Thursday, 4 November 2010

Một góp ý nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả họp Quốc hội

Mặc dù không theo dõi được đầy đủ và tưởng tận kỳ họp Quốc hội này nhưng hễ khi nào xem được trên TV là thấy có 2 loại hình ảnh: Một là đại biểu Quốc hội chất vấn với rất nhiều câu hỏi, mã mỗi câu hỏi, để làm rõ, có thể cần tranh luận cả tiếng đồng hồ; và hai là, thành viên Chính phủ giải trình tuy dài dòng nhưng thường thiếu trọng tâm, lảng tránh các câu hỏi chính, đôi khi khiến chủ tọa phiên họp phải nhắc nhở. Dường như tình trạng này vẫn thế bao nhiêu năm nay, đài báo cũng đã nói nhiều.

Liên hệ tới các phiên chất vấn ở House of Commons (gần như Hạ nghị viện) ở Anh, khi người chất vấn thường nêu từng câu hỏi một, ngắn gọn và rõ ràng, trực diện, và đại diện chính phủ phải trả lời cụ thể, thẳng thắn vào câu hỏi đó trước sự quan sát của toàn bộ nghị viên cũng như những người theo dõi qua truyền hình. Khi đại biểu đặt câu hỏi, hoặc khi đại diện chính phủ trả lời, thường có những đại biểu/thành viên chính phủ khác đứng lên biểu hiện sự quan tâm, đồng tình với phát biểu ấy. Đồng thời nếu câu hỏi nêu lên ngớ ngẩn, hoặc đại diện chính phủ giải trình không xác đáng, nhiều đại biểu sẽ ồ lên, thậm chí phá lên cười để biểu thị sự phản đối. Hồi ông Brown mới lên thay Tony Blair, có lẽ do bản thân vốn nói lắp, lại chưa quen trả lời chất vấn, ông Brown liên tục lắp bắp, lặp đi lặp lại câu trả lời, thái độ lùng túng lộ ra rõ rệt khiến đại biểu, người xem TV (là tôi), thậm chí cả chủ tọa phiên chất vất bò lăn ra cười. Dần dần ông Brown khá lên, nhưng những trận cười, nhưng đợt BUZZZZZZZZ phản đối ko bao giờ rời bỏ ông, cũng như không rời bỏ ông Blair, hay ông Cameron hiện tại.

Nghe qua tưởng như những phiên họp kiểu mổ bò với nhiều tràng cười, tiếng BUZZZZZ phản đối ấy toàn là vô bổ, vô chính phủ, vớ vẩn,.., nhưng không, các vấn đề trong xã hội được đưa ra mổ xẻ đến nơi đến chốn, không có sự lảng tránh, và kết quả của nó thể hiện trong sự phát triển toàn diện của nước Anh thì không khó để chứng kiến. Cũng nói luôn là câu trả lời của đại diện chính phủ không thường xuyên làm hài lòng người chất vấn nhưng là một người chứng kiến, tôi nhận thấy thường cả hai bên đều có logic của họ - logic hợp lý chứ không phải kiểu nói lấy được mà đôi khi ta gặp phải.

Nên chăng Quốc hội nước ta cũng áp dụng mô hình chất vấn - giải đáp tương tự: Đại biểu nêu từng câu hỏi một và thành viên chính phủ trả lời thẳng vào đó, từng vấn đề một. Nếu nhiều đại biểu có cùng câu hỏi thì khi một người nêu ra, các đại biểu khác có thể bấm vào một nút thể hiện sự ủng hộ, chủ tọa sẽ thông báo có, ví dụ, 58 đại biểu có cùng mối quan tâm, rồi mời thành viên chính phủ trả lời. Sau khi nghe trả lời, nếu đại biểu chưa hài lòng có thể tiếp tục chất vấn, và chỉ bằng nhũng câu hỏi xoay quanh một vấn đề cần làm rõ đó. Nếu cần, chủ tọa phiên họp có thể nhắc nhở thêm, yêu cầu đại biểu hỏi rõ hơn hay yêu cầu thành viên chính phủ đi thẳng hơn vào trả lời chất vấn. Cũng có thể bố trí để những đại biểu chưa hài lòng với câu trả lời, thay vì đứng lên và BUZZZZZ như bọn Anh béo, bấm một nút để thông báo, và chủ toạn phiên họp công bố tổng số này.

Việc bố trí cách hỏi - đáp từng vấn đề này sẽ có hai lợi ích rất rõ so với cách thức hiện tại: Thứ nhất, tiết kiệm thời gian - ví dụ kỳ họp này rất nhiều đại biểu chất vấn về Vinashin, cơ chế bấm nút ủng hộ tiết kiệm thời gian, đồng thời tạo được trọng lượng cho câu hỏi. Thứ hai, đi vào từng vấn đề một sẽ giúp thành viên chính phủ tập trung giải đáp băn khoăn của đại biểu, một mặt có thể nâng cao chiều sâu của giải trình, mặt khác nâng cao tính trách nhiệm vì dù muốn lảng tránh cũng không được.

Có thể ai đó sẽ nghĩ nếu hỏi - trả lời - truy vấn tiếp sẽ tốn kém thời gian quá thì người viết bài này trộm nghĩ, thời gian tiết kiệm được qua cơ chế bấm nút ủng hộ sẽ đủ cho hoạt động truy vấn. Vẫn với ví dụ Vinashin, nếu mỗi đại biểu giành 3' chất vấn, thì 10 đại biểu đã có tới 30' rồi, thời gian vẫn thế, mà chất lượng hỏi - đáp sẽ cao hơn nhiều.

Nhân nói với Vinashin lại thầm tiếc, giá như nhà nước bố trí được thư ký cho các đại biểu quốc hội, tốn kém có là bao...