Tuesday, 13 December 2011

Nguyện vọng của nhân dân (?)

Đây là bộ sưu tập những phát biểu nhân danh "nguyện vọng của nhân dân" mà không thấy đưa ra chút cơ sở nào để minh chứng, trong khi đó đa số ý kiến trên báo chí, của những người xung quanh là không đồng tình.

Xung quanh việc Quảng Nam đề nghị nâng mức tiền đầu tư xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng từ 81 tỉ lên 411 tỉ (gấp hơn 5 lần) trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Đinh Hài (Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam): Nếu là công trình của cấp tỉnh thì tỉnh sẽ không thể bỏ ra kinh phí lớn như vậy để thi công. Nhưng đây là một công trình cấp quốc gia, thể theo nguyện vọng của đông đảo người dân nhằm tôn vinh và tri ân sự cống hiến, hy sinh lớn lao của hàng chục ngàn BMVNAH trên cả nước. (http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/nld.com.vn/Tuong-dai-410-ti-dong-Thieu-tien-van-cu-xay/7024013.epi)





Saturday, 19 November 2011

Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình

- Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật  biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.

Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.
  "Đa số công dân sẽ không ủng hộ"
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".
Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. "Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?", ông Phước dõng dạc hỏi.
Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.


ĐB Hoàng Hữu Phước

Theo đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ "biểu tình" mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam.
"Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ", ông Phước nói.
Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.
Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, "Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ".
Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. "Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?", ông Phước lên tiếng.
Nhận xét: Không biết đại biểu nói tối nghĩa hay phóng viên viết lại không chính xác chứ "quy định về đức tin" nghĩa là sao, tại sao lại (ra) quy định về đức tin, biết chọn đức tin nào để ra thành quy định cho gần trăm triệu người và ai sẽ ra quy định này?
 Sau hàng  loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc biểu tình đó gây ra nạn tắc đường.
Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường lưỡi bò, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người đang tập hợp biểu tình ấy.
"Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình", ông Phước nói.
Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.

Ông Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn. 

Phản ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo loạn và làm ô danh đất nước.
"Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh", ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình.
Rất nhiều ĐBQH cũng tán thành ý kiến ông Phước. Chẳng hạn, theo đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), phải hiểu sâu xa những vụ việc biểu tình phản đối đường lưỡi bò như vừa qua có thể xuất phát từ động cơ tốt nhưng nên hiểu rõ đằng sau đó là gì? 
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Huế) nói, cho phép tổ chức biểu tình sẽ dễ khiến nhiều lực lượng lợi dụng, thậm chí sự chỉ đạo của nước ngoài. Nếu xảy ra vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, chính quyền nên tăng cường đối thoại với dân. "Chứ theo tôi nghĩ có Luật biểu tình vô hình trung có thể thành chống chế độ, nếu chúng ta mít tinh như ý kiến của anh Phước tôi đồng tình, mít tinh là biểu thị sự đồng tình".
Còn đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cho rằng, ra luật vào lúc này là rất nhạy cảm và nói đến biểu tình là nói đến phản đối, chống đối là chính. "Tự do, dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho biểu tình là mới có tự do, dân chủ mà cái chính là chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đó mới là cái cơ bản", ông Tùng nói.

"Phát biểu như thế là xúc phạm đến dân"
Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng nay, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã đứng lên trao đổi: "Diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung".


ĐB Dương Trung Quốc

Theo ông, ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là hết sức nguy hiểm.
Ông Quốc dẫn lại nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh nội hàm của "quyền biểu tình" đã được xác lập từ trong lịch sử và cũng nhiều lần được Hồ Chí Minh nhắc đến.
"Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1938, hạt nhân lãnh đạo là những người cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một nhà nước, của người cầm quyền", ông Quốc nói.
Theo ông, ngay trong bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập đã viết rằng "công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài".
Hiến pháp năm 1946 không có chữ "biểu tình". Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: "Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao".
Ông Quốc khẳng định, phải nhìn biểu tình cả hai cách, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để mà thực thi quyền hành pháp. Nhìn một mặt thì chỉ thấy sự hỗn loạn.
Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình và thuật ngữ "biểu tình" đã trở thành một chính văn của luật cơ bản.
Theo ông Quốc, những cuộc biểu tình phát huy cả hai mặt. "Đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước", ông Quốc phân tích.
Bằng chứng rõ ràng nhất là những năm 1980, khi các hiện tượng diễn ra ở nông thôn Thái Bình, theo cách nhìn của đại biểu Phước là bạo loạn, phải dẹp bỏ thì các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu để thấy hai mặt của vấn đề rồi từ đó kịp thời điều chỉnh.
Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.
"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.
Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.
"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.


Lê Nhung - Ảnh: Bình Minh

Wednesday, 16 November 2011

Thêm thông tin làm rõ bộ mặt lừa đảo của bọn New7Wonders

Bài phỏng vấn kèm bình luận do trang OhMyNews của Hàn Quốc thực hiện. Chú ý cách lập luận sắc bén và tinh tế của những lời bình luận trước các câu trả lời biến báo của N7W.

Monday, 8 August 2011

Tạm đình chỉ đại úy công an trong clip gây xôn xao

Chiều 2/8, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 cho báo giới biết, nhiều ngày trước đó, Hà Nội liên tiếp có các cuộc tập trung đông người phản đối việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.


Họ đi dọc các tuyến phố như Ba Đình, Điện Biên Phủ, Hàng Bông, Tràng Tiền, Nhà Hát Lớn. Công an Hà Nội không có chủ trương "trấn áp", "đàn áp thô bạo" hay "bắt giữ" người trong các cuộc biểu tình này.

Khi đám đông được đề nghị giải tán tránh gây ảnh thưởng giao thông, người đàn ông mặc áo sơ mi trắng ngồi bệt xuống đất buộc lực lượng công an phải khiêng lên xe buýt. Sau sự việc, một cảnh sát cùng tham gia bị tạm đình chỉ công tác.


Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh (giữa) tại cuộc họp báo. Ảnh: T.Trinh
Theo số lượng thống kê của nhà chức trách, đến ngày 24/7 đã có 8 cuộc biểu tình tự phát với các thành phần tham gia là học sinh sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... "Họ thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau khoảng 3 tiếng sau đó. Cuộc đầu có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50 - 60 người...", trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nói.


Người đứng đầu công an thành phố cung cấp, trong cuộc biểu tình ngày 17/7, tránh gây ảnh hưởng giao thông, công an Hà Nội đã đề nghị đám đông giải tán. Tuy nhiên, trong số này có một người đàn ông không chấp hành. Anh ta đã chống đối bằng cách ngồi bệt xuống đất khiến 4 cán bộ mặc sắc phục của công an quận Hoàn Kiếm phải khiêng lên xe buýt. Đúng lúc này, một người đàn ông mặc thường phục trên xe buýt lao xuống và có hành động như đạp chân vào mặt người tham gia cuộc biểu tình, rồi đưa về đồn công an số 1 Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) để tuyên truyền, giải thích.

Một ngày sau khi xảy ra sự việc, clip trên được phát tán lên mạng thu hút được khá nhiều lời bình luận, trong đó tập trung vào hình ảnh người mặc áo phông vàng, quần kaki sáng màu đã có những hành vi được xem là bạo lực. Danh tính người này được xác định là Đại úy Phạm Hải Minh (công an quận Hoàn Kiếm). Còn người khiêng lên xe buýt là Nguyễn Chí Đức (35 tuổi, nhân viên một trung tâm dịch vụ viễn thông Hà Nội).

Giám đốc công an Hà Nội cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc ông đã giao cho cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội phối hợp với Viện KSND cùng cấp điều tra xác minh. Trưởng công an quận Hoàn Kiếm đã ký quyết định tạm đình chỉ với đại úy Minh để phục vụ việc điều tra.

Nói về những hình ảnh được tung lên mạng, đại diện công an Hà Nội cho biết, nguồn phát tán từ nước ngoài đến nay vẫn chưa xác định được ai là người phát tán. "Chúng tôi điều tra phải có nguồn rõ ràng và căn cứ từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như nhân chứng, bị hại, đôi dép... chứ không thể dựa vào riêng một hình ảnh đó", thượng tá Đào Thanh Hải, trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hà Nội nói.

Tuy nhiên, theo tướng Nhanh, dù thế nào, hình ảnh trên cho thấy tổ công tác làm nhiệm vụ hôm đó cũng là sai. "Người ta đã bỏ đi hoặc ngồi ra đường có nhất thiết phải khiêng người ta lên xe hay không khi họ không phải là tội phạm hay người đang bị truy nã. Hình ảnh trên đúng là phản cảm...".

Người đứng đầu ngành công an thành phố cho rằng sau sự việc trên tổ công tác làm nhiệm vụ cần nghiêm khắc phê bình. Riêng công an Hà Nội có được những bài học riêng cho mình.

Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Tam-dinh-chi-dai-uy-cong-an-trong-clip-gay-xon-xao/20118/159122.datviet

Cũng nên có chỉ số đo lòng tin của nhân dân

(bài phát biểu của ĐBQH Dương Trung Quốc tại kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII).

Kính thưa QH


Với kỳ hợp thứ Nhất của QH khoá XIII này, chúng ta được chứng kiến một hiện tượng hy hữu trong lịch sử QH. Một vị Phó Thủ tướng thường trực trình bày bản Báo cáo của Chính phủ ở đầu kỳ họp lại trở thành Chủ tịch QH chủ trì giám sát ngay chính bản báo cáo của mình. Lần đầu tiên có một nhà hành pháp lại trở thành nhà lập pháp và hơn thế nữa chúng ta cũng chứng kiến nhiều  thành viên của Chính phủ lại “hoá thân” vào QH.

Tôi muốn nhìn nhận khía cạnh tích cực của hiện tượng này. Là người tham gia hoạt động rất lâu năm trong Chính phủ, ở vào những vị trí then chốt nhất của CP, hiểu rõ “chân tơ kẽ tóc” của CP, Chủ tịch QH biết được tất cả những chỗ mạnh, chỗ yếu của CP, từng chiụ trách nhiệm về hoạt động của CP sẽ thực thi trách nhiệm cùng QH giám sát CP sẽ chặt chẽ hơn. Giám sát hiểu theo nghĩa là sẽ phát hiện được những yếu kém để điều chỉnh những hoạt động hành pháp của CP, cũng như  với vai trò lập pháp sẽ tạo những hành lang pháp lý chuẩn xác góp phần cho CP thực thi hiệu quả trách nhiệm hành pháp của mình... Đó là hy vọng của tôi và nhiều cử tri.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc

Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, môt lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v... mà còn về lòng tin của dân.

Nếu đánh giá về kinh tế có thể biểu thị được bằng con số định lượng (như GDP, chỉ tiêu, sản lương...)  thì cũng nên đánh giá chỉ tiêu về lòng tin của dân đối với CP. Những phương pháp điều tra, thống kế hiện đại có thể làm được điều này. Thế giới họ làm nhiều rồi. Một nhà nước của dân dân,vì dân càng phải quan tâm đến lòng tin của dân. Tôi thấy có đại biểu lấy hiện tượng ở Bắc Phi để đánh giá, theo tôi không thể so sánh vì chúng ta đã có một truyền thống xây dựng đựoc sự đồng thuận trên dưới, giữa nhân dân và chính phủ và phải biết gìn giũ nó như gìn giữ con mắt của mình.

Tôi xin đưa ra  một thí dụ để làm rõ quan điểm của tôi cũng là đề cập tới một vấn đề hệ trọng chưa được CP quan tâm đúng mức xét theo khía cạnh quan tâm đến lòng tin của dân.

Đó là vấn đề Biển Đông. Không thể không thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia là một vấn đề đang nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe doạ, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. Vậy mà báo cáo của CP tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của CP, nhưng rõ ràng là chưa thể hiện đúng tầm mức. Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của CP đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của QH đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt...

Ngay chương trình làm việc của QH ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và đai biểu QH yêu cầu thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiêng và không có thảo luận.  Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng : Trừ một vài nội dung chi tiết , còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì CP đã làm,  nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn , trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.

Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa CP và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết.

Tôi cũng muốn nêu thêm về một ví dụ mà  ngay trong buổi báo cáo ngày hôm qua cùng không  đề cập tới. Đó là văn bản của Thủ tướng Việt Nam cách đây nửa thế kỷ. Vấn đề đó, chúng ta hoàn toàn có đủ lập luận để phản bác những ý đồ xuyên tạc. Dường như chúng ta chỉ quan tâm đến bàn hội nghị mà không quan tâm giải thích cho dân biết. Tài liệu ấy họ đã phát tán thành giấy gói hàng,  đưa lên mạng vậy mà không có cơ quan nào chính thưc lên tiếng phản bác, giải thích cho dân (mới đây mới được tờ báo của Mặt trận Tổ quốc đề cập tới)
 
Là người làm nghề sử, tôi muốn nhắc lại một sự kiện cách đây đã 65 năm. Đầu năm 1946, khi cần phải đối phó với một tình hướng “ngàn cân treo trên sợi tóc” liên quan đến vận mệnh của Tổ Quốc, Chủ Tịch  Hồ Chí Minh đã đi một nước cờ táo bạo một cách sáng suốt là ký Hiệp định Sơ Bộ 6-3.

Thấy nước cờ ấy dân chưa hiểu, thắc mắc, hoang mang... Chính quyền cách mạng tổ chức cả một cuộc biểu tình có hàng vạn người tham gia trên Quảng trường Nhà Hát Lớn (hình ảnh vẫn còn để ta thấy dân quan tâm đến việc nước như thế nào, có cả dân quê, có cả anh phu xe, công chức hay thợ thuyền, trí thức...).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp giải thích cả mấy tiếng đồng hồ, rồi vị Chủ tich nước đứng trước quốc dân nói lên rằng : “Đồng bào hãy tin tưởng ở Nhà nước, Hồ Chí Minh không khi nào bán nước”. 
 
Học tập Bác Hồ nên nhớ cách ứng xử với dân của Bác khi vận nước khó khăn. Cho dù thời đại có nhiều thay đổi, mọi so sánh có hể là khập khiễng thì cái nguyên lý “dân biêt” thì “dân mới làm” và dân có điều kiện “kiểm tra” CP là chuyện của muôn đời.
Tại sao phải là đại biểu QH với một phiên hop kín mới được nghe những thông tin mà theo tôi nếu để dân biết thì tốt biết bao. Tôi tin chắc là dân sẽ tin, còn người ngoài có tin hay không thì là việc là thứ yếu.

Thưa QH,

Hướng ra Biển Đông nhưng cũng phải luôn quan tâm đến đất liền, trong đó có nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta muốn giữ được chủ quyền chính trị thì cũng phải giữ được chủ quyền kinh tế. Tại kỳ họp cuối cùng của khoá trước, tôi đã đặt câu hỏi chất vấn CP rằng nền kinh tế của ta bên cạnh việc khai thác có hiệu quả nhưng nguồn lực nước ngòai thông qua việc phát triển những mối quan hệ hơp tác, nhưng có lành mạnh không, có bị lệ thuộc không ? 

Biết bao nhiêu vấn đề đã được nêu lên ngay trong QH với những định lượng rất đáng lo lắng về những khả năng bị lệ thuộc đặc biệt là với Trung Quốc cần phải được quan tâm để điều chỉnh, vì chưa thấy những dấu hiệu tích cực. Nếu vấn đề có vẻ tế nhị này nhưng phải trên nguyên tắc “tiên trách kỷ hậu trách nhân” còn thiên hạ thì bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích, (lợi ích kinh tế, kể cả lợi ích chính trị) bằng mọi giá. Tại sao nông dân trồng vải đến vụ thu hoạch mà các cơ quan quản lý, doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng cửa im ỉm (như một phóng sự truyền hình phản ảnh), trong khi  thương lái nước ngoài  tung hoành và thực sự lại trở thành cứu cánh cho dân.

Đấy mới là quả vải nhỏ bé còn chỉ cần nhìn vào nhiều công trình thắng thầu, dòng chẩy của hàng hoá mà tình trạng nhập siêu là tiêu biểu nhất ,đủ thấy nhiều thông điệp đáng lo ngại khác. Nhìn  ngoại thị trường tất cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu kể cả những mặt hàng nông sản, thực phẩm mà tại Việt Nam thừa khả năng sản xuất cũng nhan nhản ngoài thị trường là hàng Trung Quốc.

Cuối cùng, tôi đề cập tới một nội dung mà đại diện Đoàn Đồng Nai và Đại biểu Lâm Đồng đã đề cập những chưa đủ thời gian hơn nữa đó lại là chương trình vận động bàu cử của tôi với bà con cử tri sống ven con đường Quốc lộ 20 trước nguy cơ nhãn tiền là việc vận chuyển bô xít liên quan đến một dự án mà QH đã thông qua  mà CP cũng cam kết chỉ khai thác bô xit nếu có hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn môi trường. QH có trách nhiệm giám sát trong quá trình triển khai thực hiện. Đó là mới quan tâm đến việc khai tuyển ma chưa quan tâm đến tác động của việc vận chuyển.
 Về việc này, vị đại diện TKV vừa phát biểu. Tôi lấy làm lạ là học sinh đã kém sử mà chúng ta lại kém toán hay sao mà không nhận ra lộ trình đến 15 tháng 8 này phương án mới chuyển Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét mà cuối năm xe chở bô xít đã phải lăn bánh rồi. Các chiến sĩ Công an Đồng Nai chúng tôi chỉ đặt một câu hỏi : Liệu xe trọng tải 40 tấn có được cho phép đi trên cầu 25 tấn không? Đây không phải là bài toán kinh tế mà là bài toán kỷ cương, bài toán pháp luật . Là cơ quan lâp pháp và giám sát thực thi pháp luật, để xẩy ra tình trang nan giải này, có trách nhiệm của cả QH.

Hy vọng với môt QH khoá mới, có CTQH mới QH sẽ  khắc phục một cách căn bản những tình huống tương tự làm giảm lòng tin của người dân vào QH và CP.  
                                                                         Dương Trung Quốc
                                                                        Đại biểu Tỉnh Đồng Nai


Nguồn: http://tamnhin.net/Chuyen-dong/13160/Cung-nen-co-chi-so-do-long-tin-cua-nhan-dan-.html

Tuesday, 26 July 2011

Liệu có hết ngón đòn hiểm ác của thương lái Trung Quốc?

Đọc bài Ngón đòn hiểm ác" của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng đăng trên VietnamNet mà phát sợ! Tin chắc rằng những hành động kỳ lạ kiểu "mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng", "săn lùng gỗ sưa giá bạc tỷ", hay "thu mua phế liệu với giá cực cao", hoặc gần đây nữa là thu gom nông sản, hoa quả Việt Nam không bao giờ là ngẫu nhiên mà nằm trong 1 chiến lược lâu dài, có đầu tư, hoạch định. Liệu có thể hy vọng không bao giờ phải đọc mẩu tin dạng "chỉ sau một thời gian ngắn giá boxite bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía trung quốc từ chối mua thêm, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn boxite đã sơ chế. Nhà nước chưa kịp vui mừng vì giá boxite cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do boxite không tiêu thụ được" hay không?

Đục bỏ thơ Hồ Chí Minh

IMG_7881

Tấm bia đá khắc ghi bài thơ của Hồ Chí Minh ca ngợi Hoàng đế Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết (TP Vinh, Nghệ An) đã bị đục bỏ. Không biết có phải vì trong bài thơ của cụ Hồ có mấy câu thuộc diện “nhạy cảm”: đó là nói đến chuyện “đánh Tàu”.

Friday, 1 July 2011

Thận trọng (?)

Ngày 30/6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cần làm tốt công tác thông tin cho nhân dân biết về việc xử lý vụ Vinashin để dân hiểu đúng về vụ việc, không  hiểu lầm là vụ này “đầu voi, đuôi chuột”. Thủ tướng khẳng định, vụ Vinashin đã được làm với tinh thần kiên quyết, thận trọng, đúng người, đúng pháp luật

Trước đó, ngày 18/6, ban tổng thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông Hồ Ngọc Tùng, nguyên tổng giám đốc tài chính Vinashin và Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin. Hai bị can quan trọng trong vụ Vinashin này đã bỏ đi khỏi nơi cư trú mà cơ quan điều tra không nắm được. Cơ quan an ninh điều tra đã ra lệnh truy nã toàn quốc mới xác định được họ đã vi vu trời Tây nên đề nghị Interpol ra lệnh truy nã quốc tế.

Thiết nghĩ, thận trọng khi làm việc liên quan tới pháp luật là hết sức cần thiết. Trong những vụ việc siêu lớn, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cả nước như vụ Vinashin thì sự thận trọng lại càng cần thiết. Nhưng thận trọng mà không kèm theo đó các biện pháp phòng ngừa xác đáng để bảo vệ được nhân chứng, vật chứng thì sự thận trọng đó lại trở nên chậm chạp, sở hở, vô hình chung tạo điều kiện cho những tên tội phạm có cơ hội tẩu tán chứng cứ hay lẩn trốn - nhất là khi chúng có rất nhiều tiền, nhờ phạm tội.

Trong trường hợp Vinashin, nếu không bắt lại được 2 vị đã trốn thì cho dù vụ án sẽ  không bị "đầu voi đuôi chuột" như Thủ tướng khẳng định, thì nó cũng không thể trở thành "đầu voi đuôi voi" được!

Wednesday, 22 June 2011

Những giả thuyết ngây thơ




Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Monday, 18 April 2011

Cởi mở với thế giới, VN sẽ phát triển mạnh mẽ

(Trích từ nội dung trò chuyện của Thứ trưởng Ngoại giao Anh với VietNamNet)


Cởi mở với thế giới, VN sẽ phát triển mạnh mẽ
- Vì sao ông lại chọn các nhà báo tương lai của Việt Nam để đối thoại?
Khi đến một đất nước, tôi không chỉ muốn gặp gỡ các quan chức cấp cao để trao đổi về quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ, mà còn muốn gặp người dân bình thường, đặc biệt là những người trẻ, những người có vai trò lớn trong tương lai của Việt Nam với tham vọng và mong muốn cống hiến cho đất nước của họ. Dân số Việt Nam rất trẻ, vì vậy, được gặp những người  trẻ là một điều tuyệt vời.
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, các nước đều phụ thuộc vào nhau. Thành công phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, giáo dục và cả thông tin truyền thông. Với sự bùng nổ của Internet và các thiết bị di động, xã hội ngày càng cởi mở hơn, truyền thông càng phát triển thì nền kinh tế càng phát triển, đất nước càng thịnh vượng.
Trong bối cảnh hiện nay, không quốc gia nào có thể phát triển thịnh vượng một mình. Kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập, quốc gia nào cởi mở với thế giới, đồng thời tạo cơ hội điều kiện cho các công dân của mình sáng tạo, đổi mới, năng động, quốc gia đó sẽ vươn lên mạnh mẽ trong tương lai.
Tiếp cận cởi mở và hướng ngoại hơn với thế giới, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ một thế giới đang toàn cầu hóa mạnh mẽ.
Tôi muốn nhắn nhủ đến các sinh viên báo chí một thông điệp: Các bạn là những người đảm bảo cho đất nước được trang bị đầy đủ để thành công, bởi các bạn chính là một phần của truyền thông thế giới đang thay đổi không ngừng.
Chính trị thực sự là vì dân
- Vậy theo ông, truyền thông đang thay đổi chính trị như thế nào?
Truyền thông đang thay đổi cách các chính trị gia giao tiếp với công chúng. Ví dụ ở Anh, tất cả các thông tin về hoạt động của Quốc hội hay các cơ quan Chính phủ đều được công khai. Điều này thực tế đã diễn ra hàng trăm năm nay, song khoảng 20 năm trước thôi, việc tra cứu những thông tin như thế trong thư viện rất bất tiện và mất thời gian. Còn bây giờ, với Internet, bất cứ ai cũng có thể tra cứu các thông tin này chỉ trong vòng vài giây và từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Ví dụ chỉ cần tìm kiếm tên tôi, cử tri sẽ thấy toàn bộ thông tin và văn bản liên quan đến 6 năm làm chính trị của tôi: những bài phát biểu, số lượng phiếu bầu…
Muốn các công dân, đặc biệt là những người trẻ, quan tâm hơn đến chính trị, trước hết các chính trị gia phải cho họ thấy chính trị thực sự là vì dân, để người dân hiểu những gì Chính phủ đang cố gắng đạt được.
Bản thân các công dân cũng cần tự trang bị thông tin, tri thức, chủ động tham gia nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước. Nhất là trong thời đại Internet, không ai có thể nói rằng họ không có điều kiện cập nhật thông tin về tình hình chính trị nước nhà. Chính phủ Anh công bố báo cáo về ngân sách trên website của mình và người dân không khó khăn gì để đọc được toàn bộ báo cáo đó hoàn toàn miễn phí, hoặc họ có thể tìm đọc bình luận, phân tích về báo cáo đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Vậy bản thân ông ứng xử thế nào với những nhận xét của công chúng về những thông tin họ tìm được trên mạng về mình?
Làm chính trị gia có lẽ phải hơi “mặt dày” một chút trước phản hồi của dư luận vì không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Điều tôi học được rất nhanh khi bước chân vào chính trường là luôn cởi mở với kiến nghị, đề xuất của công chúng. Làm chính trị cũng như phục vụ nhà hàng, luôn có những khách hàng lịch sự và những khách hàng không lịch sự. Không nên lo lắng, cứ mở lòng và suy nghĩ theo hướng phản biện: ý kiến của công chúng cũng quan trọng như ý kiến của chính mình. 
Đôi khi chính trị gia phải thay đổi cách làm của mình vì công chúng chê đúng, đôi khi họ phải thuyết phục công chúng rằng những gì họ đang làm là đúng. Dù có những ý kiến khác nhau, quan trọng là làm cho công chúng hiểu được nguyên nhân và mục đích những việc Chính phủ đang làm.
Nhờ truyền thông, người dân ngày càng có nhiều cơ hội hiểu hơn công việc của Chính phủ. Truyền thông đang thay đổi thế giới, quốc gia nào tận dụng được truyền thông sẽ vẽ nên con đường phát triển thịnh vượng cho mình trong tương lai.

Friday, 1 April 2011

Xăng - tăng, tăng nữa, tăng mãi (?)

Khoảng 8h30 tối 29/3, đang check tình hình phóng xạ ở Nhật trong khi ăn chia tay chú boithattha thì bài báo "Giá xăng tăng bất ngờ..." thình lình hiện ra, theo đó Bộ tài chính bất ngờ cho tăng giá xăng thêm 2000VNĐ, từ 19.300 lên 21.300, tăng khoảng 10,4% - một con số rất đáng sợ cho kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, trước đó chỉ hơn 1 tháng, ngày 24/2, giá xăng cũng được cho phép tăng từ 16.400 lên 19.300, tức là tăng 2.900 VNĐ, khoảng 17.7% - một con số kinh khủng!

Chưa hết, do (phải chăng là) chính sách chia để trị kiểu tăng làm 2 lần mà các con số tăng theo % nêu trên đã bị kéo xuống. Còn nhìn tổng thể hơn thì chỉ trong vòng 1 tháng 5 ngày, giá xăng tăng từ 16.400 lên 21.300, tăng 4.900, khoảng 30%!

Giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giá hàng loạt mặt hàng khác. Mà giá xăng tăng 30% trong vòng chỉ 1 tháng! Nỗi khổ này thật ra chưa đáng vào đâu, so với các nước láng giềng Lào và Cam-pu-chia, có phải không, bởi giá xăng của ta vẫn rẻ hơn họ một số nghìn kia mà?

"Dính chưởng" tăng giá bất ngờ rồi mới nhớ ra mấy hôm trước có 1 quan chức khẳng định: Nếu giá xăng thế giới tăng thì giá xăng ta sẽ phải tăng theo, còn nếu giá thế giới giảm thì ta sẽ tăng thuế nhập khẩu. Nghĩa là giá xăng còn nhiều cơ hội để tăng tiếp!

Giá giành cho những con số % ghê rợn ở trên, chủ ngũ "xăng" được thay bởi "GDP", "thu nhập bình quân", "tỷ lệ nội địa hóa ô-tô",... thì dân có đỡ khổ hơn không?

====

Tư liệu:

Xăng - Dao phay Band



Xăng! Sao vừa tăng giá mấy hôm lại tăng
Đang thời lạm phát khắp nơi đều căng
Phen này chết đói dân nhe cả răng
Sao lại chơi ác với dân vậy xăng?
Xăng! Bây giờ ta biết kiếm ăn làm sao?
Xăng giờ tăng giá mỗi hôm một cao
Bao tiền trong ví mỗi hôm một hao
Xăng lại chơi ác với dân vậy sao?

Giờ xe máy cất trong nhà, mình đếch thèm đi
Đi bằng xe buýt, chi tiền cũng ít, đỡ phải đau đít
Giờ cưa gái đến chơi nhà, mình cứ tặng xăng
Xăng giờ cao giá, lấy lòng ba má, không cần hoa lá.
Xăng! Hay là ta sẽ đi xe đạp chăng?!
Không chừng cơ bắp mấy hôm lại căng
Nghe đồn sang tháng giá xăng còn tăng
Nhưng mà tăng nữa cũng mặc mẹ xăng!

Wednesday, 16 March 2011

Nước Mỹ nguy rồi

Đọc được 1 bài viết cũ trên Tuần Việt Nam, thấy hay nên copy lại. Bài gốc có tên Phát ngôn & hành động: Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô.

Theo bản tin Telegraph: Hai cô con gái của Tổng thống Barack Obama là Malia và Sasha có thể đi trông trẻ để kiếm thêm tiền. Tổng thống Obama nói "Malia và Sasha đã đủ tuổi để có thể bắt đầu kiếm tiền bằng công việc trông trẻ. Chúng cũng có tài khoản tiết kiệm riêng của mình..."
Ông tâm sự "Chúng tôi cũng trăn trở về hai đứa con nhỏ và phải tìm cách để tiết kiệm đủ cho chúng vào đại học. Chúng tôi nhìn vào tài khoản hưu trí của mình và tự hỏi liệu số tiền đã đủ cho cuộc sống sau này chưa."

Những gì Tổng thống Mỹ tâm sự là sự thật. Thế này thì nước Mỹ nguy rồi! Nỗi lo của một Tổng thống mà là Tổng thống của nước Mỹ có làm cho chúng ta ngạc nhiên không? Với tôi, tôi thực sự ngạc nhiên và tôi biết rằng nước Mỹ sẽ còn lớn mạnh nữa khi họ có những Tổng thống như thế.
Lại nhớ đến chuyện cựu Tổng thống Bush có ảnh quảng cáo cho một nhà hàng ở Mỹ mà lòng suy nghĩ mung lung. Có hai điều tôi muốn nói trong chuyện này. Một, sau khi rời ghế Tổng thống của một cường quốc, người đứng đầu quốc gia ấy lại trở về sống như mọi công dân bình thường. Hai, một cựu Tổng thống không hề thấy xấu hổ khi đứng ra làm quảng cáo cho một sản phẩm hay một nhà hàng vì họ vẫn phải lao động để sống và để tiếp tục tu dưỡng làm người.
Trong khi đó, một số những cán bộ quyền chức nước ta sau khi về hưu không sao trở lại cuộc sống đời thường được nữa và không phải làm gì vì bổng lộc thu được lúc đương nhiệm quá thừa mứa. Ví như một ông Chủ tịch thành phố mang nộp tổ chức tiền người ta lễ tết một năm là 4 tỉ đồng. Đấy chỉ là một năm và mới chỉ là tiền mừng tuổi thôi nhé. Chỉ cần "im lặng" một năm là khi về hưu ông Chủ tịch kia đã có 4 tỉ gửi ngân hàng lấy lãi để sống rồi.
Bỗng tôi lại nhớ đến một Giám đốc nhà nước ở một tỉnh phía Nam khi kê khai tài sản thấy con trai ông ta đang học PTTH đã sở hữu mấy ngàn mét đất. Đấy mới chỉ là một ông giám đốc quèn cấp tỉnh thôi nhé.
Bạn đọc có nhớ câu chuyện trên một tờ báo của ngành Công An cách đây dăm bảy năm nói về một cậu ấm con một cán bộ đã mở tủ lấy tiền của mẹ mua 7 chiếc xe @ tặng bạn bè nhân sinh nhật cậu ta không? Và còn bao câu chuyện đắng cay khác về các quý cô, quý cậu con các quan chức đã tiêu tiền như thế nào, đi xe hơi loại gì, uống một đêm mười mấy triệu ở quán bar ra sao.

Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.

Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.
Làng tôi có một bà cụ từng đi ăn trộm cám lợn để nuôi con trong những năm đói khát xưa kia nhưng đã không cho các con biết tội lỗi của mình. Khi các con bà đều trở thành cử nhân, bác sỹ bà mới kể lại chuyện đó và khuyên các con hãy học cho giỏi giúp xã hội để có thể xóa đi một phần tội lỗi của bà. Sau này, hầu hết các con bà đều trở thành tiến sỹ, giáo sư thật sự chứ không phải tiến sỹ, giáo sư mua bằng.

Comment: Đọc câu về bà mẹ đi ăn trộm cám lợn để nuôi con lại nhớ tới chuyện bà mẹ trong "Báu vật của đời" trong khi đi làm đậu (dưới sự giám sát chặt chẽ) đã nuốt đậu sống xuống bụng, rồi về móc họng nôn ra để có cái nấu cho con cái ăn. Bà mẹ ấy làm thế lâu thành quen, đến nỗi về sau không cần móc họng nữa mà chỉ việc cứ thế ựa ra là được! Bà mẹ ấy đã 1 lần nói với con: "Cả đời mẹ trung thực, ko lấy cắp của ai, chỉ duy nhất lần này...". Đúng là trong hoàn cảnh khó khăn tột bậc có thể chấp nhận những hành vi vón ko được chấp nhận, nhưng xác định được 1 điểm dừng để quay lại cuộc sống lương thiện, có vẻ thật khó lắm (BN).
Nhưng những ông quan tham ngày nay không có đủ lòng xấu hổ và tự trọng như bà cụ làng tôi. Bởi thế, các quan tham trút tiền vào túi các quý cô, quý cậu của họ, và quá nhiều các quý cô, quý cậu đã trở thành những kẻ nghiện đứng nghiện ngồi và đắm chìm trong hưởng lạc. Lối sống của những ông quan bà tướng như thế không chỉ giết chết gia đình họ.

Tuesday, 15 March 2011

Che giấu

Mấy hôm trước đọc trên VnExpress có bài dịch danh sách 17 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ cao nhất thế giới, trong đó không có Việt Nam, thấy cũng mừng mừng. Hôm nay ngó lại bài gốc trên Business Insider thì lại thấy tên Việt Nam chình ình ở vị trí thứ 9 trong danh sách 18 nước! Hóa ra VnExpress tự ý bỏ nước ta ra ngoài danh sách nên mới còn 17. Kiểm tra lại thì bài trên VnExpress đã bị gỡ bỏ, vào link bài báo chỉ còn 1 thông báo lỗi. Tuy nhiên cache của Google vẫn còn và nhiều bài mà báo chí khác đăng lại cũng vẫn còn, ví dụ báo Pháp luật TP HCM.

Thiết nghĩ các thông tin ở bài báo gốc cũng là một nguồn tham khảo bình thường, qua đó để người dân hiểu thêm về thực trạng kinh tế đất nước cũng là điều tốt. Biết được khó khăn để phấn đấu sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc ù ù cạc cạc nhắm mắt đi trong đêm mà cứ tưởng mình tinh tường lắm. Trên bài báo gốc đưa sự kiện Việt Nam điều chỉnh tỷ giá USD so với VNĐ mà họ gọi là việc phá giá đồng tiền. Và mặc dù ko đưa nhưng có lẽ việc Vinashin phá sản trên thực tế, mất khả năng trả nợ khiến cho chỉ số tín dụng quốc tế của Việt Nam bị hạ 1 bậc cũng là một yếu tố quan trọng.

Xét về mặt báo chí, việc dịch bài cắt xén 1 cách rõ rệt như VnExpress đã làm là rất không hay, có phần làm giảm uy tín tờ báo thuộc loại phổ biến nhất nhì đất nước này.

Friday, 11 March 2011

Vụ hiệu trưởng mua dâm: Hai nữ bị cáo được trả tự do tại tòa

(Dân Việt) - Hai bị cáo Hằng và Thúy được giao cho UBND thị trấn Vị Xuyên và UBND thị trấn Việt Lâm, Hà Giang nơi các bị cáo cư trú giám sát, quản lý và giáo dục để trở thành công dân có ích.

Các ngả đường dẫn vào tòa án đều bị chặn bằng barie. Lực lượng an ninh được bố trí dày đặc, có cả chó nghiệp vụ hỗ trợ. Sự nghiêm ngặt này thường chỉ được áp dụng cho những vụ án liên quan đến an ninh quốc gia nhưng hôm qua (10.3) đã được dành cho vụ án mua dâm học trò.

Cấm đường, ngăn cản báo chí
Đúng 8 giờ sáng 10.3, phiên tòa sơ thẩm vụ án "mua dâm người chưa thành niên" và "môi giới mại dâm" đối với ông Sầm Đức Xương - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm - và 2 bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy được đưa ra xét xử.

Niềm vui được đoàn tụ của 2 bị cáo nữ (giữa).

 Từ 6 giờ, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã đặt barie chặn tất cả các ngả đường dẫn vào khu vực tòa án tỉnh, không cho người dân qua lại.

Khi phóng viên (PV) NTNN xuất trình giấy giới thiệu với các đồng chí công an đề nghị được vào làm việc với tòa án tỉnh thì bị một số người mặc thường phục, không đeo phù hiệu, cũng không xuất trình được thẻ công vụ, ngang nhiên ngăn cản tác nghiệp.

Khi PV viện dẫn Luật Báo chí thì một người đàn ông lớn tiếng thách thức: "Tôi chẳng hiểu luật gì cả. Thách các anh chị vào đấy!".

Ngoài lực lượng bảo vệ dày đặc, chó nghiệp vụ cũng được tăng cường ở cổng tòa. 7 giờ 45, 3 nữ sinh là nhân chứng và có liên quan đến vụ án được đưa đến trên chiếc xe cứu thương màu trắng rồi nhanh chóng được đưa thẳng vào phòng xử.

Các PV báo, đài cố gắng đưa giấy giới thiệu để được làm việc với TAND tỉnh nhưng chỉ nhận được sự im lặng và những cái lắc đầu của lực lượng bảo vệ.  Một người mặc áo đen tự xưng là cán bộ tòa án tỉnh cho biết hôm nay tất cả cán bộ tòa án đều không tiếp khách.

Có mặt tại cổng tòa án, mẹ của 2 bị cáo nữ rất bức xúc vì bị tước quyền giám hộ cho con gái. Họ thậm chí còn không được thông báo về thời điểm diễn ra phiên tòa xét xử con gái họ.

Chị Nguyễn Thị Huệ, mẹ bị cáo Hằng nói trong nước mắt: "Lần trước xử cháu, chúng tôi còn được thông báo, lần này một câu thông báo cũng không. Dù biết là không được vào nhưng tôi vẫn đến cổng tòa từ rất sớm để mong được nhìn thấy bóng dáng con mình.

7 giờ 30 thấy xe thùng chở các cháu đến, tôi đã cố sức gào gọi tên con nhưng cháu không nghe thấy. Lần cuối 2 mẹ con được gặp nhau là từ tháng 11 năm ngoái. Trong ít phút ngắn ngủi, tôi và cháu chỉ biết khóc, chẳng kịp nói chuyện gì. Con tôi bị bắt từ lúc chưa đến 18 tuổi vậy mà bây giờ lại nói con tôi đủ tuổi để từ chối luật sư và người giám hộ".

Cổng tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang dày đặc lực lượng công an bảo vệ và chó nghiệp vụ.

Luật sư Trần Đình Triển dù đã nhận được thông báo của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang về việc bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy từ chối luật sư nên không được tham dự phiên tòa nhưng ông vẫn có mặt ở Hà Giang để theo dõi phiên xét xử.

Niềm vui và nước mắt
15 giờ 30 cùng ngày, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên bị cáo Sầm Đức Xương 9 năm tù giam về tội "mua dâm người vị thành niên" và phải nộp phạt 5 triệu đồng. Hai bị cáo Hằng và Thúy lần lượt nhận mức án 36 và 30 tháng tù giam về tội "môi giới mại dâm" và được trả tự do ngay tại tòa.

Hai bị cáo Hằng và Thúy được giao cho UBND thị trấn Vị Xuyên và UBND thị trấn Việt Lâm nơi các bị cáo cư trú giám sát, quản lý và giáo dục để trở thành công dân có ích.

Kết luận của tòa án vẫn chưa công bằng vì ông Xương bị kết án căn cứ vào lời khai của hai bị cáo Hằng và Thúy, trong khi một loạt những cán bộ khác cũng bị các cháu khai tên tại tòa thì bình an vô sự.
Có mặt tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thơm mẹ bị cáo Thúy và bà Nguyễn Thị Huệ mẹ bị cáo Hằng không giấu nổi niềm vui và những giọt nước mắt khi nghe chủ tọa phiên tòa tuyên án.

Trao đổi với PV NTNN, bà Huệ chia sẻ: "Tôi chưa thực sự bằng lòng với bản án hôm nay vì tôi cho rằng, con tôi chỉ là nạn nhân, con tôi không có tội. Tuy nhiên niềm mong muốn lớn nhất của gia đình tôi là cháu được trở về nhà. Con đường phía trước còn dài, tôi sẽ phải cho cháu đi học tiếp cấp 3 và lo cho cháu một nghề nghiệp ổn định".

Nhìn lại vụ án này, luật sư Trần Đình Triển nhận định: "Cách bố trí lực lượng an ninh dày đặc tại phiên tòa cùng với việc xử kín vụ án này theo tôi là để cố bưng bít thông tin về nhiều người liên quan đến vụ án.

Việc bố trí bảo vệ nghiêm ngặt tại tòa như hôm nay thường chỉ được áp dụng cho những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến an ninh quốc gia. Vụ án này không thuộc diện đó và cũng không ai làm mất trật tự, mất an ninh cả.

Bản thân tôi khi đến đây đề nghị làm việc với chánh án cũng bị một số người mặc thường phục hỏi giấy tờ trong khi họ chẳng có quần áo công vụ, phù hiệu hay giấy tờ gì. Tòa xử kín chỉ kín trong phòng xử nhưng đây là đường giao thông, không được cấm. Phóng viên, luật sư có giấy tờ thì bị cấm đi lại gần tòa án nhưng nhiều người mặc thường phục lại ung dung đi lại".

Tuesday, 8 March 2011

Con người nào?

Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Ảnh: Trường Sơn

Tấm hình trên nằm trong bài Lạng Sơn, những ngày tháng hai trên báo Thanh Niên Online. Cuối bài báo, nói về tâm bia này có đoạn: "Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược".

Thiết nghĩ dấu đục đẽo khéo thế kia thì thời gian 30 năm hay cả ngàn năm cũng không thể làm được, ắt phải do con người. Và con người đó là kẻ nào?

Một điểm nữa là đọc cả bài báo, dù rất dài, những người ko hiểu lịch sử sẽ khó lòng hiểu được sự chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình,... của bộ đội, chiến sỹ ta là nhằm chống lại kẻ địch nào.

Monday, 7 March 2011

eScan AntiVirus Edition - A Very Mixed Bag (st)

eScan AntiVirus Edition is a very small fish in a very big pond. Does it pack enough punch to be able to compete with its household-name competition?

Introduction

For eScan AntiVirus Edition to be able to grab a share of a market over which corporate giants have a stranglehold, the company must offer a product that really stands out from the crowd. At first glance, MicroWorld appears to have done just that. Its eScan AntiVirus product uses the Kaspersky scanning engine (so you can be assured that its detection capabilities will be absolutely top-notch) and, at only $25 for 1 user for 1 year, it's one of the cheapest products available. Unfortunately, however, eScan is plagued with problems that combine to make it not as good a buy as it may have seemed initially.

Installation & Setup
Rating Poor

What's Not:eScan supports all Windows operating systems from 95 to Vista. The setup file is a 56 MB download which, while certainly not as lean as some other products, is about par for an antivirus product.
The installation routine in Vista was execrutiating sluggish, as was the subsequent update process. During installation, eScan updated itself and the proceeded to run a brief scan during which it identified a number of valid system files as invalid and indicated that they had been removed.

There was no prompt asking whether it was OK to remove the files; eScan simply reported that they had been removed. Whoops! Once the installation had completed, I checked eScan's quarantined items but found no mention of the files that had been supposedly removed. Oh well, at least I'd created a restore point prior to installing - which was just as well as eScan didn't create one!
At the end of the installation process, eScan seemed to check for missing Windows updates. The only update it found was for the Windows Help (WinHlp32.exe) program - an optional update which is only needed if you want to be able to view 32-bit .hlp files in Vista. (Correction: after writing this section I discovered that eScan didn't check for missing updates. eScan's Help file is in the .hlp format and so that update needed to be installed in order for me to be able to view it in Vista. It would certainly have been nice for this to have been explained!)
eScan offered no customization options during installation - it was simply a matter of accepting the program's defaults.

User Interface
Rating Below Average

What's Not:eScan's UI is both unintuitive and odd. eScan places icons for "eScan Anti-Virus Monitor" and "eScan Updater" in the Notification Area. Right-clicking the Monitor icon does nothing, however, double-clicking it calls up a screen which provides a limited amount of information and configuration options.
Double-clicking the Updater icon does nothing. I initially assumed that eScan's only options were those which were should in the monitor screen and that it simply wasn't particularly customizable. However, I then discovered that consderably more options could be accessed by right-clicking the Updater icon.
This positioning really makes no sense. Why place options under the Updater icon that do not relate to eScan's updater? And why must one icon be double-clicked while the other must be right-clicked? Inconsistencies such as this make the UI difficult to use.
The meaning of some of eScan's dialogs is also unclear. For example, many people may have no idea what "After Downloading make Virus List" is supposed to mean.
And the purpose/meaning of the options which follow on from that check-box are equally unclear.
eScan's shell integration is also poorly implemented. You see a "scan with eScan" option when right-clicking on some file formats, but that option is absent when you click on other formats such as ZIP files.
The UI is, to put it bluntly, a complete mess. It appears to have been hastily and thoughtlessly cobbled together and many people will find it to be extremely confusing.

Product Features
Rating Good

What's Hot:While well hidden, eScan does have most of the features you would expect to find in an anti-virus product. You can create and adjust scan and update schedules, specify whether or not archives are to be scanned, specify the action that is to be taken when a virus is detected, exclude file types from scanning by mask.
eScan lacks some of the advanced features and options found in programs such as ESET's NOD32 and Kaspersky Anti-Virus (see the reviews of those products), but it does have everything that most people will need.

Performance
Rating Good

What's Hot:Given eScan's shoddy, amateurish interface and bargain basement price, you might assume that its detection capabilities would be somewhat poor. Surprisingly, however, its detection capabilities are actually first rate. eScan uses a number of engines - including Kaspersky's which is one of the best in the business. This, no doubt, explains why eScan performs so well in independent tests - the product has recieved numerous VB100 awards (www.virusbtn.com) and recieved an Advanced+ rating from AV Comparatives (www.av-comparatives.org) in their latest test. McAfee VirusScan recieved an Advanced rating and Microsoft's OneCare only a Standard rating. So, eScan certainly compares favourably to it much better known competition when it comes to stopping viruses.
eScan is not the speediest product, but nor is it the slowest, A full scan of my 160 Gb drive took a little over 70 minutes. By way of comparison, NOD32 took about 20 minutes to scan the same drive and McAfee about 110 minutes.
eScan is also reasonably light on resources. Sometimes running an antivirus scan can reduce your PC to running at the speed of molasses - eScan doesn't: my computer remained usable and responsive throughout the scanning process.

Help & Support
Rating Below Average

What's Hot:Technical support by telephone is provided at no cost - except for the cost of the call.
What's Not:
eScan is rather poorly supported. There's a built-in Help file that really isn't all that helpful (and, if you're running Windows Vista, you'll not be able to view it unless you install WinHlp32.exe). There's also an online knowledge base which seems to be somewhat basic (I attempted to find how out to schedule a scan, but could only find an article which provided the answer "Yes" to the question "Can I have scheduled Scanning with eScan?" That was it. There was no mention of how to actually go about scheduling a scan). The MicroWorld website states that "You can access MicroWorld's Knowledge Base to discuss and share your ideas, give your recommendations and opinions" but, as far as I could see, the Knowledge Base simply compilation of articles - some of which are not very helpful!
Technical support is available via chat (to be able to use this service, you need to download either MSN Messenger or Yahoo messenger) or via telephone. MicroWorld do not offer an e-mail support option.

Price to Value
Rating Good

What's Hot:eScan costs only $25 per computer, per year. By way of comparison, NOD32 costs $39, F-Secure Anti-Virus $59.90 and McAfee Virus Scan $39.99.
I really wasn't sure whether to rate eScan's price-to-value as "Hot" or "Not Hot". On one hand, the program has a scrappy and confusing interface, isn't particularly well supported and does some odd things during the installation. On the other hand, it does offer extremely solid protection for an extremely modest price. In the end, the program detection capabilities won out and I decided on a "Hot" rating - but only with some reluctance!

Images

(untitled)(untitled)(untitled)(untitled)(untitled)(untitled)

Conclusion

If you are looking for an antivirus product that will provide the maximum protection for the minimum price and are willing to entrust the security of your PC to an unheard of company, MicroWorld's eScan AnitVirus might be worth checking out.
While eScan has numerous shortcomings, it excels at what's most important: stopping viruses. Would I recommed eScan? Probably not. The program simply doesn't inspire confidence. Would I caution against using eScan? Probably not. Despite its shortcomings, the program undoubtedly has excellent detection capabilities.

Related Products

NOD32, McAfee VirusScan, F-Secure Anti-Virus, Grisoft AVG


Wednesday, 2 March 2011

Về một dấu son

Trong bài viết "Chuyện của người 'đầu têu' tranh cử" (VietNamNet, 1/3/2011), nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Mão tâm sự, ông "không quên được cuộc bầu cử Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988. Cuộc tranh cử giữa hai ứng viên Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt thực sự là một cuộc cạnh tranh, có thể được coi là một dấu son trong dân chủ của QH".

Giá mà bác Vũ Mão chia sẻ thêm xem ngày đó các bác Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt đã tranh cử ra sao, dưới những hình thức gì, trên những nội dung nào,... để các đại biểu tương lai của QH khóa tới học tập, và để người dân được mở mang tầm nhìn thì hay biết mấy.

Thursday, 24 February 2011

Toàn cảnh thị trường đầu năm 2011

Đau đầu vì điện
Điên đầu vì đô
Ngây ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất
Ngất vì tỷ giá
Ngã vì lãi suất
Uất vì giá xăng

Thăng thiên vì chứng khoán
Choáng vì vĩ mô
Xô bồ vì quản lý
Lãng phí vì đầu tư công
Lông nhông vì thất nghiệp
Bịp như chính trường
Bình thường như đường cần sữa!


Nguồn: Webtretho

Monday, 24 January 2011

“Top ten” chuyện lạ năm 2010

Vào đúng thời khắc năm cũ 2010 chuyển sang năm mới 2011, bác Ba Phi “thiền định” hồi lâu rồi chọn ra 10 chuyện lạ trong năm qua:


1 . Một số quan chức ở tỉnh Bình Thuận giả danh “lâm tặc” để được cấp đất “hoàn lương”. Ông Phan Dũng, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh, cùng vợ là hai “lâm tặc”được cấp đất “hoàn lương” nhiều nhất.


2. Mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long, chính quyền quận Hà Đông (Hà Nội) đã chặt toàn bộ cây xanh lâu năm ở hai bên quốc lộ 6 đoạn qua Hà Đông để trồng mới 1.000 cây sao đen con với kinh phí 6 tỉ đồng.


3. Một sĩ quan công an Hà Nội lái xe ôtô riêng đâm vào đuôi công xa chở ông bộ trưởng-chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Viên sĩ quan này sau đó đã đánh “te tua” tài xế chiếc công xa của Chính phủ trước sự sững sờ của… ông bộ trưởng.


4. Báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng) cho biết có 12 tỉnh suốt cả nhiệm kỳ năm năm không phát hiện ra vụ tham nhũng nào cả.


5. Công ty Du lịch Tiền Giang bị “bán đứng” cho tư nhân với giá bèo. Riêng cán bộ Trần Thanh Tiến, nguyên tổng giám đốc công ty, giàu lên bất thường với tài sản nhà đất trị giá 20 tỉ đồng cùng nhiều sổ tiết kiệm với tổng số giao dịch 40 tỉ đồng và hơn 5.000 chỉ vàng.


 6. Ông Nguyễn Trường Tô mất chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sau khi tấm ảnh “cuổng trời” của ông bị phát hiện trong máy điện thoại di động của một gái mại dâm.


7. Dự án xây dựng công viên “Văn miếu tiến sĩ đương đại” với 25 ha đất để dựng bia đá khắc tên các tiến sĩ đương đại có rùa đội giống như ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám (cả nước hiện có khoảng 20.000 tiến sĩ).


8. Sự xuất hiện dồn dập các “hố tử thần” tại TP.HCM trước sự bất lực của các cơ quan chức năng trong việc xác định nguyên nhân.


-9. Có 11.400 người chết trên cả nước vì tai nạn giao thông trong năm 2010 (nhiều gấp gần ba lần so với con số 4.168 lính Mỹ chết tại chiến trường Iraq suốt bảy năm tính từ tháng 3-2003 đến tháng 9-2010).


-10. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết chính ông cũng phải mất 14 triệu đồng “bôi trơn” mới được cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho căn nhà của mình.


Hỏi bác Ba Phi “top ten” này được chọn theo tiêu chí nào, bác đáp: “Hổng theo tiêu chí nào cả, chỉ theo trí nhớ thôi. Hết một năm cũ, chuyện lạ nào còn đọng lại trong trí nhớ của tui thì chuyện đó ắt thuộc loại “top” rồi”.


Theo Pháp luật TP.HCM

Saturday, 8 January 2011

Thoáng qua vụ BKAV vào top 10 thế giới

Hôm đầu nghe BKAV lọt vào top 10 phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới, mặc dù hơi nghi ngờ nhưng cũng mừng mừng vì nghĩ sự quyết tâm của nhóm mà đại diện là bác Quảng trong hơn chục năm qua đã bắt đầu được paid off. Mình dùng BKAV từ những năm 95-96 gì đó, thời con virus DieHard kích thước 4000Bytes ăn vào file EXE trên DOS còn tung hoành đến khổ, và D32 - một phần mềm antivirus Việt Nam khác, cùng thời BKAV - mới chỉ là D2, cùng BKAV chạy trên DOS. Việc kiên trì bám trụ thị trường đầy khó khăn là diệt virus của anh Quảng BKAV, anh Quang D32 là rất đáng trân trọng, và những tiến bộ của các anh gần đây là rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, vào check vbulletin (phải đăng ký account miễn phí mới được xem kết quả chi tiết) thì thấy cái BKAV quảng cáo có vẻ đáng nghi ngờ, vì sơ đồ điểm RAP mà BKAV dựa vào để nói mình được xếp thứ 7 thì lại chấm BKAV Pro ở vị trí gần cuối cùng, còn cái được RAP thứ 7 là bản Home Plus. Tại sao bản Pro lại có điểm thấp hơn rất nhiều lần so với bản Home Plus? Và việc BKAV dùng vị trí thứ 7 của bản Home Plus để quảng cáo cho toàn bộ sản phẩm của hãng này - trong đó có bản Pro? Đó là cái nhập nhèm thứ nhất.

Thứ 2, nếu xếp hạng, BKAV đứng 29/64 về khả năng phát hiện trojan, 33/64 về khả năng phát hiện sâu và chỉ xếp 50/64 về khả năng phát hiện vi rút đa hình... Ở những tiêu chí quan trọng này, BKAV chỉ đạt những vị trí ở mức trung bình, dưới trung bình và rất thấp. Những vị trí này, dù sao, cũng vẫn giúp BKAV (bản Home Plus) đạt chứng chỉ VB100 cùng vài chục phần mềm khác. Tuy nhiên BKAV lại cho rằng cứ đạt VB100 là coi như huy chương vàng, bằng nhau cả, còn tiêu chí RAP coi như huy chương bạc, mà anh đạt thứ 7, nên tổng thể BKAV là phần mềm tốt thứ 7 của vbulletin, và do đó là thứ 7 của thế giới! (Đây là luận điểm chính thức được BKAV Supporter trả lời trên diễn đàn của hãng). Chỗ này thì BKAV đã lập lờ đánh lận con đen quá lớn để lừa dối người tiêu dùng: Tiêu chí quan trọng ông đạt thấp nhưng cố ý cào bằng cái VB100 để tự cho mình cái huy chương vàng, và đôn lên một tiêu chí khác - ko phải ko quan trọng - để cho mình là hàng top tổng thể!

Vậy mà trò lừa dối của BKAV vẫn có tác dụng và họ có vẻ sẽ thành công về mặt kinh doanh. Có 2 nhân tố, một là họ có đội ngũ bán hàng đông đảo đang tiếp tục được mở rộng. Những bạn này đời nào dám nói rõ cho khách hàng nội dung chi tiết của bản đánh giá, mà sẽ tung ra một lô hỏa mù là top 10 thế giới, là điện toán đám mây, là lòng tự hào dân tộc, là người Việt dùng hàng Việt, etc. Còn nguyên nhân thứ hai là đại đa số người dùng Việt Nam mình thiếu kiến thức Tin học quá, đỡ sao nổi mấy khối bom khủng kia? Thành ra BKAV sẽ không, hay ít nhất là chưa thể, giành được lòng tin của số đông trong những người am hiểu về CNTT, nhưng sẽ thành công với phần đông những người hạn chế mảng này.

Mừng cho BKAV có phát triển, chán cho BKAV quảng cáo lừa dối khách hàng. Nhưng mà quảng cáo ở Việt Nam ta thì có mấy cái là không lừa dối? Mà nào chỉ có trong quảng cáo...?


Đọc thêm:
http://www.thongtincongnghe.com/article/21451http://www.thongtincongnghe.com/article/21528
http://www.thongtincongnghe.com/article/21566