẫn dưới đây.

US-CN ships (Tuoitre)

So sánh với bản đồ trên BBC thì ở đây, này thì địa điểm va chạm một mặt được lấy theo đuôi tàu bên phải, một mặt được đẩy sang bên phải khá nhiều để nó nằm gần đảo Hải Nam hơn hẳn so với bất cứ địa điểm nào của nước ta. Không hiểu tác giả bản đồ này vẽ nên nó dựa trên nững dữ liệu từ đâu, nhưng nếu dữ liệu và bản đồ là chính xác thì nó giải thích được cho các bình luận với cương vị “đứng ngoài” của các bài viết trước đó.

Tuy nhiên chỉ cần nhìn sơ qua cũng đủ để thấy bản đồ báo Tuổi trẻ đua ra nhìn rất thiếu sức thuyết phục: Màu sắc loạn xạ và lờ mờ (có vẻ như được đen trắng hóa từ một bản đồ màu nào đó), các đường ranh giới đất liền ko rõ ràng, có mô phỏng địa hình đất liền nhưng cũng ko rõ, lẫn lộn kích thước font chữ giữa tên quốc gia, tên tỉnh, đảo, mô phỏng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thiếu chính xác,… Tất cả làm toát lên cảm giác cái bản đồ này rất rác rưởi, rất rất không đáng tin cậy, do đó địa điểm đánh dấu cũng không đáng tin cậy (quan điểm cá nhân)!!!

Giờ sẽ có vài tình huống:

1. Nếu người đọc tin vào bản đồ do Tuổi trẻ đưa ra thì không có gì phải bàn cãi.

2. Nếu người đọc tin vào bản đồ trên BBC (do UNCLOS và CIA đưa ra) thì có 2 khả năng:
  • Nếu nguời đọc chấp nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc thì cũng ko có gì để bàn cãi.
  • Nếu người đọc ko chấp nhận đường lưỡi bò mà muốn giải quyết theo luật Liên hợp quốc (đây là hướng mà Chính phủ thống nhất xử lý từ xưa tới nay) thì có quyền nghi ngờ về địa điểm thực sự xảy ra vụ việc. Nếu nó nằm trong vùng chủ quyền Việt Nam (như bản đồ gợi ý) thì chính Việt Nam cần lên tiếng phản đối cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Biển Đông đang bị tranh chấp và chưa biết cuối cùng sẽ giải quyết ra sao nhưng việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền là điều vẫn phải làm (như lâu nay Bộ Ngoại giao vẫn làm). Bởi nếu sau này khi tiến hành phân chia lãnh hải, phía Trung Quốc đòi vào vùng mà ta cho là của ta, rồi đưa chứng cứ rằng đó chính là điểm xảy ra vụ đụng độ năm 2009 mà theo đó, Việt Nam tự nhận ko có liên quan, thì ta không có cách gì bảo vệ nữa, dù xét về lý hay tình. Trong quan hệ quốc tế sẽ ko cho phép ta đưa ra lý do: Vì hạn chế kỹ thuật nên khi đó chưa xác định chính xác địa điểm, xảy ra va chạm.
3. Nếu người đọc có nguồn tin khác liên quan thì rất mong được chia xẻ và bình luận thêm.

PS: Hôm nay lại thấy Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối Trung Quốc cấp phép du lịch đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, mấy hôm trước phản đối Philipines, Malaysia, chứng tỏ vấn đề biển đảo rất được chính phủ quan tâm. Mong rằng sớm có thông tin chính xác và chính thức từ phía nhà nước ta về địa điểm này để kiểm chứng.

Thursday 12 March 2009

A piece of family memory

Bài này ngày xưa hay nghe mẹ hát, bố cũng hát được (đúng lời) nhưng với chất giọng hơi "ngai ngái", được cái cứ cười vô tư và hát tiếp. Lâu nay ít thấy được phát trên đài và TV (thực ra là TV thôi vì cũng ít nghe đài) nhưng bất cứ khi nào nghe cũng đều cảm thấy xúc động. Những tình cảm rất Việt Nam như thế này lẽ ra nên được phổ biến rộng rãi, để có thể đưa ra minh chứng cho bạn bè quốc tế thấy một trong những nét văn hóa đặc trưng của ta, một nét mà chắc chắn họ trân trọng và ghi nhận. Đặt ca khúc vào bối cảnh hai chữ "từ ái" khi nói về tình cảm cha mẹ giành cho con cái thì thật là đắc địa.


Mẹ Yêu Con
Nguyễn Văn Tý
(1956)

I. A á ru hời ơ hời ru
Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru
Kháng chiến đã giành đất nước về cho đời
Bóng đất nước hình như bóng dáng con tôi
Ôm con ra mái hiên nhìn đàn chim rộn ràng hót
Giữa (ư) mùa xuân mừng con sẽ góp phần
Tương lai con đẹp lắm
Mẹ hát muôn lời - A á ru hời ơ hời ru

II. Miệng con chúm chím xinh xinh
Như đài hoa đang hé trên cành
Khát nắng sớm và sương lành
Lá thắm rung cánh tay ôm ấp lấy hoà bình
A á ru hời ơi hời ru
Nhớ những lúc mừng con lẫy rồi con ngồi
Thoáng thấy đó hình như bóng dáng bao người
Ðang vươn lên đấu tranh ngày càng lớn ngày càng tiến.
Bước (ư) càng nhanh mừng con biết đi rồi
Ði trên con đường mới.
Mẹ ngắm con cười - A á ru hời ơi hời ru.


Tuesday 10 March 2009

Ảnh gia đình

Lâu lắm mới có một bức ảnh có đầy đủ mọi người trong gia đình. Thông thường cứ được người nọ thì lại thiếu người kia, rồi có khi có đủ lại không nghĩ ra việc chụp ảnh, hoặc nghĩ ra mà không có máy ảnh,... Lần này thì đúng là Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa đều đủ cả, thật tuyệt!

Gia đình

Từ trái qua phải:
  • Em rể béo: "Người vừa hiền khô dễ thương lại vừa đẹp trai nhất vùng" (tự nói về mình - cam thổng, anh chàng này làm PhD về... marketing)
  • Cô hai (gầy nhất nhà): "Thật sáng suốt khi không cố sống cố chết bám trụ lại trường vùi đầu vào mổ xẻ những từ ngữ từ thời Trung đại và... chết đói" . Quyết định hơi muộn nhưng còn quá ổn!!
  • Cô cả (tức là mẹ): [Đang nấu cơm] "Không, bài này phải để mẹ hát thế này mới chuẩn" [Tong tả chạy lên hát][rồi xuống nấu cơm tiếp]
  • Bố (quá trẻ và phong độ so với những người cùng lứa tuổi): "Phải lo xa, lo xa nữa, xa nữa chứ..."
  • Hiền tụt em yêu: "Ước gì đi học về ... thì có sẵn..."
  • Mình: "Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc... thân" (may mà ko ở tình trạng đó quá lâu )
  • Cô út: "Bác cứ vẽ, cho em xin"


With so much love!!!