Sunday 28 February 2010

An action-packed day

Mình thích cách tiếp cận này: Ko phủ nhận nhưng đưa ra những kiến giải khác, và tất nhiên có evidence chứ ko có chuyện nhắm mắt nói lấy được. Khá thú vị là mặc dù phần lớn thính giả là Christian và mục đích buổi nói chuyện là để bênh vực Christianity nhưng vẫn có những câu hỏi khá thẳng thắn và hóc búa...

Friday 26 February 2010

Học quên để nhớ

Học quên để nhớ cho nhiều
Học hờn giận để cưng chiều đấy thôi

Học lẻ loi để có đôi
Học ghen là để cho người thêm yêu

Em thì xa vắng bao nhiêu
Tôi đành học cách nói điều vu vơ

Học sắc sảo để dại khờ
Học già dặn để ngây thơ thuở nào

Tôi giờ còn lại chiêm bao
Cõi trần tục để thanh tao kiếp người

Mải mê học khóc cho cười
Quên hờ hững để cùng người đam mê…

Đặng Vương Hưng

Friday 19 February 2010

Gỗ mục...

"...Thoạt đầu ai cũng tưởng chẳng làm sao. Cùng là đất nước, đi đâu mà chả thế? Từ Bắc vào Trung, đâu đâu lại không có những con mắt nhìn vào những con mắt mà như gói ghém cả một trời thương; từ Trung vào Nam, chỗ nào mà lại chẳng có những miệng cười, không nói ra lời mà hàm súc biết bao duyên thắm?

Vậy mà không; lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem: tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn, mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo..."
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

Hôm qua đi ngủ sớm quá, gần sáng tỉnh dậy và không ngủ lại được, nằm tự nhiên miên man nhớ đến đoạn tự ngôn trong "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng. Đã 5 năm xa Tổ quốc, chưa phải quá dài nhưng cũng không còn là ngắn. Dù chưa tới mức mất mát như mô tả trong đoạn tự ngôn trên nhưng đã hiểu hơn nỗi lòng tác giả. Thèm về Việt Nam, thèm gặp gia đình, họ hàng, thèm đi trên đê nghe gió lồng lộng, nhìn những trâu bò thảnh thơi gặm cỏ, thèm phóng tầm mắt trên những cánh đồng lúa xanh mướt trải xa như vô tận, thèm nhìn con sông Hồng mùa lũ nước cuồn cuộn đỏ đặc phù sa, thèm nhìn những xóm như ốc đảo bao bọc bởi rặng tre, chơi vơi giữa biển lúa,.. Thèm ngồi nghe mọi người ở quê kể chuyện cày bừa, cấy hái, thèm ngửi mùi rơm rạ thơm thơm mà hăng hăng vị bùn, thèm ôn lại những ngày vất vả đã qua - dù hiện tại còn chẳng ít khó khăn...

Ngày học lớp 9, lớp 10 gì đó có bài "Cuối xuân tức sự" của Nguyễn Trãi mà cô giáo phân tích ra là 2 câu đầu tả người, 2 câu sau tả cảnh, cũng hứng lên làm thơ, 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau tả người, chả kém gì Nguyễn Trãi :-))

Quê hương
Cánh đồng lúa chín trải xa xa
Dòng sông uốn khúc chảy hiền hòa
Trẻ em vui vẻ nô ngoài bãi
Nhìn cảnh quê hương ấm lòng ta

Ấy là thơ thế, chứ quê hương còn nghèo, người quê hương còn vất vả lắm...

Friday 12 February 2010

UK and NZ - một ngày tháng 2

Ngày tháng 2 UK được đánh dấu bởi một đợt gió tuyết hoang tàn...


Ngày tháng 2 NZ ấm áp hơn...

Monday 8 February 2010

The Lunar New Year - Spring Festival is coming. Please say its name correctly!

My dear friends,

What would you think if I innocently & enthusiastically acclaimed: "Wow, so you also celebrate the American Christmas! That's interesting!"

Of course you wouldn't find it very interesting that someone think your country celebrates an "American" Christmas!

For the first time you may find it a bit funny for my poor knowledge, thus you may explain briefly that there's no "American-", or "Italian-", or "whatever-" Christmas but Christmas only, as it is.

The second time you heard the sentence though, you'd be annoyed at the stupid person who seemed to come from nowhere on this Earth.

And from the third time, I guess you'd find yourself angry to keep explaining to all these no-brainers that Christmas is Christmas, it is to celebrate the birth of The King Jesus Christ, and it does not need whatever
country to act as the prefix.

Well I understand you, fully. As it is pretty the same feeling when I explain to you guys about our New Year's Day - Spring Festival.

In Vietnam, China, South Korea, North Korea, Mongolia, Taiwan (depending on whether you consider Taiwan independent or a part China, but please don't argue about that here) and the pre-1873 Japan, we all celebrate the New Year's Day based on the movement of the Moon. For the reason we call it Lunar New Year. More accurately, our Lunar calendar is also fine-turned by the movement of the Sun, but we all call it just Lunar calendar. The beginning of the Lunar calendar marks the arrival of Spring, thus you can call the event the Spring Festival as well.

Many of you call the event Chinese New Year, that's REALLY annoying! It may not originally came from our homelands the same way Christmas didn't originate in your countries.

We believe when you say that, you're simply ignorance. For the same reason you think that everyone with black hair, yellow skin, black eyes Chinese even though he/she may well come from Thailand, Malaysia, Vietnam, Korea, etc.

You can be even more confused because almost all Chinese people you know (quite many we guess) call the event Chinese New Year, too. It's simply because those people want to distinguish between their New Year and the Gregorian calendar New Year, and they, like you, do not know that the same event is celebrated in other countries. This happens to most of my Chinese friends.

A Korean friend told me that she was so troubled with the Western friends' confusion that she explained to them that in Korea, her people call it Korean New Year. "How patriotic but wrong" - I said.

Well, to this route there will be Vietnamese New Year, Mongolian New Year, etc, to be added to the collection of just one element. And that could lead to a pointless verbal war which would be bad as we are to the most important holiday of the year. It's time for celebration!!!

So please my dear friends, please show your respect to your Vietnamese, Chinese, Korean, Mongolian, Taiwanese friends by calling the event as it is. And it is Lunar New Year - Spring Festival.

I know that in some Arabic/Islamic countries, people also use a version of Lunar calendar but their calendar is purely based on the movement of the Moon, not adjusted by the movement of the Sun like ours. Luckily even though they do have the 1st day of the Lunar calendar of course, it's not important to them and they wouldn't argue to get the special name of Lunar New Year.

So please, please call it right, call it "Lunar New Year", or "Spring Festival".

Please spread these words to those you know, too.

Thank you.

Binh Nguyen
thienhadebetanhhung


http://ghicheptanman.blogspot.com/2010/02/lunar-new-year-spring-festival-is.html

Tuesday 2 February 2010

Mùa lá rụng

Bài thơ này được nghe lần đầu ở nhà L., cùng với bài "Ngày xưa Hoàng thị".

Mùa lá rụng


Mùa thu ở Matxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ : "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng"

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
Mátxcơva, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ,

Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi
Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn
Ở đây tôi cần ai, khi xuôi ngược một mình,
Tôi có thể yêu ai, ai làm tôi vui sướng:
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất!
Anh từng ở nơi đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?.
Tôi chẳng hiểu vì sao, cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn...
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trên đời!
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi hãy biết kiên tâm. Mọi điều đều phải đợi...
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Cơn mưa rơi thầm thì lúc chia li
Mưa tối rầm, nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời lấp loá...
Anh hãy cố vui lên, con đường hai ngả,
Tìm hạnh phúc yên lành trong ấm áp cơn mưa!...

Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, không cần ai tiễn biệt.
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ, còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"

Olga Berggolts, 1938