Monday 26 July 2010

26/7/2010 - Hẫng...

Vì sau bao nhiêu ngày làm việc vất vả, thức đêm thức hôm, quên ăn quên ngủ, đau đầu mệt óc,... giờ tự nhiên không còn nó để làm nữa...

Vì nhịp sống "ngủ dậy - lên lab - đêm về nấu ăn" tự nhiên có thể bị ngắt đi mà chưa có một nhịp sống khác thay vào...

Vì chỗ ngồi hàng ngày, hành lang quen thuộc giờ có thể không được/phải gặp lại hàng ngày...

Vì tự dưng một ngày, những bạn bè thân thuộc đã ở bên trong một thời gian dài thoắt cái đã cách rất xa... Ở đây dù không gặp nhưng vẫn có cảm giác là gần, cần là gọi, gọi là có, còn bây giờ...

Vì đã gần 5 năm với biết bao nhiêu chữ "giá như" cuối cùng cũng đã gần trôi qua... Nhìn lại những gì được, mất có lẽ chưa thể đầy đủ ngay lúc này nhưng vẫn đó cảm giác ngậm ngùi...

Vì....

Wednesday 14 July 2010

Vinashin: Những con tàu nát (Bài 1 và 2)

Những con số chục tỷ, trăm tỷ, thậm chí cả nghìn tỷ được các vị phung phí cứ như giấy vụn. Số tiền đó mà dùng để sản xuất/mua điện cho dân, giúp giảm giá xăng dầu, xây dựng trường học, cải tạo bệnh viện, nâng cấp giao thông/hệ thống cấp thoát nước đô thị, xây cầu cho đồng bào vùng sâu vùng xa,... thì có phải có ích biết bao nhiêu không? Trời nắng nóng là cắt điện và bảo là thiếu nước do không có mưa, trời mưa là ngập lụt và bảo những gỉ gì gi ấy nữa... Đọc bài này nhớ tới vụ lụt lội sáng hôm qua và bài viết Hà Nội lụt vì "nhân tai" cộng với thiên tai trên TuanVietnam sau đợt mưa lũ kinh hoàng cách đây 2 năm. Không lẽ ở những nước có IQ cao, thủ đô đều lụt như thế thật?

Cần phải nhìn ra, yếu tố thiên nhiên chỉ là một phần, và là phần nhỏ, nguyên nhân chính của mọi việc chính là con người!

Monday 12 July 2010

Cài tiếng Việt cho Sony Reader (PRS-500, 505, 300 Pocket, 600 Touch, 700 Touch)

Công cụ cần thiết:
- Phần mềm Calibre
- Font Unicode (bác vietchovui có upload font ở trong này, download về, extract nó ra được 4 file, vd như GenBkBasR.ttf)
- Thật nhiều file PRC (vui quá nên phải chuyển cho bằng hết)

Công đoạn:
- Cắm Sony Reader vào, nó sẽn nhận ra 2 ổ (nếu có thẻ nhớ nó sẽ nhận ra nhiều hơn) 1. READER ; 2. Installer for Reader
- Vào ổ READER, tạo 1 folder mới tên là fonts
- Copy hết 4 files font mới download vê vào trong folder fonts này
- Mở Calibre lên, add 1 (hay nhiều) file PRC vào
- Chọn biểu tượng Convert Ebook.
- Output format la EPUB
- Chọn tiếp nút Look & Feel
- Vào phần Extra CSS, copy nguyên xi phần ở dưới vào

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: normal;
font-style: normal;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasR.ttf);
}

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: bold;
font-style: normal;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasB.ttf);
}

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: normal;
font-style: italic;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasI.ttf);
}

@font-face {
font-family: "Gentium Book";
font-weight: bold;
font-style: italic;
src: url(res:///Data/fonts/GenBkBasBI.ttf);
}

body {
font-family: "Gentium Book", serif;
}

Note: các bác phải đảm bảo tên trong ổ fonts phải giống với tên trong Extra CSS nhá, vd GenBkBasR.ttf là phải đúng nhé.

Sau đó nhấn OK, đợi nó convert là mình nhận thành quả thôi.

Nguồn: Tinh Tế

Friday 9 July 2010

Đắm tàu Titanic Việt Nam và nỗi sợ hãi của một dân tộc

Một Chủ tịch tỉnh có lối sống suy đồi, một bí thư bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm vì có nhiều sai phạm, một anh cả đỏ trong nền kinh tế đầu tàu trở thành Titanic... Và Larry King sắp đến để dạy cho những người tham quyền cố vị ở Việt Nam là hãy biết ra đi đúng lúc- đó là những câu chuyện Trực Ngôn chia sẻ cùng quí vị độc giả trong Phát ngôn và Hành động tuần này.

Thursday 8 July 2010

Học tiến sĩ để làm gì?

Tiếp bài viết "Tiến sỹ là gì", giáo sư Nguyễn Văn Tuấn bàn về việc "Học tiến sĩ để làm gì". Tác giả cho rằng:
Người trí thức chân chính phải nghĩ đến những đóng góp có giá trị nhằm đem lại phúc lợi thực sự cho nhân loại, và không bao giờ phụ thuộc vào học vị, học hàm hay các danh xưng phù phiếm để gây ảnh hưởng trong cộng đồng.
Copy về đây để bày tỏ sự đồng tình với cách nhìn này, cũng là để răn mình trong cuộc sống phức tạp này.

Monday 5 July 2010

VINASHIN: Bổ nhiệm người nhà và “xẻ” vốn trái nguyên tắc

Có thể nói, không có một nhân vật tài năng  nào mà chỉ trong một thời gian quá ngắn lại liên tiếp được điều động, bổ nhiệm và kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ quan trọng trên “con tàu” Vinashin như vị con trai của ngài Chủ tịch HĐQT.

Sunday 4 July 2010

Tiến sĩ là gì?

Vụ việc ông GĐ Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ có học vị tiến sĩ do một trường ở Mỹ cấp mà không biết tiếng Anh, những tưởng khá rõ ràng: Ông ta cần cái danh hiệu Tiến sỹ cho bước đường hoạn lộ của mình, thông qua "tư vấn" của ai đó, ông ta "mua" cái bằng về để dùng và bị phát hiện. Những người muốn tỏ ra công tâm ắt sẽ đòi hỏi "chứng cứ đâu, sao dám khẳng định ông ấy cần bằng cho bước đường công danh, sao dám nói do ai đó tư vấn, sao dám nói ông ta mua bằng trong khi ông ấy có luận văn, có học (qua mạng), có bảo vệ (có người dịch khi bảo vệ) hẳn hoi?". Người viết bài này không có ý định trả lời câu hỏi đó. Lý do là một chứng cứ dù rõ ràng vẫn có thể bị những người tỏ ra công tâm đòi hỏi chứng cứ để chứng tỏ nó là rõ ràng,... Chứng cứ đi đến cùng vẫn là lòng tin - đó là nơi làm cơ sở cho mọi tranh luận. Và riêng với vụ việc ông Ân thì niềm tin của người viết bài này đã đủ rõ: Ông Ân ngậm ngùi "tôi bị (cơ sở đào tạo đó) lừa" nhưng đúng ra phải là "tôi định lừa (thiên hạ) nhưng lỡ bị phát hiện".

Tuy nhiên vụ việc này lại gợi nên tranh luận "vậy Tiến sỹ là gì"? Tôi lưu ý ý kiến của một NCS ở Bỉ, anh phát biểu:
Sau khi làm nghiên cứu sinh 5 năm, tôi tự cười mình 5 năm về trước, khi đó tôi đã rất tự hào khi nhận được "học bổng" du học tiến sĩ do trường ĐH trực tiếp cấp.
Anh giải thích thêm:
"Nhưng giờ thì tôi đã rõ, làm tiến sĩ không có gì quá khó khăn và to tát như người ta tưởng. Làm tiến sĩ là học cách làm nghiên cứu, là chập chững bước vào nghiên cứu khoa học. Trở thành nhà khoa học mới là cái đích cuối cùng. Nhưng con đường từ tiến sĩ tới danh hiệu nhà khoa học còn xa lắm, bởi vì làm tiến sĩ xong mà không nghiên cứu được cái gì, tấm bằng đó cũng coi như vứt sọt rác."
Rất đồng ý với anh về các đoạn in đậm nhưng không thể đồng ý ở những đoạn khác. Việc anh "tự cười mình" e rằng có gì đó hơi quá chăng? Tất nhiên bằng Tiến sỹ không phải một thứ giấy thông hành vạn năng cho phép người giữ nó làm được mọi việc. Nó cũng không phải một thứ gì quá to tát để đem ra "lấy le" với thiên hạ hay làm cho ý kiến của một TS tự dưng trở nên có giá trị hơn ý kiến của những người khác. Tuy nhiên việc nhận được HB làm TS như anh chắc chắn chứng tỏ một điều rằng với những gì anh đã làm được trước đó, anh được đánh giá cao hơn nhiều ứng cử viên khác để chuẩn bị làm một công việc giàu tính trí tuệ. Thiết tưởng điều đó hoàn toàn xứng đáng để tự hào và chẳng việc gì phải "tự (chê) cười" vì đã từng tự hào cả, trừ phi người ta nhận được HB đó qua con đường không chính đáng.

Anh nói rằng "làm tiến sĩ không có gì quá khó khăn" thì e chừng hơi chủ quan quá. Một luận văn PhD chắc chắn yêu cầu lao động khoa học nghiêm túc trong vòng ít nhất 3 năm - với điều kiện thuận lợi mọi mặt về đề tài, giáo viên hướng dẫn, nguồn số liệu, và không phải lo lắng chuyện cuộc sống! Tất cả những điều trên thường không phải thế mạnh trên đối với phần lớn SV VN do sau chương trình ĐH và cả master trong nước, đa số SV còn rất kém về phương pháp làm việc khoa học, về critical thinking, về quản lý thời gian, thu thập và sử dụng references,... vốn là những điều vô cùng thiết yếu để làm TS. Đó là còn chưa kể SV từ trong nước ra lần đầu thường còn yếu về ngoại ngữ và có hạn chế nhất định về tài chính và cả khó khăn về đời sống tinh thần nữa. Với tất cả những điều trên thì chắc chắn nói "làm TS không có gì quá khó khăn" là không đúng. Làm TS, dù có đến đích được hay không, là một quá trình lao động thực sự khó khăn và vất vả! Có thể khi qua rồi nhìn lại thì thấy mình đã vượt qua, thấy lẽ ra mình có thể làm điều này, điều nọ thì mọi thứ sẽ thuận lợi hơn,... nhưng những cái đó chính là một phần của quá trình nghiên cứu: Học từ cái sai. Cái vất vả của làm nghiên cứu nó khác với người cày ruộng, khác với công nhân trên các công trường xây dựng, nhưng chắc chắn không mấy ai từng trải qua mà lại nói "làm TS ko có gì quá khó khăn" cả - nhất là với một người phải mất tới 5 năm để hoàn thành như tác giả bài viết!

Về con đường từ TS thành nhà khoa học, mặc dù đồng ý đó là một con đường rất dài và bằng TS chỉ là việc mở cánh cửa bước vào con đường đó, nhưng người viết bài này lại không đồng ý với luận điểm cho rằng "Trở thành nhà khoa học mới là cái đích cuối cùng". Có thể đi vào khoa học là con đường tự nhiên nhất đối với người làm TS mà mục đích cuối cùng là khám phá cái mới. Tuy nhiên có thể thấy (ngay cả ở nước ngoài) có rất nhiều TS tham gia các công việc thực tế, từ đơn giản như lập trình viên tới cao cấp như thành viên Chính phủ mà một ví dụ có thể gần với hiểu biết của người Việt Nam là các cựu Ngoại trưởng H. Kissinger hay C. Rice của Mỹ. Sở dĩ có thực tế này là vì việc làm TS một mặt giúp người làm có chuyên môn sâu về ngành hẹp của mình - là yếu tố dẫn tới con đường làm nghiên cứu, một mặt trang bị tư duy khoa học sắc bén và cách làm việc logic, hợp lý, hiệu quả - vốn có thể ứng dụng ở nhiều vị trí. Yếu tố thứ 2 chính là ngôn ngữ chung của khoa học và nó giúp 2 người làm KH ở 2 mảng không thật giống nhau có thể nói chuyện hăng say và hoàn toàn logic về đề tài của người kia hoặc thậm chí về một đề tài thứ 3.

VietnamNet trích riêng một luận điểm của tác giả bài viết, coi nó như điểm nhấn quan trọng:
Bằng tiến sĩ chỉ là cái giấy chứng nhận biết cách nghiên cứu khoa học. Tiến sĩ không phải là một tước vị mà là một nghề như bao nghề bình thường khác.
Một lần nữa tôi đồng ý với một nửa (nửa đầu) và bắt buộc không đồng ý với nửa còn lại của tác giả. Tiến sỹ không phải một tước vị, đúng! Nhưng bảo rằng nó là một nghề thì sai hoàn toàn! Để hiểu hơn nó là gì, tôi xin đưa vào đây bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn mà tôi đồng hơn rất nhiều so với bài viết trên VietnamNet.