thienhadebetanhhung (18/6/2008)
Cái được của cuốn này là vẽ nên một thực trạng khá phổ biến trong xã hội, được tích lũy qua kinh nghiệm và môi trường, điều kiện làm việc của tác giả. Nhưng có lẽ cái được cũng dừng lại luôn ở đây. Còn lại: Văn phong chất lượng thấp (chỗ này khó tìm từ quá) và không hấp dẫn, bố cục thiếu chặt chẽ và nhiều chỗ phi thực tế, phi logic (cái này thì vô số, một ví dụ ngẫu nhiên là chuyện anh chàng Lâm cứ bí mật lấy hàng trăm nghìn USD từ tài khoản 1 anh khác để đánh bạc TRONG BAO NHIÊU THÁNG TRỜI, vậy mà ko ai phát hiện, chả lẽ anh kia ko bao giờ kiểm tra tài khoản của mình, và ngân hàng chẳng bao giờ làm công tác kiểm toán, tổng hợp?), xây dựng kịch tính nhạt mặc dù có rất nhiều chỗ có thể tại kịch tính cao, giải quyết vấn đề quá đơn giản, tiêu biểu là ở đoạn kết cục - ông chủ ngân hàng lấy tiền riêng mấy chục tỉ ra bù lại số tiền cậu quý tử Lâm mang đi đánh bạc!!!
Và có lẽ cái dở nhất của câu truyện này là dù khá dài, nó không mở ra bất cứ một hướng giải quyết hay suy nghĩ nào cho thực trạng nó nêu lên: Các cán bộ cấp cao có hùn vốn kinh doanh cùng giới xã hội đen vẫn ko lộ mặt, các cán bộ CA nhận lương của XH đen ko bị xử lý gì, các đường dây làm ăn đen tối lợi dùng quyền lực - báo chí - quan hệ vẫn bình yên,... Thành ra đọc xong chỉ biết tin rằng nó còn như thế nữa, như thế mãi và chẳng bao giờ giải quyết được vì không có bất cứ giải pháp nào, bất cứ ai quan tâm giải quyết, tất cả những gì tiến hành ở đây đều chỉ để bảo vệ anh chàng con thứ trưởng.
Tất nhiên nếu đây là một truyện kiểu hiện thực phê phán của ai đó thì có thể châm chước, nhưng với tác giả Nguyễn Như Phong thì người đọc trông đợi nhiều hơn.
PS: Các phần viết về CNTT đúng là cách viết của một người không biết tí gì về CNTT và quá tự tin đến nỗi không buồn tham khảo ai đó biết về CNTT. Thành ra đến bộ phim cũng bị phốt về các chi tiết CNTT này.
Nghĩ đến ví dụ Da Vinci Code, để viết nó tác giả phải thai nghén, tìm tòi tài liệu tham khảo về lịch sử, tôn giáo, địa lý, đi khảo sát các công trình kiến trúc, vv và vv. Như thế gọi là lao động nghệ thuật nghiêm túc.
Cái được của cuốn này là vẽ nên một thực trạng khá phổ biến trong xã hội, được tích lũy qua kinh nghiệm và môi trường, điều kiện làm việc của tác giả. Nhưng có lẽ cái được cũng dừng lại luôn ở đây. Còn lại: Văn phong chất lượng thấp (chỗ này khó tìm từ quá) và không hấp dẫn, bố cục thiếu chặt chẽ và nhiều chỗ phi thực tế, phi logic (cái này thì vô số, một ví dụ ngẫu nhiên là chuyện anh chàng Lâm cứ bí mật lấy hàng trăm nghìn USD từ tài khoản 1 anh khác để đánh bạc TRONG BAO NHIÊU THÁNG TRỜI, vậy mà ko ai phát hiện, chả lẽ anh kia ko bao giờ kiểm tra tài khoản của mình, và ngân hàng chẳng bao giờ làm công tác kiểm toán, tổng hợp?), xây dựng kịch tính nhạt mặc dù có rất nhiều chỗ có thể tại kịch tính cao, giải quyết vấn đề quá đơn giản, tiêu biểu là ở đoạn kết cục - ông chủ ngân hàng lấy tiền riêng mấy chục tỉ ra bù lại số tiền cậu quý tử Lâm mang đi đánh bạc!!!
Và có lẽ cái dở nhất của câu truyện này là dù khá dài, nó không mở ra bất cứ một hướng giải quyết hay suy nghĩ nào cho thực trạng nó nêu lên: Các cán bộ cấp cao có hùn vốn kinh doanh cùng giới xã hội đen vẫn ko lộ mặt, các cán bộ CA nhận lương của XH đen ko bị xử lý gì, các đường dây làm ăn đen tối lợi dùng quyền lực - báo chí - quan hệ vẫn bình yên,... Thành ra đọc xong chỉ biết tin rằng nó còn như thế nữa, như thế mãi và chẳng bao giờ giải quyết được vì không có bất cứ giải pháp nào, bất cứ ai quan tâm giải quyết, tất cả những gì tiến hành ở đây đều chỉ để bảo vệ anh chàng con thứ trưởng.
Tất nhiên nếu đây là một truyện kiểu hiện thực phê phán của ai đó thì có thể châm chước, nhưng với tác giả Nguyễn Như Phong thì người đọc trông đợi nhiều hơn.
PS: Các phần viết về CNTT đúng là cách viết của một người không biết tí gì về CNTT và quá tự tin đến nỗi không buồn tham khảo ai đó biết về CNTT. Thành ra đến bộ phim cũng bị phốt về các chi tiết CNTT này.
Nghĩ đến ví dụ Da Vinci Code, để viết nó tác giả phải thai nghén, tìm tòi tài liệu tham khảo về lịch sử, tôn giáo, địa lý, đi khảo sát các công trình kiến trúc, vv và vv. Như thế gọi là lao động nghệ thuật nghiêm túc.
bim_HF (19/6/2008)
Chính xác! Rất đồng ý với nhận xét của bạn. Mình đọc cuốn này và cũng thấy vậy. Thậm chí còn thấy ngay cả cách mô tả các đoạn biểu lộ cảm xúc trong truyện như tình cảm đồng chí, đồng đội, anh em của nhóm các ông Thứ trưởng, GĐ Công An, Viện Kiểm sát, ông GĐ nhà băng... cũng thấy khiên cưỡng, thiếu nghệ thuật để cho người đọc cảm được tấm tình của họ. Kịch tính chả có gì, mặc dù tác giả cố gắng gài nhiều đoạn. Nói chung là viết nhạt!
Về nhân vật thì xây dựng cũng không hợp lý. Cô Hoa Hậu Minh Phương_khét tiếng vì tiền, sẵn sàng chung sống với người khác theo hợp đồng chỉ để kiếm tiền, tự dưng đâm ra tốt tính, chung thủy mặc dù anh chàng Lâm cũng chả làm gì đáng để gọi là 'cảm hóa được nàng"...
Ngay cả mối tương quan giữa tựa sách và nội dung cũng không hợp lý. Nếu đúng là Chạy Án - như cái tựa thì phải mở rộng tập 2 ra, viết lại và thêm phần chạy án thực thụ vào, may ra mới đúng ý tác giả. Chứ đã chạy án đâu, ngoài mấy thông tin mơ hồ về bà Dung, Trần Ngọc...
Về Dan Brown mình cũng thấy ấn tượng với khối lượng kiến thức phi trinh thám trong đó (kết cấu trinh thám của Dan Brown thì chả có gì đáng nói-nó hơi lặp trong cả series truyện của ông ấy, nhưng vẫn ăn đứt Nguyễn Như Phong), nhưng trong tác phẩm Pháo Đài Số mình nghe dân IT cũng bàn là có nhiều điểm chưa hợp lý về mảng IT lắm nhé.
Vài dòng chia sẻ cảm xúc khi đọc truyện này. Nếu có bạn nào có cái nhìn khác thì lên tiếng nhé. Mình hơi khắt khe quá chăng???
thienha...: Có gì mà quá, XH có quá thừa sự dễ dãi, buông thả rồi.