Tuesday, 14 August 2012

Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc

Chơi với bọn tàu, càng thân với bọn tàu thì Việt Nam càng thua thiệt, thua thiệt trên mọi khía cạnh chứ nào chỉ buôn bán: Về chính trị bị nó chi phối, về biển đảo bị nó đánh cướp, về biên giới bị nó lấn chiếm, về đất đai bị nó mua (?), thuê dài hạn,... Bọn tàu lại có đủ trò bẩn nào rễ hồi, tai mèo, đuôi chuột, đỉa, ốc vàng, khoai, gỗ sưa,.... để hại người dân Việt Nam cho đủ góc cạnh. Bài viết của vnexpress chỉ nói về một khía cạnh của lũ khựa này.



Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc

7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 100 triệu USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc lại thâm hụt 8,3 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu bắt đầu từ 2001 đang tăng chóng mặt trong 3 năm gần đây.
> Việt Nam xuất siêu tháng thứ hai liên tiếp
> Nhà thầu nội thất thế trước Trung Quốc vì thiếu vốn

Câu chuyện thâm hụt thương mại với Trung Quốc bắt đầu được chú ý cách đây hơn 10 năm, khi Việt Nam chuyển từ xuất siêu 130 triệu USD năm 2000 sang nhập siêu gần 200 triệu USD một năm sau đó. Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần trong những năm tiếp theo. Đồng thời, tỷ trọng trong tổng nhập siêu của toàn nền kinh tế ngày một cao.
Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn. Số liệu: GSO
Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012. Đơn vị: tỷ USD.(*) Tính đến hết tháng 7/2012. Số liệu: GSO  

Đến 2009, thâm hụt với Trung Quốc (11,5 tỷ USD) gần như đã chiếm toàn bộ số chênh lệch giữa xuất - nhập khẩu của Việt Nam (12,2 tỷ USD). Liên tiếp trong vòng 2 năm sau đó, mức chênh lệch này nhanh chóng vượt xa tổng nhập siêu. Sau 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập ròng từ Trung Quốc 8,3 tỷ USD (xuất 7 tỷ USD, nhập khẩu 15,3 tỷ), trong khi cán cân tổng thể vẫn xuất siêu khoảng 100 triệu USD. Với con số này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn sau 7 tháng đầu năm 2012. Số liệu: GSO
Xuất - nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường lớn sau 7 tháng 2012. Số liệu: GSO
Trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã cảnh báo về thực trạng này. Số liệu VEPR thống kê cho thấy trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam phần lớn xuất sang Trung Quốc các mặt hàng như nhiên - nguyên liệu (than, cao su, gỗ), thực phẩm (rau - củ - quả, thủy sản)… Trong khi đó, lại nhập khẩu chủ yếu máy móc, sắt thép, hóa chất (phân bón), sợi - nguyên liệu may…
“Soi” lại những mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu ở hầu hết các nhóm đều giảm khoảng 5 - 30% về cả lượng lẫn giá trị hàng hóa. Riêng xuất khẩu than giảm 32% thì bán cho Trung Quốc (chiếm gần 80% tổng xuất khẩu) giảm 16%. Nhập khẩu nói chung cũng có dấu hiệu chậm lại, các mặt hàng đều giảm 4 - 14%, nhưng lượng nhập từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng đều.

Cụ thể, lượng nhập sắt thép giảm 4% nhưng từ thị trường Trung Quốc vẫn đạt hơn một triệu tấn, tăng 22%. Giá trị nhập sợi - nguyên liệu may từ thị trường này thậm chí còn tương đương hơn 2 tỷ USD, tăng nhẹ (0,7%) trong khi giá trị nhập tổng thể giảm hơn 14% so với cùng kỳ. Việt Nam cũng nhập khoảng 2,4 tỷ USD máy móc từ Trung Quốc trong 7 tháng. Con số này tuy có giảm (2%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm chung (11,3%) của toàn ngành.

Tìm hiểu về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, có nhiều lý do, trong đó năng lực sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư - năng suất lao động yếu, dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu để củng cố cán cân thương mại… Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công hiện phải nhập tới 80 - 90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc - nơi nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ, lại vừa dồi dào.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng, nhưng rất nhiều trong số đó là xuất khẩu “hộ” Trung Quốc. Còn việc nhập siêu từ Trung Quốc, bà Chi Lan chỉ ra nguyên nhân đáng lo ngại hơn.

Phân tích của bà Phạm Chi Lan cũng như báo cáo của VEPR cho thấy, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD). Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông…

Các dự án lớn Trung Quốc thắng thầu giai đoạn 2007 - 2010
Nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế tại các dự án tại Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế tại các dự án tại Việt Nam. Ảnh: Xinhua

Đây chính là lý do khiến máy móc - thiết bị kỹ thuật luôn là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vào Việt Nam. “Điều này bất lợi hơn nhiều so với nhập nguyên phụ liệu, bởi đa phần máy móc nhập từ Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, hoặc đã lạc hậu. Các dự án xây dựng cũng hay chậm tiến độ, có hoàn thành thì chất lượng cũng không cao. Rồi chính người Việt lại phải sử dụng những sản phẩm, công nghệ đó”, bà Lan phân tích.

Một vấn đề khác cũng được chuyên gia này chỉ ra là phần lớn dự án quan trọng ở lĩnh vực điện, giao thông mà phía Trung Quốc đang làm nhà thầu đang sử dụng vốn vay ODA. “Như vậy, vốn giá rẻ mà Việt Nam đi vay, các nước khác giúp đỡ, lại được sử dụng để mua máy móc Trung Quốc, làm lợi cho họ. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ không thực sự hài lòng”, chuyên gia này nhận định.

Trên thực tế, cơ quan quản lý từ lâu cũng đã nhận rõ sự bất hợp lý trong cán cân thương mại 2 nước. Ngay từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án Phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại. Phát biểu với báo chí gần đây, Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020), sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ mới có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao…

Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, thậm chí ngày một thiệt thòi hơn trong giao thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp được đề ra nhưng chưa được thực hiện một cách nhất quán và kiên định.

Một thực tế khác là các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ thực hiện chiến lược “nhà thầu” chứ rất ngại mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Năm 2011, vốn FDI từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 800 triệu USD, đứng thứ 14 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư (số vốn trong 4 năm trước đó cũng chỉ dao động trong khoảng 360 - 570 triệu USD). Số vốn này khó có thể khỏa lấp thâm hụt thương mại nhiều tỷ USD của Việt Nam trên cán cân thanh toán tổng thể với Trung Quốc.

Theo kết quả nghiên cứu tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 - 2011 và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), trong giai đoạn 2000 - 2010, tỷ giá thực của đồng Việt Nam đã đắt lên so với đôla Mỹ 25,9%, trong khi con số tương tự của nhân dân tệ với USD là 19,78%. Ngay cả khi tính thêm lần phá giá 9,3% vào năm 2011 thì đồng Việt Nam vẫn đắt lên tương đối so với nhân dân tệ. Điều này khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp thêm bất lợi trước các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.
Nhật Minh
Nhập siêu từ Trung Quốc
Kính gửi toà soạn,

Có thể thấy một điều hiện nay rất khó để tìm một sản phẩm không phải made in china, tối qua tôi đi nhà sách tìm mua một số dụng cụ học tập của trẻ con (cái kéo, hộp đựng viết...) hầu hết là hàng trung quốc

Cuối cùng tôi tìm được 1 cây kéo, hàng Hàn QUốc, giá 26,500. Về nhà cắt bao bì ra, bên trong là made in china

Rất nhiều doanh nghiệp quần áo của Việt Nam (có danh tiếng hẳn ho) mua hàng mác Trung Quốc về VN đưa vào công ty, thay mác và gắn hàng made in việt nam

Khoan hãy nói vai trò của quản lý nhà nước, hãy nói đến cái tâm của nhà kinh doanh trước đã, chúng ta nói có tính thần dân tộc, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, mua sản phẩm do người Việt làm, hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp té nước theo mưa "Người Việt dùng hàng Việt".

Hàng Trung Quốc!
Sao chúng ta cứ phải xài "hàng Trung Quốc" trong khi nhan nhản trước mắt chúng ta là vô vàn những thứ kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dự án thì thi công ì ạch, lãng phí,...!? Có phải vì "rẻ"? (không hẳn). Cần nhanh chóng nhìn nhận khách quan, chính xác vấn đề này!

Mua hàng không phải là "made in china" ở đâu?
Trong siêu thị, cửa hàng đâu đâu cũng bày hàng hóa "made in china" thì bạn muốn mua sản phẩm cùng loại của Việt Nam hay các nước Asian thì tìm cũng không thấy.

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC KHÔNG CÂN BẰNG
Do lòng tham của 1 bộ phận cá nhân làm cho đất nước mất rất nhiều ngoại tệ, 1 phần vì sự quản lý của các bộ ngành không chặt chẽ dẫn đến vài cá nhân tự do hoạt động buôn bán không minh bạch.

Ta phải tự lực thì mới mong thoát khỏi kìm kẹp
Những máy móc cơ bản mà chúng ta không tự chế được, không nắm được cách chế tạo thì đương nhiên là phải chịu phụ thuộc, thâm hụt rồi. Bây giờ cũng chưa phải là quá muộn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển khoa học ứng dụng thực tiễn (đừng đào tạo ra những sinh viên ra trường chẳng biết làm gì nữa) có hỗ trợ mạnh cho các ngành nghiên cứu chế tạo phục vụ đời sống, tập trung đầu tư, chỉ tài trợ cho những dự án mang lại lợi ích thực tế. Nếu không làm được thì chúng ta không chỉ bị chèn ép về kinh tế đâu mà còn dẫn đến họa bị xâm lấn.

ý kiến
Trung quốc họ có chính sách bỏ con săn sắt bắt con cá rô ,một số thị trường từ châu âu đến châu phi tôi thấy người Việt Nam chúng ta luôn là người đi đầu trong lĩnh vực thâm nhập thị trường nhưng chúng ta không có liên minh chặt chẽ rồi sau đó lại rơi vào tay người Trung Quốc , vậy chúng ta phải làm sao ngay tại thị trường của chúng ta cũng đừng để rơi vào tay người trung quốc cho dù nhìn thấy trước mắt là có lời ,có những nghành nghề mà họ được trúng thầu thì cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát chặt và yêu cầu phải cao hơn .chứ không thể để những nơi họ trúng thầu họ muốn làm gì là quyền của họ ,họ đưa công nhân kể cả lao động phổ thông trong khi chúng ta không thiếu .

cần có một cái nhìn chi tiết
Việc hàng hoá TQ tràn ngập VN là điều mà ai cũng biết. Bài báo này đã góp phần phần tích rõ hơn điều đó mà thôi. Chúng ta yếu kém ngay tại nguồn gốc của mọi vấn đề là Giáo Dục. Phong cách , ý thức trách nhiệm với tổ quốc chỉ toàn mang tính "Hình Thức", điều này dẫn đến một thực trạng là chúng ta "luôn luôn bị động" trong mọi vấn đề.
Không có một cái nhìn chi tiết để thực thi, trong khi đó chúng ta lại có cái nhìn quá toàn vẹn, bao trùm dẫn đến việc không biết bắt đầu từ đâu. Không có một quyết định nào mang tính quyết đoán và có sự rõ ràng. Mình cũng xin nói thêm về vấn đề "tài chính " của nhà nước. Chúng ta không có nhiều tiền, điều đó đúng. Nhưng có một khoản thu vô cùng lớn mà không thu được vì năng lực nhìn nhận vấn đề của người có trách nhiệm yếu. Đó là gì? Có thể sẽ có rất nhiều ý kiến, nhưng theo mình khoản thu đó là nằm ở "các lỗi vi phạm của người dân". Hãy thử thống kê 1 tháng có bao nhiêu tiền được thu từ các khoản như thế này, chúng ta sẽ biết sẽ có bao nhiêu nếu chúng ta có thể bổ sung cho ngân quỹ quốc gia. Mình xin đưa ra vài ví dụ: Một lỗi đi xe không đúng làn đường lỗi bao nhiêu? Người đi bộ băng qua con lươn phạt bao nhiêu?...còn rất nhiều vấn đề. Mọi người thử nghĩ xem ý thức kém thì phải phạt bao nhiêu cho đủ, các quy định về xử phạt của VN chỉ mang tính hình thức, không đủ sức răn đe và như vậy nó sẽ làm cho xã hội coi thường luật pháp. Mình xin ý kiến tới đây và để mọi người tự có cái nhìn riêng của mình.

Chinh xac !
Cảm ơn chuyên gia Phạm Chi Lan ! Sự phân tích của chuyên gia vô cùng chính xác . Mong các nhà quản lý kinh tế nước ta và các lãnh đạo trung ương hãy có những chỉ đạo kịp thời để giảm dần tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc bởi đó là sự nguy hiểm tiềm tàng cho nền kinh tế .

góp ý
Do người việt ta cả mà thôi . Thương nhân thì tham lam, người tiêu dùng thì ham rẻ . Luật đấu thầu như mời sẵn trung quốc . vậy nên thua thiệt đành chịu
6 giờ 30 phút trướca
Nói không với hàng Trung Quốc
Cong Minh
Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam!
Đúng là buồn thật khi ngay chính trên quê hương mình mà muốn ăn được một loại trái cây do chính quê hương mìng trồng cũng khó, toàn là trái cây của Trung Quốc... mà trái cây Trung Quốc thì thật kinh khủng...Tại sao lại vậy? câu trả lời là do dân mình quá ham lợi nhuận (tiền), họ bất chấp tất cả miễn là có lợi cho mình, càng lừa được nhiều người để kiếm nhiền tiền càng thích. Mong người dân mình hãy tự cứu lấy mình...Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam!

Sự yếu kém của cơ quan quản lý
Để hàng TQ lộng hành ở VN như chỗ không người có nguyên nhân sâu xa trực tiếp bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các đơn vị chức năng, cụ thể là các tỉnh tiếp giáp. Nếu giám sát tốt việc vận chuyển hàng lậu từ TQ về VN thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hàng rào kỹ thuật hoặc thủ tục HQ để ngăn chặn cơn lũ hàng TQ tràn ngập thị trường VN. Trách nhiệm này hoàn toàn là của các đơn vị thi hành.

Hãy giải quyết vấn đề từ con người.
Không có gì quan trọng bằng đầu tư vào con người. Đó là giải pháp quan trọng nhất, bền vững nhất. Chúng ta chỉ thích ăn xổi, ở thì. Không có phản biện xã hội, không có tiếng nói cảnh báo, phê phán, chỉ thích được ca ngợi, tự ru ngủ mình. Chúng ta đang chìm trong cơn mê , muốn tự túm tóc mình bay lên. Tôi tin rằng VN có đủ người tài, nhưng họ phải có điều kiện có tiếng nói tham gia vào công cuộc cải cách đất nước. Hãy tập hợp những con người có nhiệt huyết và tài năng. Trí tuệ VN đủ sức giải quyết những vấn đề của xã hội.

TQ hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam-Tại sao ta không làm như vậy?
Tôi rất bức xúc khi tại sao TQ hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng của mình thì mình lại nhập siêu từ đó? Tại sao ngày càng phụ thuộc vào TQ như vậy? Bản thân tôi không muốn mua hàng TQ nhưng thử hỏi với đồng lương eo hẹp, giá cả ngày càng lạm phát, chúng tôi-những người dân dù có muốn không mua hàng TQ giá rẻ cũng khó. Vì vậy cần sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước rất nhiều. Và cũng không thể thiếu sự ủng hộ của ngươi dân- mua hàng trong nước để giúp đất nước phát triển.

Đáng lo ngại
Tôi không hiểu sao bây giờ các kênh truyền hình của VN kênh nào cũng chiếu phim TQ, về hàng hóa thì hàng hóa TQ tràn ngập thị trường VN. Thật đáng lo ngại.

Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
Theo tôi tất cả người dân Việt Nam phải đồng lòng. Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Từ chính bản thân mỗi chúng ta đến các hộ kinh doanh, các tổ chức, các doanh nghiệp và các cấp quản lý. Chúng ta suy nghĩ, nói và phải hành động được.

Cần Ngăn Chặn một cách cứng rắn!
V/v nhập siêu như đã nêu trên nhưng chúng ta không thống kê được con số từ buôn lậu,con số này cũng lên đến hàng tỷ đôla mỗi năm.Do đó muốn chặn bớt hàng TQ vào việt nam thì phải tăng cường tuần tra biên giới một cách toàn diện,loại bỏ những cán bộ công chức tham nhũng có câu kết với bọn buôn lậu thì lúc đó chúng ta sẽ bớt thấy hàng TQ ở khắp nơi.

Hàng Việt bán mắc hơn TQ
Trên thực tế các doanh nghiệp nên xem lại, có một số mặt hàng do người Việt Nam mình làm ra nhưng lại bán giá trên trời nhằm đánh lừa dư luận, vậy nếu chúng ta mua những mặt hàng ấy sẽ có lợi cho ai ?cho đất nước à hay lợi nhuận ấy chỉ vào tay những người trục lợi! các doanh nghiệp cần xét lai tinh thần dân tộc của họ trước đã mới đến người tiêu dùng!!! điển hình một sản phẩm nhỏ của Việt Nam mình làm ra đơn giản kém chất lượng nhưng lại bán giá trên trời: 

Hãy học tập nước ngoài
Không hiểu các nước có nhập siêu như kiểu Việt Nam ta? Nếu không có nước nào nhập siêu vậy thì hãy cử người đi tim hiểu, học tập để linh hoạt khắc phục yếu kém của ta.