Sunday 29 June 2008

Tây Ban Nha vô địch và ta thắng cá cuộc




Bàn thắng của Torres thật phi phàm tới không ngờ. Lúc đó anh chàng còn đang chạy phía sau hậu vệ Đức, mà Đức vốn có tiếng là xe tăng thép, nhìn tình thế thấy rõ ràng bóng sẽ bị phá ra biên. ậy mà chỉ trong 1/10 tích tắc, Torres vươn mạnh toàn thân lên, tay trái gạt ngược lấy đà và... vượt lên nửa bước, rồi 1 bước so với hậu vệ đối phương - bóng đã trong chân anh. Nhưng thủ môn của Đức đã lao ra kịp thời ngả ngừoi đón bóng, đôi tay đeo găng to phự đã trùm xuống lưng chừng. Lại chỉ trong 1/10 tích tắc, Torres vẩy khẽ mũi giày, đẩy quả bóng lên khỏi tầm tay thủ môn, đồng thời đổi hướng bóng. Anh tung người nhảy qua thủ môn đã ngã xuống và phía đằng kia, bàn thắng quý giá đang từ từ lăn vào mành lưới!!! 4/5 người xem ở Union Bar rung lên như sấm động (ko hiểu sao nhưng có rất ít CĐV Đức, mà dường như tính cách Đức cũng ko quá ồn ào)!!!

Hai đội chơi tích cực nhưng ko còn bàn thắng nào nữa và CĐV Tây Ban Nha có cơ hội ăn mừng lớn nhất trong vòng mấy chục năm trời. Hoàn toàn xứng đáng.

Còn mình thắng cuộc, đòi gì bây giờ nhỉ, có ai tư vấn chăng?!

Saturday 28 June 2008

Nước Việt Nam ta nghèo hay không nghèo?

Hỏi thật là ngớ ngẩn, tất nhiên là nước Việt Nam ta nghèo rồi. Bao nhiêu năm chiến tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ khiến biết bao người con ưu tú của dân tộc hy sinh, hệ thống cơ sở hạ tầng bị tàn phá; bao nhiêu năm bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước bao vây, cấm vận; còn ngày nay mới vươn ra thế giới thì gặp biết bao khó khăn khách quan và còn một số yếu điểm nội tại như ta đang thẳng thắn nhìn nhận. Nhưng qua đó phải thấy tự hào vì sức sống và phấn đấu mãnh liệt của dân tộc. Và cũng tự hào vì vượt lên biết bao khó khăn lớn nhỏ, dân ta đã đạt được một số thành tựu như thế này:

Nguồn: vnexpress

Chiếc Rolls-Royce Phantom được cho là "đỉnh" nhất của bà Dương Thị Bạch Diệp, TP HCM. Nó sở hữu các danh hiệu xe đặt hàng chính hãng đầu tiên, mang biển đẹp nhất với 6 số "7" và một chữ L khi lộn ngược sẽ thành số "7". Hiện tại, mẫu Phantom màu bạc - xanh này vẫn là chiếc xe đắt nhất Việt Nam, giá 1,3 triệu USD tại thời điểm cập cảng ngày 29/1. Ảnh: Hồng Anh.

Chiếc Phantom biển 66S-6666 xuất hiện một cách âm thầm tại TP HCM. Chủ nhân của nó là nữ đại gia bất động sản Sài Gòn. Ảnh: Otosaigon.

Bentley Continental Flying Spur, dòng xe siêu sang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam với biển tứ quý của Gia Lai, sở hữu bởi một công dân sinh năm 1982, mới 26 tuổi. Ảnh: Sưu tầm.

Mercedes S55 AMG biển tứ quý Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm.

Đây được coi là biển "toàn tám" độc nhất do chữ "H" trong tiếng Anh là số "8". Mang chiếc biển này là mẫu BMW X5 nhập khẩu rất phổ biến tại Việt Nam.
Ảnh: Otosaigon.

"Ngôi nhà di động" Infiniti QX56 với biển tứ quý phát của tỉnh Bình Dương.
Ảnh: Otosaigon.

Mercedes R500 biển tứ quý TP. HCM.

Biển "san bằng tất cả" trên chiếc Ferrari F430 Spider của Gia Lai.

Mercedes ML500 Bình Dương với biển "tam phát".

Bentley Continental Flying Spur biển "lộc - tài" Đồng Nai.

Mẫu sedan hạng sang cao cấp Lexus LS460L với biển nối.

Dù biển không "độc" nhưng Maybach 62 này vẫn là chiếc duy nhất tại Việt Nam.

Có thể nói với những thành tựu thế này, đất nước ta đã thực sự vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới rồi, khi mà David Beckham - cầu thủ bóng đá nổi tiếng khắp thế giới mà mức lương tuần tính bằng đơn vị chục nghìn bảng Anh - chỉ có thể bỏ ra $600.000 cho chiếc xe Phantom Drophead Coupe mui mềm sang trọng nhất thế giới - chưa bằng một nửa số tiền của một công dân Việt Nam bỏ ra cho chiếc xe của bà.

Trong cái nghèo, ta vẫn thấy tự hào cho đất nước!!! :-)

Wednesday 25 June 2008

Đọc "Chạy án" của Nguyễn Như Phong

Đọc xong "Chạy án" của Nguyễn Như Phong share trên thuvien-ebooks (ko hiểu là đọc vào lúc nào), post một bài nhận xét ngăn ngắn, cũng được một vài người đọc đồng tình. Hôm nay lười, copy về đây để tạo một blog . Nhưng cũng giống vụ "Oxford thương yêu", mình như một người phản biện tương đối lẻ loi, có vẻ quan niệm đại chúng về văn học và nghệ thuật giờ dễ dãi quá (và quần chúng thì phàn nàn sao mình khó tính quá ). Một hai hôm sau thấy hàng loạt bài phê phán, nhặt sạn hết về CNTT đến đời thường trong phim. Cũng ko lạ, làm phim thị trường dựa trên một câu chuyện thị trường được viết một cách cẩu thả thì kết cục đó là hiển nhiên .


thienhadebetanhhung (18/6/2008)
Cái được của cuốn này là vẽ nên một thực trạng khá phổ biến trong xã hội, được tích lũy qua kinh nghiệm và môi trường, điều kiện làm việc của tác giả. Nhưng có lẽ cái được cũng dừng lại luôn ở đây. Còn lại: Văn phong chất lượng thấp (chỗ này khó tìm từ quá) và không hấp dẫn, bố cục thiếu chặt chẽ và nhiều chỗ phi thực tế, phi logic (cái này thì vô số, một ví dụ ngẫu nhiên là chuyện anh chàng Lâm cứ bí mật lấy hàng trăm nghìn USD từ tài khoản 1 anh khác để đánh bạc TRONG BAO NHIÊU THÁNG TRỜI, vậy mà ko ai phát hiện, chả lẽ anh kia ko bao giờ kiểm tra tài khoản của mình, và ngân hàng chẳng bao giờ làm công tác kiểm toán, tổng hợp?), xây dựng kịch tính nhạt mặc dù có rất nhiều chỗ có thể tại kịch tính cao, giải quyết vấn đề quá đơn giản, tiêu biểu là ở đoạn kết cục - ông chủ ngân hàng lấy tiền riêng mấy chục tỉ ra bù lại số tiền cậu quý tử Lâm mang đi đánh bạc!!!

Và có lẽ cái dở nhất của câu truyện này là dù khá dài, nó không mở ra bất cứ một hướng giải quyết hay suy nghĩ nào cho thực trạng nó nêu lên: Các cán bộ cấp cao có hùn vốn kinh doanh cùng giới xã hội đen vẫn ko lộ mặt, các cán bộ CA nhận lương của XH đen ko bị xử lý gì, các đường dây làm ăn đen tối lợi dùng quyền lực - báo chí - quan hệ vẫn bình yên,... Thành ra đọc xong chỉ biết tin rằng nó còn như thế nữa, như thế mãi và chẳng bao giờ giải quyết được vì không có bất cứ giải pháp nào, bất cứ ai quan tâm giải quyết, tất cả những gì tiến hành ở đây đều chỉ để bảo vệ anh chàng con thứ trưởng.

Tất nhiên nếu đây là một truyện kiểu hiện thực phê phán của ai đó thì có thể châm chước, nhưng với tác giả Nguyễn Như Phong thì người đọc trông đợi nhiều hơn.

PS: Các phần viết về CNTT đúng là cách viết của một người không biết tí gì về CNTT và quá tự tin đến nỗi không buồn tham khảo ai đó biết về CNTT. Thành ra đến bộ phim cũng bị phốt về các chi tiết CNTT này.

Nghĩ đến ví dụ Da Vinci Code, để viết nó tác giả phải thai nghén, tìm tòi tài liệu tham khảo về lịch sử, tôn giáo, địa lý, đi khảo sát các công trình kiến trúc, vv và vv. Như thế gọi là lao động nghệ thuật nghiêm túc.


bim_HF (19/6/2008)
Chính xác! Rất đồng ý với nhận xét của bạn. Mình đọc cuốn này và cũng thấy vậy. Thậm chí còn thấy ngay cả cách mô tả các đoạn biểu lộ cảm xúc trong truyện như tình cảm đồng chí, đồng đội, anh em của nhóm các ông Thứ trưởng, GĐ Công An, Viện Kiểm sát, ông GĐ nhà băng... cũng thấy khiên cưỡng, thiếu nghệ thuật để cho người đọc cảm được tấm tình của họ. Kịch tính chả có gì, mặc dù tác giả cố gắng gài nhiều đoạn. Nói chung là viết nhạt!

Về nhân vật thì xây dựng cũng không hợp lý. Cô Hoa Hậu Minh Phương_khét tiếng vì tiền, sẵn sàng chung sống với người khác theo hợp đồng chỉ để kiếm tiền, tự dưng đâm ra tốt tính, chung thủy mặc dù anh chàng Lâm cũng chả làm gì đáng để gọi là 'cảm hóa được nàng"...

Ngay cả mối tương quan giữa tựa sách và nội dung cũng không hợp lý. Nếu đúng là Chạy Án - như cái tựa thì phải mở rộng tập 2 ra, viết lại và thêm phần chạy án thực thụ vào, may ra mới đúng ý tác giả. Chứ đã chạy án đâu, ngoài mấy thông tin mơ hồ về bà Dung, Trần Ngọc...

Về Dan Brown mình cũng thấy ấn tượng với khối lượng kiến thức phi trinh thám trong đó (kết cấu trinh thám của Dan Brown thì chả có gì đáng nói-nó hơi lặp trong cả series truyện của ông ấy, nhưng vẫn ăn đứt Nguyễn Như Phong), nhưng trong tác phẩm Pháo Đài Số mình nghe dân IT cũng bàn là có nhiều điểm chưa hợp lý về mảng IT lắm nhé.

Vài dòng chia sẻ cảm xúc khi đọc truyện này. Nếu có bạn nào có cái nhìn khác thì lên tiếng nhé. Mình hơi khắt khe quá chăng???



thienha...: Có gì mà quá, XH có quá thừa sự dễ dãi, buông thả rồi.

Tuesday 24 June 2008

Làm báo - Đi giữa hai làn đạn

Mình (và chắc hẳn nhiều người nữa) nhiều khi rất cay cú vì thấy báo chí đưa tin ko như mong muốn - Cái mình muốn họ ko đăng, cái muốn tìm hiểu sâu họ dừng lại, vv và vv. Đôi khi cũng bực mình chửi bới cánh báo chí nọ kia nhưng nghĩ lại thì cũng láng máng hiểu có những điều họ muốn mà ko (hoặc chưa) làm được - cũng giống như mình vậy. Đọc blog của Huy Bom thấy có bài này thú vị nên copy về đây, đọc để hiểu và thông cảm với dân làm báo. Mới biết cái khổ "Bốn mươi năm nói láo" của Vũ Bằng ngày xưa, giờ các thế hệ đi sau vẫn chưa thoát.


Đi giữa hai làn đạn


Các nhà báo thế hệ 7X chúng tôi được đào tạo ngay từ trong trường về khái niệm “đi giữa hai làn đạn”. Một làn đạn của các nhà quản lý báo chí, một làn đạn của độc giả. Đi làm sao thì đi, đừng để mình bị tử thương. Bị thu thẻ, treo bút, bị chuyển sang bộ phận phát hành – đọc dò lỗi chính tả, bị bắt, bị đình bản, bị đóng cửa, bị ra tòa hoặc đơn giản là báo bày đầy trên sạp mà chẳng ai mua, bài viết ra không còn ai buồn đọc... đều là các dẫn dụ cụ thể của sự tử thương. Các tờ báo chết, những ngòi bút chết. Những vết thương sâu.


Các nhà quản lý báo chí muốn gì? Họ muốn báo chí đăng tải những điều có lợi cho “mẫu số lớn” ích nước, lợi dân, đúng định hướng, không râu ria vặt vãnh, không vẽ nhọ bôi hề, không buôn thần bán thánh, không bốc thơm lăng – xê, không khơi gợi dục vọng, thú tính, hoặc vô tình vẽ đường cho các trò ma bùn, vô tình làm phương hại tới các hệ thống tài chính, ngân hàng, tiền tệ chẳng hạn, vốn là xương sống của nền kinh tế. Trên phương diện quản lý truyền thông vĩ mô, các nhà quản lý hoàn toàn đúng. Không có tự do truyền thông tuyệt đối – Nếu ai mơ hồ về điều này xin chỉ dùm hộ tôi một nền báo chí tự do “vô tư lự”? Thái Lan với chiến lược truyền thông cho gạo Xiêm, hay Italia đồng loạt vật nài kèm khích tướng Marco Van Basten chơi đẹp? Tất cả mọi thứ, bao gồm cả truyền thông, đều phải châu tuần xung quanh các “mẫu số lớn” (tôi không muốn dùng từ chính trị) - thầy tôi Nguyễn Tri Niên đã nói. Nói sau hơn 70 năm được làm người.

Các độc giả muốn gì? Họ muốn báo chí nhúng ngòi bút vào nỗi đau nhân loại, và nhúng ngòi bút vào nỗi đau từng số phận, mỗi đời người. Họ muốn cầm trên tay tờ báo có thông tin công bằng, đa chiều, nóng hổi, mà phía sau mỗi dòng chữ có thể “đọc” thấy những đêm trắng, những khát vọng, những giọt mồ hôi. Họ muốn báo chí thay cả quyền hành pháp và tư pháp, muốn phanh thây lột da bọn tham nhũng, cường quyền, xảo trá, trác táng, nhân cách ba xu, muốn tung hô lên mây những người họ thương họ mến, muốn biết thần tượng của họ hôm nay bước chân trái hay chân phải ra ngoài cánh cửa, đi dép mầu gì. Họ muốn báo chí là kênh thông tin tin cẩn đầy ăm ắp và là chỗ dựa tinh thần của họ. Họ muốn khóc khi đọc báo, họ muốn cười khi đọc báo. Họ muốn nhiều thứ lắm. Trên phương diện từng con người cụ thể, họ đúng. Báo chí không phục vụ con người thì phục vụ cái gì đây?


Có vẻ như về mặt lý thuyết, quản lý truyền thông và nhu cầu đọc của độc giả dường như không có sự xung đột là bao. Nhưng trên thực tế, điều đó luôn luôn tồn tại, đã và đang tồn tại. Và sẽ còn tồn tại. Người đọc dường như không biết tỏ tường sự xung đột đó, và họ, hàng triệu người, cũng không cần biết. Họ dựng lên những áp lực khủng khiếp cho từng ngòi bút, cho từng tờ báo. Họ điện thoại, họ email, họ đến tận tòa soạn cằn nhằn, mắng mỏ. Họ nã đạn không biết mệt. Họ quên béng mất các phóng viên hay các tổng biên tập đi chăng nữa, trước hết cũng là các con người. Các câu hỏi của họ thật khó trả lời: Tại sao không có một dòng tin nào ngay khi bác Võ Văn Kiệt vừa mới mất, để họ phải lên BBC tìm đọc? Tại sao vụ Năm Cam báo chí thành công thế mà vụ PMU18 báo chí bê bết thế? Làm đẹp da mặt bằng đu đủ, xin hỏi thêm rằng đu đủ xanh hay đu đủ chín? Tại sao mưa to ghê mà hôm qua báo đăng nắng chang chang, làm họ ướt hết cả người? Giá giấy tăng hay sao mà dạo này báo in xấu thế? Họ hỏi thì các nhà báo biết hỏi ai đây?


Các nhà quản lý cũng nã đạn không ngừng. Những bản fax, những cú điện thoại, những tin nhắn SMS lúc nửa đêm mà không cần hồi đáp. Sao dạo này quảng cáo nhiều thế, đã đúng tỉ lệ đăng tải chưa? Phát nhuận bút cho anh em có đúng Nghị định 10 không? Định “dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ” hay sao? Chẳng mấy khi thấy hỏi han: tình hình phát hành thế nào; cậu XYZ khá đấy, bảo nó gửi loạt bài vừa rồi dự thi giải báo chí quốc gia đi; sao báo cậu có cả trăm phóng viên mà chỉ có hơn chục cái thẻ nhà báo – bọn còn lại nó biết làm nghề kiểu gì đây? Tôi không làm sao quên được hình ảnh một chị quản lý báo chí (giờ đã về hưu) qua tòa soạn uống bia, khi ra về chị còn tự tay chắt thêm 2 lít bia hơi vào chai nhựa để mang về nhà cho chồng chị. Khoảng không gian giữa các nhà quản lý báo chí và các tòa soạn, sao mà xa xôi thế.


Giữa hai làn đạn đó, ngày càng nhiều các tờ báo bị sụt giảm tia – ra, bị kiện ra tòa, bị này bị nọ. Có những ngòi bút sắc, đã tự im lặng, để tự mình lãng quên đi, những vết thương sâu.


Không biết tôi viết bài này liệu đã đi chính xác hay chưa, giữa hai làn đạn.


Chia xẻ!!!

Sunday 22 June 2008

ĐHQH Nguyễn Lân Dũng - Sáu bức xúc lớn nhất của nhân dân

Biết bác Nguyễn Lân Dũng từ hồi bác ấy làm chương trình KCT (hay tương tự, ko nhớ rõ tên lắm) trên TV, có mục trả lời các câu hỏi của người xem về mảng khoa học. Thích bác ấy vì cách trả lời nhanh nhẹn, ngắn gọn và nhất là hóm hỉnh - từ biểu lộ nét mặt đến ngôn từ. bác Dũng làm ĐBQH mấy năm rồi, thuộc nhóm ĐB chịu khó phát biểu và phát biểu khá trúng (những gì mình suy nghĩ). Đọc được bài này trên docbao, copy về đây và hightlight những ý tâm đắc hơn cả.

PS: Không biết bác Dũng có nằm trong số hơn 92% ĐBQH có vinh dự thông qua nghị quyết lịch sử là mở rộng Thủ đô lên tầm diện tích lớn thứ 17 trên thế giới không nhỉ?




Sáu bức xúc lớn nhất của nhân dân



11/05/2008


Tôi muốn chuyển đến Quốc hội và Chính phủ sáu bức xúc mà tôi cho là lớn nhất và được nhiều cử tri gửi gắm tôi phát biểu tại diễn đàn Quốc hội:

Một là, trước tình hình tổn thương đến từng hộ nhân dân trong cả nước do tăng giá đột phát, tôi đề nghị Chính phủ cần làm rõ ngoài các nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là gì? Có lẽ một nguyên nhân quan trọng là việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã để tăng lãi suất ngân hàng trong vòng 3-4 tháng từ 7-8% lên đến 17-18%, dẫn dến dư nợ tín dụng tăng gấp đôi và do đó tất yếu dẫn đến lạm phát. Điều 474 của Bộ Luật Dân sư quy dịnh: lãi suất ngân hàng cho vay không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Hai là, cần dừng ngay việc lấy đất ruộng lúa để làm khu công nghiệp, khu chế xuất, làm sân golf, làm khu du lịch. Công luận cho biết : mỗi năm cả nước mất đi 72 000 ha đất nông ngiệp mà phần lớn đều là các bờ xôi, ruộng mật.Với tư cách một nhà khoa học tôi xin thưa có một khái niệm mà mọi nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ. Đó là có một loại đất được gọi là đất có cấu tượng, đó là loại đất mà chất mùn do vi sinh vật tạo ra đã liên kết đất lại thành các viên có kích thước vừa phải, không nhỏ như đất sét, không lớn như cát, nhờ đó mà mang lại độ phì nhiêu cho đất ,vì tạo nên các khe hở để giữ nước, giữ không khí và giữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Muốn có đất có cấu tượng phải trải qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Bê tông hóa, lấp cát để xây dựng nhà máy hay trồng cỏ làm sân golf các vùng đất có cấu tượng là một hành động vô trách nhiệm đối với muôn đời con cháu chúng ta. Đấy là chưa kể đến việc đền bù cho dân với giá rất tháp, mà sau khi đổ cát lên thì lại bán cho nhà đầu tư với giá rất cao , khiến dan chúng rất bất bình. Không phải không có lý do mà bên Trung Quốc người ta quy định muốn chuyển đổi mục đích sử dụng của 5 mẫu Trung Quốc đất trồng trọt (tương đương với 1/3 ha) bắt buộc phải được sự chấp thuận của Quốc Vụ Viện (tức là của Chính phủ Trung ương). Người ta cũng đang san phạt các đồi núi thấp để xây dựng khu công nghiệp hoặc mở đường cao tốc lên tận Khu tự trị Nội Mông Cổ để xây dựng các Khu công nghệ gang thép rộng lớn. Bao giờ chúng ta chấm dứt được việc để cho các nhà đầu tư tự đi tìm địa điểm và chiếm dần hết các loại nhất đẳng điền ven các quốc lộ, tỉnh lộ ở hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, dẫn đến việc bần cùng hóa một số lượng lớn nông dân mất đất mà chưa thể chuyển đổi khả năng lao động.

Ba là, đừng để cho khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng doãng xa ra như hiện nay. Cần tìm mọi cách để xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao , vùng sâu, vùng xa và những người bị thiệt hại quá lớn do thiên tai ,dịch bệnh hay do bị mất việc làm. Cần xem xét tài sản của những người có chức, có quyền xem họ làm gì mà có ngần ấy biệt thự, ngần ấy trang trại, ngần ấy đất đai và ngần ấy ngân phiếu, cổ phiếu. Chỉ nhìn vào số tài sản ấy có thể đánh giá ngay họ có phải là công bộc của dân như khái niệm mà Bác Hồ đã quy định cho mọi cán bộ hay không?

Bốn là, không để việc coi khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trở thành những khẩu hiệu xuông, không có hiệu lực cụ thể. Hãy đầu tư đủ tầm và có trọng điểm để các nhà khoa học trong và ngoài nước có điều kiện cống hiến hết mình, biến tiềm lực kinh tế thành hàng hóa chất lượng cao đủ khả năng xuất khẩu bù đắp cho nhập siêu, làm cho nông dân không còn suốt đời lo sợ bọ rầy, đạo ôn, lo H5N1, lở mồm long móng, tai xanh …và làm cho các nhà lãnh đạo nông nghiệp không phải suốt tháng lo đi chống dịch mà không còn thời gian đâu nghĩ đến việc phải làm gì để 12 năm nữa có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hãy nghe kiến nghị của các nhà khoa học đầu đàn trong các Hội khoa học chuyên ngành để dũng cảm xây dựng lại một chương trình giáo dục phổ thông sao cho đủ sức sử dùng ổn định lâu dài và không chênh lệch bao nhiêu với trình độ quốc tế nhưng không quá tải với trẻ em - lứa tuổi đang cần có thời gian vui chơi và phát triển toàn diện.

Năm là, cần có tầm nhìn xa đề không phải lúng túng đối phó với tai nạn giao thông, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, lạm phát tiền tệ và tăng đột biến giá cả hàng hóa. Các nước khác có kinh nghiệm gì hay thì vì sao mình không học mà cứ phải xoay xở đối phó như chuyện nước đến chân mới nhảy. Ở đây có vấn đề chúng ta có biết phát hiện chính xác và tin tưởng thực sự vào những chuyên gia đầu ngành là người Việt dù ở trong hay ngoài nước hay không. Chúng ta cần học chủ tịch Hồ Chí Minh về thái độ tin cậy và trọng dụng nhân tài ngay trong những ngày đầy khó khăn khi mới dựng nước . Có chuyên gia nói với tôi rằng nếu họ có quyền họ chỉ cần vạch ra những con đường rộng 100m trên bản đồ thành phố, dùng 40m làm mặt đường hai chiều còn mỗi bên là 30m làm nhà cao tầng , khi đó chả cần đồng nào của ngân sách để đền bù, giải tỏa , mà cũng chả cần có đồng kinh phí nào cũng có ngay khối nhà đầu tư xin nhận xây dựng đường xá và các dãy phố khang trang ấy. Nếu không như vậy thì chỉ cần vài năm nữa không hiểu giao thông tại các thành phố lớn sẽ tắc tị đến mức nào? Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về chủ trương đối với ngươi Việt nam ở nước ngoài chưa được quán triệt đầy đủ dến các ngành , các cấp. Tôi mạnh dạn kiến nghị Nhà nước ta có quyết định đại ân xá cho tất cả những Việt kiều đã có những tiền án nhỏ từ cách đây những 33 năm, để họ có thể yên tâm về thăm lại quê hương và góp phần xây dựng đất nước.

Sáu là, cần mở rộng dân chủ để mọi người có thể nói công khai các ý kiến khác nhau, chỉ cần đó là các ý kiến xây dựng và có luận cứ chính xác. Tránh tình trạng áp đặt duy ý chí và hạn chế sáng kiến của đông đảo nhân dân. Tính ưu việt của chế độ lấy dân làm gốc phải biểu hiện ở chỗ không để tình trạng xét xử oan sai còn phổ biến khiến cho dân chúng khiếu kiện kéo dài và dẫn đến mất lòng tin vào tính pháp quyền của Nhà nước. Trong khi an ninh quốc gia luôn được bảo đảm tốt đẹp thì an sinh xã hội vẫn còn chưa được đảm bảo. Các vị đại biểu quốc hội hãy thử đọc cuốn sách "Trinh tiết xóm chùa" của nữ nhà văn Đoàn Lê để hình dung xem bộ mặt của nhiều làng quê nước ta đã và đang bị biến dạng ra sao. Hãy chịu khó nhìn vào các cửa hàng Internet mở ra khắp các nơi để nhìn xem số đông con trẻ chúng ta hiện nay đang tìm kiếm thông tin văn hóa, khoa học hay là đang ngập đầu mê hoặc trong các trò game online hoặc đang tán tỉnh nhau, lừa phỉnh nhau ngay từ tuổi vị thành niên. Đấy là không kể đến không ít thanh thiếu niên đang mất hết tương lai vì dính vào ma túy và HIV. Nhẽ nào đó sẽ là thế hệ chủ nhân ông khi chúng ta dự định đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại đấy .

Ai sẽ giải quyết sáu bức xúc nói trên nếu không phải là cả hệ thống chính trị của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng .

GSTS. Nguyễn Lân Dũng

Saturday 21 June 2008

Thất vọng lớn nhất Euro 98 với Hà Lan, Nga xứng đáng đi tiếp



Hà Lan chết theo cùng cách thứ của Croatia hôm qua: Tự đánh mất chính mình!!! Vẫn còn những đường phối hợp ban ngắn khá chính xác nhưng có lẽ đó là tất cả những gì còn lại của một Hà Lan ứng-cử-viên-lớn-nhất-cho-chức-vô-địch-tính-đến-hết-vòng-bảng. Giống Croatia, Hà Lan đá chậm chạp, lề mề, hoàn toàn thiếu lửa, thiếu tích cực và dường như không có tham vọng chiến thắng, không có chút nào. Ngoại trừ Schneijde tương đối năng động, còn lại các cầu thủ Hà Lan đều chơi mờ nhạt, kể cả thủ môn. Còn hàng hậu vệ Hà Lan thì tệ hại, super tệ hại, vô cùng thiếu tích cực và luôn để cầu thủ Nga áp rất sát vào khu vực 16m50, áp sát cầu môn. Đã hơn 1 lần toàn hàng thủ Hà Lan dừng lại vì nghĩ rằng có lỗi gì đó, để rồi cuống quít che che lấp lấp. Một bàn thắng của Nga ghi được từ tình huống đó và cả 2 bàn còn lại đều có dấu ấn lỗi hậu vệ Hà Lan.

Ngược lại, Nga - giống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua - áp dụng một chiến thuật phòng ngự đa lớp theo cụm khá hợp lý. Thông thường có 2 lớp với 4-5 cầu thủ, nhóm này giăng kín trước mặt ngăn ko cho Hà Lan đưa bóng xuống , đồng thời sẵn sàng áp sát kiềm chế ý định đột nhập cá nhân của đối phương. Điểm yếu lớn nhất của Nga có lẽ chỉ là khâu nhìn ngừoi trong các tình huống bóng chết, và bàn thắng duy nhất của Hà Lan có được từ một quả đá phạt do lỗi kèm người như vậy. Nhưng đối lại, các cầu thủ Nga rất chịu khó di chuyển nên mặc dù phòng ngự chặt nhưng khi có bóng vẫn luôn có 3-4 cầu thủ tham gia tấn công. Nga hnay chơi khá phong phú và sắc bén, từ các cú sút xa tới những quả tạt bóng biên hay đột phá trung lộ. Tiếc là khả năng dứt điểm của cầu thủ Nga còn chưa ở đẳng cấp thật cao, nếu ko họ đã có hơn 3 bàn thắng.

Giữa hiệp 1, đã cảm thấy ngờ ngợ tình huống Croatia - Turkey hôm qua nhưng tự nhủ không thể như thế được, bởi đây là Hà Lan. Khi Nga ghi bàn đã cảm thấy lo lắm nhưng vẫn còn tự trấn an. ần cuối hiệp 2 buộc phải nhìn thấy sự thật: Cơn lốc màu da cam đang chơi như vừa uống 2 liều thuốc ngủ mỗi người! Thành ra cũng như Croatia, Hà Lan ko có lửa, ko còn là chính mình, ko có bất cứ thay đổi chiến thật nào để đáp trả lối đá của đối phương, tất cả đều rờ rệt, lờ phờ.

Bàn thắng gỡ hòa 1-1 của Hà Lan có thổi lên một chút hy vọng, dù lúc đó đã nhận thấy Nga xứng đáng với chiến thắng hơn nhiều. Phút cuối hiệp 2, một cầu thủ Nga bị đuổi vì lỗi của... trọng tài, đã nghĩ rằng vậy là kết thúc, bất công với Nga nhưng để hà Lan của mình đi tiếp, thôi okay. Nhưng với 10 người, trong 2 hiệp phụ, Nga ghi 2 bàn thắng còn Hà Lan vẫn dật dờ!!!

Buồn thối ruột, nhưng Nga thắng xứng đáng...

Friday 20 June 2008

Đau quá, Croatia :-"

Bị hạ ở những giây cuối cùng của trận đấu, nhưng gây lo lắng và thất vọng từ trước đó nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ đã có một chiến thuật hợp lý, đeo bám chắ và kèm chặt người, phòng thủ vững, ko vội vàng nên ko tạo nên nhiều khe hở mà Croatia có thể tận dụng. Tiếc là Croatia ko có sự thay đổi chiến thuật cho phù hợp, vẫn tận dụng các đường truyền ban vừa và nhỏ nhằm kéo giãn đội hình bên kia tạo khỏang trống - mà đội bạn ko chịu lao vào, ko chịu giãn ra thì làm sao? Nhưng Croatia cũng đen đủi quá, mất mấy pha chắc ăn mười mươi mà ko ghi bàn nổi, nhất là quả bật xà ngang.

Trước trận đấu tin 100% là Croatia sẽ thắng dễ dàng. Đá xong hiệp 1 thấy chẳng dễ nữa nhưng vẫn tin là thắng. từ giữ ịêp 2 bắt đầu thấy lo lắng. Gần cuối hiệp 2 phải nghĩ đến chuyện hiệp phụ dù vẫn hy vọng ko cần hiệp phụ. Còn khỏang 5' lo lằn dã man vì đó là golden time của Thổ. Cuối cùng đành sang hiệp phụ. Nhưng Croatia vẫn ko đổi chiến thuật. Lẽ ra phải đẩy mạnh tốc độ, tích cực vây hãm và có thể bắn phá từ xa nhưng Croatia thân yêu vẫn tự tin (và chậm chạp) lên bóng để rồi bị hàng thủ của Thổ đẩy ra. Lo lắng ko chịu nổi.

Phút cuối cùng của ịêp phụ thứ 2, bùng nổ với bàn thắng quý giá, tin chắc đã vào bán kết. Sung sướng hò hét, hoa tay múa chân, xung quanh mấy đứa người Thổ ngồi sững sờ ko lên tiếng nổi. Nhưng chỉ 2' sau, đúng hơn là chỉ hơn 1' sau, đến lượt mình sững sờ ko nói nổi gì còn mấy thằng Thổ thì nhảy như bọn điên (như mình trứoc đó). Thổ gỡ hòa những giây đầu tiên của phút bù giờ thứ 2 trong khi thời gian bù giờ chỉ là 1 phút. trọng tài lẽ ra có thể kết thúc trận đấu trước đó vài tích tắc là Croatia đi tiếp. Số mệnh!!

Và số mệnh hoàn tất sự nghiệt ngã của nó trong loạt penalty. Sút 4, hỏng 3, ko còn gì để nói. Đau quá Croatia ạ!

Sunday 15 June 2008

Tập San Sử Địa 29: Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa - And a final message to BR

Download tại đây.

Giành cho những ai quan tâm đến vấn đề lãnh thổ đất nước và muốn tìm hiểu nó một cách khoa học. Tập San Sử Địa là một series chuyên khảo về lịch sử và địa lý do một nhóm giáo sư, sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn chủ trương. Tập san được xuất bản 3 tháng 1 lần, bắt đầu từ đầu năm 1966 và kết thúc vào đầu năm 1975 với 29 số.

Thật may mắn là số cuối cùng - số 29 - là tập chuyên khảo quý giá về
Hoàng Sa & Trường Sa với nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo này. Các bài viết được tập trung sau sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Tác giả tập san - Tiến sĩ Nguyễn Nhã - đã đồng ý đưa tập san lên internet phục vụ mục đích nghiên cứu, học tập. Hẳn nhiên ông mong muốn truyền bá tài liệu này để có ngày càng nhiều người nắm được vấn đề một cách khoa học, phục vụ cho công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Xin trân trọng cảm ơn ông và mong rằng người đọc sẽ góp phần truyền bá tác phẩm này thông qua blog cá nhân hoặc các diễn đàn trên mạng (có thể copy luôn bài viết này - thienha...).

Mình mà có quyền, e.g. làm Thủ tướng, thì sẽ mua bản quyền từ tác giả và cho xuất bản rộng rãi, phát miễn phí hoặc bán giá thật rẻ (nhà nước có thể trợ giá) cho bất cứ người dân nào muốn đọc tài liệu này. Đồng thời tổ chức các chuyên gia lịch sử và ngoại ngữ dịch tài liệu sang tiếng Anh, tiếng Pháp, thậm chí tiếng Trung, xúc tiến việc xuất bản, tuyên truyền tại các nước trên thế giới.

Mục lục của tập chuyên khảo này:

Tập san Sử Địa - Tam Cá Nguyệt San - Số 29 - Tháng 1, 2, 3 - 1975
Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa

  • Thử đặt vấn đề Hoàng Sa - Nguyễn Nhã
  • Quần đảo Hoàng Sa - Hoàng Xuân Hãn
  • Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt-phát lần cuối cùng tại quần đảo Hoàng Sa của phái đoàn chuyên viên hỗn hợp Nhật Việt vào mùa thu năm 1973 - Trần Hữu Châu
  • Phúc trình cuộc thám sát hòn Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa vào mùa thu năm 1973 - Trịnh Tuấn Anh
  • Những sử liệu Tây Phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay - Thái Văn Kiểm
  • Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải - Lam Giang
  • Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam - Lãng Hồ
  • Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thế kỷ - Hãn Nguyên
  • Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa - Sơn Hồng Đức
  • Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine - Lạp Chúc Nguyễn Huy
  • Phương diện địa danh học của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Võ Long Tê
  • Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Quốc Tuấn
  • Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của Hội Truyền Giáo Ba Lê - Nguyễn Nhã
  • Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay - Bà và Ông Trần Đăng Đại
  • Hoàng Sa qua những nhân chứng - Trần Thế Đức
  • Thư mục chú giải về Hoàng Sa Nhóm thư tịch sử địa
Tài liệu có thể download tại đây.

Diễn đàn Viện Việt Học có dự án số hóa toàn bộ Tập san, hiện tại có mục lục của toàn bộ 29 số của Tập san để người quan tâm tham khảo.

Ước gì mình ở Thành phố Hồ Chí Minh nhỉ, ắt sẽ đi lùng để mua được bộ tài liệu này, tiền bạc... vẫn là vấn đề nhưng sẽ cố điều chỉnh. Ờ, BR, giúp anh vụ này được không nhỉ, đảm bảo đền ơn xứng đáng?!

Saturday 14 June 2008

Nhớ cỏ non thành cổ

Đọc được tin nhạc sĩ Tân Huyền mất (http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/6/93210.cand), thấy buồn buồn và nhớ về "Cỏ non thành cổ" của ông. Thành cổ giờ đây lúc nào nhìn cũng yên tĩnh và lặng lẽ, vẫn ôm vào lòng bí mật của biết bao số phận máu xương.

Nhớ cả về những bức ảnh gửi về từ Quảng Trị với thành cổ sau lưng, chiếc mũ tai bèo trên tóc và nụ cười còn đọng mồ hôi nhưng rạng rỡ, như đang hớn hở "Đông Hà xin kính chào". Ngày ấy buộc phải nói dối, vừa áy náy, vừa thương...

Copy bài viết về "Cỏ non thành cổ" từ website Thanh Hải về đây để tưởng nhớ nhạc sỹ Tân Huyền.

" Có lẽ ít có sự so sánh đối lập nào ý nghĩa hơn thế. Thành cổ to lớn, trầm mặc. Cỏ non bé nhỏ, xanh tươi. Thành cổ rêu phong, cũ kỹ. Cỏ non đang vươn lên với sức sống dâng tràn. Nhưng giữa hai hình tượng ấy có một sợi dây nối kết - đó là lịch sử gian khổ, nhưng hào hùng của dân tộc. Nhạc sỹ Tân Huyền đã khéo chọn địa điểm ấy, cặp hình ảnh ấy để nhắc nhớ về một bài học làm người:

Cỏ non thành cổ
một màu xanh non tơ
Bình minh thành cổ
cỏ mềm theo gió đong đưa



Trên đất nước ta nhiều nơi có thành cổ (Cổ Loa, Hoa Lư, Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn Tây, Diên Khánh, ...), nhưng thành cổ ở đây nói với chúng ta về Quảng Trị, nơi cách đây 33 năm (Thanh Hai post bài này năm 2005 - thienha...) đã diễn ra những trận đánh khốc liệt với sự hy sinh của hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ. Nơi ấy mỗi mét vuông đất đã hứng chịu hàng tấn bom đạn và cũng hòa trộn biết bao xương máu của những người ngã xuống:

Cỏ non Thành cổ, một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ

Người vợ nào, người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ
khi chồng con không trở về ...



Bài hát ngắn gọn, chậm rãi như những bước đi trầm tư, có phút giây chợt ngẫm nghĩ về quá khứ. Lời nhắc nhở nhẹ nhàng, tha thiết như vang lên đâu đó sau mỗi bước đi:

Cho tôi hôm nay vào Thành cổ
thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ

Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình
với người hy sinh trên mảnh đất quê mình ...

Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình
với người hy sinh cho hạnh phúc quê mình ...



Để thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên những người như Nguyễn Văn Thạc, Lê Văn Huỳnh, Lê Binh Chủng (*) và biết bao các anh, các chị khác đã trọn đời yên nghỉ nơi đây. Không quên!

(*) Ðọc "Mãi mãi tuổi hai mươi", "Những lá thư thời chiến Việt Nam"



Vẫn ước một ngày được vào viếng thăm thành cổ và thắp hương ở nghĩa trang Trường Sơn.

Friday 13 June 2008

Hà Lan chiến thắng!!!




Đánh cuộc với tiểu ni cô về tỉ số chênh lệch giữa Hà Lan và Pháp - vì cả hai đều tin chắc Hà Lan thắng rồi. Tiểu ni cô chọn trước và chỉ dám nghĩ Hà Lan thắng chênh 1 bàn, còn mình đã xem 2 trận trước của Pháp với Hà Lan nên tự tin hơn, bắt Hà Lan thắng chênh 2 bàn. Và rốt cục không ai đúng cả, cơn lốc màu da cam thổi bay các chú gà trống với tỉ số kinh hoàng: 4-1, chênh 3 bàn, thật khó ngờ!!!

Quay lại với trận đấu, phải nói rằng Pháp đá hay hơn trận gặp Ru-ma-ni. Họ chơi nhanh hơn, tích cực hơn và có nhiều pha bóng nguy hiểm hơn trận trước. Tiếc rằng đối thủ của họ lần này ko còn là Ru-ma-ni nữa mà là một Hà Lan trẻ trung, đầy năng lượng với lối phản công thần tốc, sắc bén và khả năng dứt điểm chính xác tuyệt diệu. Hàng thủ vững vàng, thủ môn điêu luyện, hàng tiền vệ chủ động giữ nhịp trận đấu, ban chuyền tự tin và chính xác, phối hợp tiến lui nhịp nhàng và tỏ ra quyết đoán, nhanh nhạy khi quyết định tấn công. Và 4 bàn thắng là những gì mà một hàng tiền đạo hay nhất mong ước giành được trong một giải đấu như EURO. Nhớ nhất bàn thắng thứ 3 - một kết quả kiểu mẫu của bóng đá đẹp = Sự phối hợp đồng đội + Khả năng dứt điểm cá nhân: Từ một pha đi bóng ở gần giữa sân, mặc dù bị 2 hay 3 cầu thủ Pháp vây chặt, cầu thủ Hà Lan làm động tác giả tiến lên rồi đánh gót về cho đồng đội, qua một đường chuyền dài và một đường chuyền trung bình, bóng đến chân Robben, cầu thủ này đi bóng thêm đôi nhịp và từ một góc sút tưởng như hơi hẹp tung ra một cú sút mẫu mực làm sững sờ toàn bộ khán giả trên sân cũng như hàng tỉ người chứng kiến qua màn ảnh TV. Chiến thắng của Hà Lan rõ rệt và tưng bừng đến mức ngay cả các CĐV của Pháp cũng khó có thể phàn nàn thêm điều gì.

Hạ đương kim vô địch tế giới 3-0, hạ đương kim á quân thế giới 4-1, Hà Lan có quyền tự hào và nghĩ tới một mốc son xứng đáng!!!

Thursday 12 June 2008

Croatia chiến thắng!!!



Hôm nay cả chỗ Union Bar có mỗi 2 người ủng hộ Croatia - và Croatia chiến thắng, thế mới sướng!!! Cách đá của Croatia rất tự tin, chủ động từ việc cầm giữ bóng, điều chỉnh nhịp độ, tấn công, phòng thủ, các pha phối hợp nhỏ đạt độ chính xác cao nhìn sướng cả mắt. Tuy nhiên, thú thật là cách đá đó khiến cho mình xem cứ lo thon thót vì chỉ một sơ suất nhỏ - ví dụ như một cú chuyền ban hỏng là rất có thể bị các cầu thủ Đức chớp lấy và ép lên. Và công bằng mà nói, đội tuyển Đức đã nhiều lần chớp được các cơ hội ấy, tiếc là (hay may mắn là) các chân sút của họ có vẻ ko có duyên hôm nay.

Chiến thắng 2 trận và xét tương quan với các trận khác, Croatia đã nắm chắc ngôi đầu bảng nên có thể nhìn tới vòng tứ kết. Nhìn các cầu thủ Croatia chơi thong thả và tự tin như vậy thì thích nhưng vẫn hơi lo vì đối đầu với một đối thủ có tốc độ cao và khả năng dứt điểm sắc bén như Hà Lan, Croatia sẽ gặp vô số khó khăn. Hy vọng HLV sẽ điều chỉnh đấu pháp phù hợp cho từng trận. Sẽ hay hơn nếu Croatia tích cực hơn nữa trong khâu tấn công và dứt điểm, trận này tốt rồi nhưng đôi khi hơi cầu toàn và hơi thiếu những cú đột phá mạnh mẽ cùng với những cú sút quanh khu vực 16m50.

Thôi, làm việc đi, mất tgian cho bóng đá quá.

Sunday 8 June 2008

Tưởng niệm Xuân Sách

Ngày bé tí, biết tới Xuân Sách qua "Đội du kích thiếu niên Đình Bảng" nổi tiếng một thời. Ông cũng là tác giả bài thơ được phổ nhạc thành bài hát "Đường chúng ta đi" tuyệt diệu qua sự thể hiện của ca sĩ quân đội Doãn Tần (nhóm Trọng Tấn - Đăng Dương - Việt Hoàng trình bày cũng ổn). Nhưng ấn tượng về ông hơn cả là hồi năm thứ nhất ĐH, trên con tàu vào Vinh, mấy thằng SV nghe thầy Cương đọc một số bài trong "Chân dung nhà văn" của ông. Tập chân dung này ấn tượng hơn nhiều so với "Chân dung các nhà thơ" của Trần Đăng Khoa hay Trần Mạnh Hảo gì đó mấy năm sau này - nó họa nên hình ảnh 99 nhà thơ, nhà văn + 1 bài tự họa, mỗi người bằng một bài thơ ngắn xây dựng bởi tên các tác phẩm nổi tiếng nhất của họ, và qua đó lột tả hoặc tính cách, hoặc cuộc đời, hoặc số phận của họ - ít nhất là qua đôi mắt của Xuân Sách. Tưởng niệm Xuân Sách - người vừa mất hôm 2/6, xin chép lại đây một vài chân dung tâm đắc nhất.

15.
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan

68.
Hồn đã vượt Côn đảo
Thân xác ở trong lao
Bởi nghe lời mẹ dặn
Nên suốt đời lao đao.

69.
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.

89.
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!

100. Xuân Sách (Tự hoạ)
Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa Đình Bảng người du kích
Đau đớn Bạch Đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.

Saturday 7 June 2008

Học để yêu

Lần đầu tiên đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tập 1 của bộ tuyển tập mang tên tác giả do A.N tặng. Ban đầu hơi nghi ngờ về chất lượng khi nhìn cuốn sách giấy trắng mịn, bìa 2 lớp, lớp ngoài in hoa văn trang nhã, lớp trong cứng cáp, màu đỏ, rất đẹp - cái bệnh nghi ngờ của một kẻ đã bao năm hài lòng theo đuổi những cuốn sách tương đối kinh điển, twenty-secondhand, in trên giấy đen, sần sùi, góp nhặt dần dần qua các hiệu sách cũ. Đọc và ngay lập tức bị cuốn hút vào mạch tâm tình của tác giả. Qua từng trang sách, thực sự cảm nhận được một tâm hồn có một tình yêu lớn đối với cuộc sống bình dị và với nhân dân - một tình yêu dường như hơi cũ kỹ và lạc lõng trong cái xã hội xô bồ mà tác giả cảm nhận từ ngày đó. Bài thơ dưới đây nằm trong "Bài học vỡ lòng của tôi", tiếc là giờ đây người ta ko dạy những điều như vậy nữa, cuộc sống vật chất và nền văn hóa học đòi phương Tây cuốn đi mất rất nhiều...

Yêu ai?

Trò đi học để yêu ai?
Thưa tôi đi học để yêu người gần xa
Gần là yêu mẹ yêu cha
Trước là anh chị, sau ra họ hàng
Sau rồi tới kẻ lân bang
Tôi yêu, yêu hết kẻ sang người hèn
Bao nhiêu kẻ lạ cùng quen
Cùng nhau đã có mặt trên hoàn cầu
Là tôi yêu chẳng xiết đâu
Ấy tôi đi học chỉ cầu thế thôi.

Highly recommend những ai thích đọc bộ Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập.

Friday 6 June 2008

Nowhere man

Tặng bản thân và những ai cảm thấy một điều gì đó khi nghe ca khúc này.











He's a real nowhere Man,
Sitting in his Nowhere Land,
Making all his nowhere plans
for nobody.

Doesn't have a point of view,
Knows not where he's going to,
Isn't he a bit like you and me?

Nowhere Man, please listen,
You don't know what you're missin',
Nowhere Man, the world is at your command.

(lead guitar)

He's as blind as he can be,
Just sees what he wants to see,
Nowhere Man can you see me at all?

Nowhere Man, don't worry,
Take your time, don't hurry,
Leave it all 'till somebody else
lends you a hand.

Doesn't have a point of view,
Knows not where he's going to,
Isn't he a bit like you and me?

Nowhere man please listen,
you don't know what your missin'
Nowhere Man, the world is at your command

He's a real Nowhere Man,
Sitting in his Nowhere Land,
Making all his nowhere plans
for nobody.

Making all his nowhere plans
for nobody.

Making all his nowhere plans
for nobody.

Tuesday 3 June 2008

Lãng xẹt

Giá cả nhu yếu phẩm tăng vùn vụt, chứng khoán sụp đổ không thể cưỡng lại, một số quỹ nước ngoài rút vốn, điện bị cắt bất cứ lúc nào, đồng USD đột ngột tăng giá, các ngân hàng cạn kiệt nguồn tiền mặt (nên mới đưa ra lãi suất cao ngất trời nhằm gom vét nốt những đồng tiền còn lại trong dân), ông Tiến hóa ra vô tội, những trụ đường bê-tông-cốt-tre đầy tính sáng tạo của PMU18 vẫn chưa được trả lại danh dự, nhà báo bị bắt và miễn bình luận, tướng Quắc bị khởi tố, danh tính người chạy chức ở Cà Mau vẫn bí mật, nhập siêu 6 tháng đầu năm vượt quá chỉ tiêu cả năm, siêu ô-tô về hàng loạt bất kể chi phí, máy bay riêng bắt đầu về Việt Nam, xung đột do cổ vũ bóng đá dẫn đến đổ máu và chết người, hàng loạt tai nạn giao thông nghiêm trọng, đình công lan tràn, phụ nữ Việt Nam sang HQ lấy chồng và bỏ mạng nơi xứ sở kim chi, hàng trăm lao động Việt Nam chết ở Malaysia mỗi năm, Quốc hội đồng ý giảm chỉ tiêu tăng trưởng (ko hiểu để làm gì), Thủ đô được quyết định mở rộng, vịnh Hạ Long được quay lại danh sách bình chọn của tay leo núi người Thụy Sỹ, Đà Nẵng đi đầu trong việc kiểm soát việc học sinh sử dụng blog vào mục đích xấu - đồng thời giao cho các trường học trách nhiệm giới thiệu blog tốt cho các bạn trẻ đó, phao thi vẫn rải trắng kỳ thi tốt nghiệp PTTH, tin đồn tràn lan, chính phủ khuyên người dân nghe và tin theo nguồn tin chính thống nhưng một thông tin chính thống khuyên người dân mua CK khi cổ phiếu còn khoảng 700 điểm và giờ xuống tới gần 400,... Điều gì đang xảy ra vậy?

Một số nơi, một số người đã bắt đầu dùng từ "khủng hoảng". Nhưng chính phủ bảo "hãy tin" rồi nên không việc gì phải lo cả, em nhỉ? Nào, ta hãy vui lên, hãy lạc quan cùng đọc vài câu thơ tình yêu bên chén rượu sóng sánh ánh mắt và ánh nến lung linh:

"Vũ trụ nội mạc phi phận sự..."

Xin lỗi em, anh vẫn chưa thoát hẳn ra được cái mớ bùng nhùng chết tiệt trong đầu.

Thằng này láo, dám tư duy logic hả!!!

(Một phần bài viết ngày 17/4 của WhiteBeard trên diễn đàn VietPhD, có thể xem bản đầy đủ tại: http://www.vietphd.org/showthread.php?t=744 )

Sở dĩ copy lại vì thấy nó rất gần với quan điểm của mình về vấn đề này. Tên blog do tôi tự đặt.

7 kì quan thế giới và nỗi nhục Việt Nam...
Mấy hôm nay có theo dõi chuyện Vịnh Hạ Long mà cảm thấy buồn.

Vịnh Hạ Long đã bị lọai khỏi danh sách kì quan số một thế giới.

Đã dự đoán trước điều này từ lâu rồi, ngay từ khi bắt đầu bình chọn. Mấy hôm sau trên đài báo, diễn đàn đi đâu cũng thấy kêu gọi vote ủng hộ Việt Nam. Cảm giác của tôi là gì? Xin lỗi, nói thẳng ra là nhục.

Ai cũng biết, các tên miền trên internet được bán tự do, chỉ cần chưa được ai mua là có thể đăng kí. Vì vậy, một tay leo núi người thụy sĩ ( Canada) buồn buồn lập cái website, tên có vẻ kêu một chút (bảy kì quan của thế giới) sau đó list một vài các địa danh để bầu chọn. Chỉ có vậy thôi mà dân Việt Nam ta lao vào vote, nhằm mục đích đưa Vịnh Hạ Long trở thành kì quan số một thế giới (trên website của một thằng cha leo núi).

Sự ngu dốt và thiếu IQ đó xuất phát từ một số người lãnh đạo, bộ trưởng bộ giáo dục, từ bọn phóng viên báo chí việt nam lá cải, vietnamnet, dantri, thanhnien... cho đến mấy lão lãnh đạo, quản lý vịnh Hạ Long, và bản chất đằng sau chính là sự háo danh một cách ngu xuẩn. Tại sao người ta cứ nghĩ, cứ được một cái vote cao hơn là giá trị của mình tăng. Giá trị của vịnh hạ long không hề được tăng lên, kể cả nó được rank cao do báo chí "vận động toàn bộ nhân dân đi bầu", do bộ trưởng đích thân gửi công văn vận động toàn thể HSSV đi bầu.

Đáng buồn là, hàng triệu người dân việt nam, già có, trẻ có, khuân vác có, trí thức có, sinh viên có, tiến sĩ có... ùn ùn kéo đi bầu chọn, như một bầy cừu, con đầu tiên đi đâu, con thứ hai cun cút chạy theo, con thứ 3 lại chạy theo hai con đầu và quy nạp cho con thứ n...

Khi người chăn cừu đá một cái, con thứ nhất kêu oẳng một tiếng, rồi chạy tọt vào trại. Con thứ 2 không hiểu gì cả, cũng tự kêu oẳng một cái, rồi chạy theo con thứ nhất, rồi kéo theo con thứ 3 rồi cả đàn.... Cũng tiện. Chỉ cần đá một con, điều khiển cả bầy. Chăn cừu cũng sướng......

Và sau khi hàng tỷ tỷ đống tiền thuế nhân dân đựoc bỏ ra chỉ để vận động cho cái danh hão, thì tay leo núi kia mới chơi bài ngửa, muốn tiếp tục đứng đầu trên website của nó thì phải nộp $5000. Các website khác muốn link đến nó phải trả $5000 một lần để trở thành danh thắng số một thế giới.

Bao nhiêu vị hùng hục đi bầu, nhiệt tình vì danh dự tổ quốc bây giờ mới ngã ngửa người ra. Báo chí sung sướng lăng xê, Hạ Long là danh thắng số một thế giới, bây giờ hốc mặt ra, không biết gỡ nhục ra sao.... Làm rầm rộ cho lắm vào, đủ các báo tiếng tăm, bây giờ thì trắng mắt ra một lũ ngu.

Đây cũng là bằng chứng hùng hồn cho việc: Ngoài sự nhiệt tình, vote vì lòng yêu nước, người ta cần phải có thêm cái đầu nữa. Danh hão mãi cũng chỉ là danh hão mà thôi.

Tôi xin phép được copy lại nguyên văn một vài câu phát biểu của vị lãnh đạo trên báo
Cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do New Open World phát động không được UNESCO ủng hộ vì không có bất cứ tiêu chí cụ thể nào. Thêm nữa tổ chức này lại do một nhà leo núi Thụy Sỹ đứng ra thành lập nên thiếu thuyết phục. Theo ông, cuộc chơi này có xứng với nguồn lực to lớn mà chúng ta bỏ ra lâu nay?

Tôi thấy đây là một cuộc chơi hấp dẫn và có ý nghĩa.
Vì khi tham gia cuộc chơi này, ít nhất hình ảnh của Vịnh Hạ Long sẽ được thế giới biết đến nhiều hơn, hình ảnh và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng rõ nét hơn. UNESCO là tổ chức mang tính chính thống. New Open World mặc dù không phải là một tổ chức chính thống được tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận nhưng phải thừa nhận rằng họ đã đưa ra một cách làm khách quan, đề nghị mọi người bằng cảm nhận khách quan để đánh giá đâu là kỳ quan đẹp nhất, một cách công khai. Có một điều chắc chắn là nếu Vịnh Hạ Long tham gia cuộc bình chọn này thì thế giới sẽ biết nhiều đến Vịnh Hạ Long và VN hơn.
Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng đây là một cuộc chơi mới, mang tính chuyên nghiệp.

Tôi không thể chịu nổi trước câu phát biểu này. Thằng cha này ngu quá. Nếu thế giới biết về Viêtnam qua sự kiện này, thì chúng ta sẽ chỉ thêm nhục mà thôi.

Tôi liên tưởng đến một số sự kiện xảy ra trong giới khoa học việt nam và giật mình. Trong giới khoa học, có khái niệm degree mill, chuyên cung cấp những bằng cấp hữu danh vô thực. Rất nhiều Trí thức việt nam quá biết hiện tượng này, nhưng vẫn giả vờ không biết để dùng cái mác đó nhằm trục lợi leo cao, tận dụng tâm lý bầy cừu của dân Việt để leo cao... Ví dụ, rất nhiều tổ chức như IBC, IAB... cung cấp những bằng cấp như:"Bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ 21", Top 500 vĩ nhân, niêm giám ai là ai, viện sĩ viện hàn lâm khoa học New York,... với giá 200-1000$ tùy mức độ vinh danh ít hay nhiều. Và sau khi bỏ một chút tiền còm để mua bằng vô giá trị, nhưng nghe rất kêu, Viện sĩ viện hàn lâm khoa học New York, vị Viện sĩ mới tức tốc gọi một thằng nhà báo thất nghiệp, đang thiếu ý viết bài để giao theo hạn kiếm chút tiền mua quần lót cho bạn gái, đọc cho nó chép một bài nô văn. Và như thường thấy, ngay ngày hôm sau, trên báo dântri,vietnamnet.... một loạt các nhân tài xuất hiện với đủ các tên rất kêu, GS, VS, TSKH, Bộ óc vĩ đại, mới 30 tuổi đã là tiến sĩ ,... Với tâm lý đám đông, lập tức dân Việt mình túm lấy, thấy c.. tưởng vàng, "Báo đã đăng rồi cơ mà", và người nọ đồn người kia, do cùng hưởng hệ thống giáo dục 16 năm thầy đọc trò chép học thuộc lòng, không có khả năng tư duy độc lập,
con cừu nọ dồn con cừu kia, thi nhau chạy vào chuồng. Nếu ai đó có chút suy luận logic, có phương pháp luận khoa học, đặt dấu hỏi thì lập tức các con cừu khác xúm vào dồn cho con kia tơi bời, với khẩu hiệu:" Việt Nam vĩ đại, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thằng kia là thằng nào mà dám đặt dấu hỏi cho sự thành công của các vị thiên tài, đã được đăng báo dân trí cơ mà. Chắc nó GATO đây, ném đá cho nó chết. Dám tư duy logic à."

Monday 2 June 2008

Don't believe in my blast, it's a big LIE!!!

Đây là cái blast cần được tự thú là big lie, ghi lại để tiện theo dõi.

"Chỉ tiêu tăng trưởng đề nghị giảm về 7%, lạm phát có cố gắng lắm cũng chỉ giữ nổi ở mức 22% => Whatever whoever says, sự thật là đời sống nhân dân bị kéo lùi 3 năm..."

Trước hết hãy phân tích đơn giản về tăng trưởng và lạm phát đã. Mấy năm qua VN có tốc độ tăng trưởng rất cao, khoảng 7-8%/năm, nên nếu cứ lấy béng là lấy 8% cho hòanh tráng 3 năm liền thì tăng trưởng và lạm phát sẽ thế này: Cách đây 2 năm ta có 100 VNĐ, cách đây 1 năm nó trở thành 108 VNĐ, đến năm nay nó là xấp xỉ 117 VNĐ và đầu năm tới sẽ vào khoảng 126 VNĐ. Tuy nhiên do lạm phát 22% (là mức thấp nhất có thể theo lời Bộ trưởng Bộ Tài chính hay kế hoạch đầu tư gì đó) nên giá trị của 126 VNĐ này thực ra chỉ xấp xỉ 98 VNĐ cách đó 3 năm về trước.

Có nghĩ là nếu năm nay ta vẫn đạt tăng trưởng 8% (gần như ko thể) và kiểm soát được lạm phát ở mức 22% (mức tốt nhất có thể) thì sang đầu năm 2009, đời sống nhân dân sẽ đạt mức gần bằng mức năm 2006!!! Ta đạt được thế này là còn nhờ thêm giả thuyết rằng ko có chút lạm phát nào trong 2 năm 2006 và 2007.

(Đây là ví dụ đã đơn giản hóa của 1 người ko có chuyên môn kinh tế nhưng tin rằng nó ko sai lắm, tuy nhiên nếu có ai giúp hiểu rõ hơn thì hết sức cám ơn).

Nhưng mà nếu thế này thì cái blast đúng rồi còn gì nữa, sao lại tự gọi là big lie? Bởi vì nó đúng mà không đúng! Nó đúng cho cái chung mà ko đúng cho cái riêng, nên thành ra nó lại sai. Tại sao?

Bởi vì đây: Một, hai năm vừa qua là thời gian mà nhiều chiếc xe sang trọng hàng đầu thế giới về với các đại gia Việt Nam nhiều nhất, giá trị mỗi chiếc xe đó lên nhiều chục tỷ, ví dụ đây: http://tapchiktnn.no-ip.info/am/modules.php?name=News&file=article&sid=28248 - xe Rolls-Royce Phantom đời 2008 trị giá 23 tỷ VNĐ (khỏang 1,5 triệu USD), gắn biển số 77L-7777 (là số bốc ngẫu nhiên đấy). Còn hàng loạt ví dụ tương tự về ô-tô siêu sang có thể tìm thấy trên báo chí và trị giá cái nào cũng tính theo hàng trăm nghìn và đơn vị USD trở lên, giờ nhiều ko đếm xuể nữa. Nên nhớ rằng để sở hữu những chiếc xe đẳng cấp thế giới đó, ở VN, người ta phải bỏ ra nhiều tiền hơn rất nhiều so với các đại gia thế giới do chính sách thuế của nước ta. Bởi vì đây, VN ta bắt đầu có máy bay riêng mà riêng tiền thuế lên tới 4 tỷ VNĐ còn tiền mua là trên 113 tỷ (7 triệu USD). Hay ở mức độ thấp hơn nhiều, là các điểm vui chơi giải trí nhân các dịp lễ lạt vẫn cực kỳ đông khách, thậm chí ko đáp ứng nổi nhu cầu của khách.

Nghĩa là gì? Là những suy thoái, lạm phát xấu xí kia ko ảnh hưởng đến các bậc đại gia, tiểu gia hay giới trung lưu như cái blast vớ vẩn của tôi. Với mức lạm phát ấy, những người ấy chỉ cần mua xe từ 1.5 triệu xuống độ 1 triệu USD, máy bay 7 triệu xuống 5 triệu USD, thay vì đến các tụ điểm vui chơi hàng ngày giờ chỉ đến 1-2 ngày/tuần, thay vì ăn hàng 2-3 lần/tuần giờ lui xuống 1-2 lần, và thế là ổn cả, đời vẫn đẹp như thường.

Vậy thì sao? Tổng số tài sản trong nước chỉ có bấy nhiêu thôi, người này có thì người kia thôi, người này hưởng thì người kia nhịn. Nghĩa là những người không có cơ hội, không có vốn, không có khả năng kinh doanh, ko năng động, ko bám được vào cái gọi là WTO thì sẽ phải chịu mức lui của cuộc sống nhiều hơn các đại gia và do đó, thấp hơn mức trung bình kia tương đối. Theo ý nghĩ cá nhân thì logic này dẫn tới hệ quả là cuộc sống của bộ phận lớn trong nhân dân sẽ giảm khoảng về ít nhất 5 năm trước đây chứ ko phải con số 3 năm trung bình nữa.

Thì đấy, lạm phát đánh vào giá ô-tô và ta đã có thuế cao, giờ tăng thuế tiếp, xe siêu sang vẫn tràn về ko gì ngăn nổi. Còn đấy, lạm phát đánh vào nồi cơm gia đình thì những cái bụng mốc meo sau buổi cày đành phải bằng lòng với miếng thịt mỡ mỏng hơn ngày hôm qua.

Thương thay!!!

PS: Để tránh hiểu lầm như bạn none từng hiểu trước đây, tớ nói rõ luôn là tớ chả ghét người giàu tí nào, thậm chí tớ còn mong được giàu có như họ, hoặc 1/2, 1/3 họ, mong lắm, để ko phải góp mặt với những người mà dù ở vị trí nào tớ cũng vẫn xẻ chia và đồng cảm.

Sunday 1 June 2008

A Britsh' talent

Lần đầu tiên em bé đó lên sân khấu "British's got talents" cách đây hơn 1 tháng. Faryl Smith - 12 tuổi, gầy gò và nhìn hơi có vẻ bệnh tật nữa. Cô bé còn run run khi bước ra sân khấu với ánh đèn chói lòa, miệng cười hồi hộp đầy nét trẻ con, phô ra hàm răng hơi sún sún, em bé mặc một chiếc váy đơn giản, thẳng băng, đứng cũng thẳng tuột, bàn tay trái nắm lấy bàn tay phải, vặn vẹo. Cô bé thậm chí chưa biết đứng nghiêng hay xoay ngang nghoẹo dọc như các thì sinh khác. Bên ngoài ông bố cô bé cũng hồi hộp theo, hai bàn tay nắm vào nhau đặt trước ngực và đăm đăm nhìn con gái. Tất cả toát lên một sự yếu ớt, đáng thương.

Nhưng khi cô bé cất tiếng hát thì tất cả biến mất- ko còn vóc dáng nhỏ nhoi, ko còn đôi bàn tay nhỏ xíu, ko còn cặp mắt lo lắng của người cha, hay đúng hơn là ko còn bất cứ gì khác trên đời ngoài tiếng hát tựa một khúc ca từ thiên giới. Cô bé chọn "Ave Maria" - một ca khúc quá ư quen thuộc với người dân Anh và với hàng tỉ người khác trên thế giới. Có lẽ đã có hàng ngàn, hàng triệu người cất lên khúc ca này một mình và hàng tỉ lượt bài hát vang lên trên khắp các nhà thờ Thiên Chúa Giáo, nhưng có lẽ chưa bao giờ người ta được chứng kiến một hình ảnh kỳ diệu như hôm nay. Một hình dáng mong manh, khuôn mặt đắm chìm sâu sắc vào một cảm xúc nghiệm thấy tự nội tâm, đôi mắt sáng ngập tràn một niềm tin, và giọng hát trong veo, già dặn, thành kính, tin tưởng, âm vang tràn ngập khắp sảnh đường. Ko một ai gây ra một tiếng động, tất cả như ngơ ngẩn xuất thần, và cô bé thực sự giống như một thiên sứ giáng trần với lời hát ngập tràn lòng nhân từ của đức Chúa. Những gì phi phàm nhất thường bắt nguồn từ những gì đơn giản nhất. "Ave Maria" mà mình đã nghe bao lần (và ko thực sự quá ấn tượng) khiến cho toàn thân nổi gai ốc và dường như run lên theo từng nhịp hát, cảm thấy dường như thực sự có Thiên Chúa và ngài đang nói thông qua giọng hát của em bé mỏng manh kia.

Trải qua nhiều vòng thi, lần nào cũng hát Ave Maria và lần nào cũng khiến toàn bộ nhà hát lặng đi trong sự thành kính, Faryl Smith là một phát hiện kỳ lạ của cuộc thi năm nay, một tatent thiên bẩm của Anh quốc và là tạo vật gần với Thiên Chúa nhất mà mình từng biết đến.

Thật kỳ diệu khi chứng kiến một em bé nhìn gầy gò, yếu đuối như thế nhưng luôn khẳng định rõ ràng và mạch lạc: "I really, really, really want to win" rồi thực sự làm hết sức mình để đạt tới vị trí cao nhất ấy.

Tiếc rằng Faryl Smith ko đạt được ước mơ vì tất cả chỉ có thể có 1 giải nhất, nhưng cô bé là hình ảnh đẹp nhất mà mình chứng kiến trong suốt cuộc thi này!!!