Wednesday, 25 July 2007

Tin nhắn spam trong cộng đồng sử dụng internet ở Việt Nam - vài suy nghĩ...


1. Thực trạng và tác hại

Từ lâu nay, trong cộng đồng người dùng internet Việt Nam đã phổ biến hình thức gửi tin nhắn spam - tức là những tin nhắn không có nội dung/có nội dung ko chính xác nhằm mục đích lan truyền càng rộng càng hay. Một số dạng tin nhắn tiêu biểu là:
  • Hiện nay, anh/chị ABC có 1 đứa con đang mắc bệnh XYZ cực kỳ hiểm nghèo, ko chữa là chết. Đứa con này là niềm vui, nguồn an ủi duy nhất của anh chị ABC. Thông qua vận động sao đó, 1 (nhóm) tổ chức PQ nào đó (e.g. FPT, Yahoo, AOL, Microsoft) đã đồng ý hỗ trợ anh chị ABC đó số tiền là UV $ MỖI KHI TIN NHẮN NÀY ĐƯỢC GỬI ĐI. Bạn hãy gửi tin nhắn này đến mọi người trong danh sách để giúp đỡ anh chị ABC và cháu XYZ nói trên.
  • Công ty X đang cần tuyển 1 (vài) nhân viên vào vị trí A, yêu cầu blah blah blah, mức lương blah blah blah (thường là cao). Các bạn quan tâm hãy liên hệ với bộ phận nhân sự qua số điện thoại xxxxxx, gặp anh/chị G. Hãy gửi tin nhắn này cho mọi người trong danh sách bạn của bạn.
  • Hiện nay có 1 loại virus cực kỳ nguy hiểm đang lây lan qua internet với tốc độ cực cao dưới dạng 1 tin nhắn Yahoo với nội dung blah blah blah. Nếu nhận được tin nhắn như vậy bạn hãy xoá ngay kẻo lây thì hỏng bét. Hãy gửi tin nhắn này cho các bạn của bạn.
Vân vân và vân vân.

Giả sử trung bình mỗi người có 50 bạn trong danh sách Yahoo và mỗi khi nhận được 1 tin nhắn kiểu như vậy đều gửi cho TẤT CẢ bạn bè trong danh sách của mình thì sẽ có tổng số hàng chục triệu , trăm triệu bản sao của một tin nhắn được luân chuyển trên mạng vì số người dùng internet ở VN đã lên tới hàng chục triệu và internet ở VN gần như đồng nghĩa với Yahoo. Lượng tin nhắn vô thưởng vô phạt này sẽ chiếm 1 phần nào đó (có thể chưa nhiều) lượng băng thông internet quốc gia - vốn ko lấy gì làm rộng rãi lắm.

Nhưng chưa hết, mỗi tin nhắn đều khiến người nhận phải đọc trong 1 khoảng thời gian nào đó - từ vài giây đến hàng phút, nếu nhân lên lượng tin nhắn thì tổng số thời gian bị lãng phí là khá đáng kể.

Chưa hết, những tin nhắn thuộc dạng thứ 2 ở trên có thể gây ra sự khó chịu cực lớn cho nạn nhân - là người có số điện thoại bị nêu ra. Hãy hình dung có hàng chục, hàng trăm cuộc gọi/tin nhắn SMS đến mobile của bạn để hỏi về 1 việc mà bạn chẳng biết tí nào, hẳn ko dễ chịu gì.

Còn những tin spam ko gây khó chịu kiểu đó vẫn gây khó chịu cho người nhận khi phải nhận HÀNG CHỤC bản sao của 1 tin trời ơi đất hỡi - nhất là khi biết rõ những tin đó là tin nhắn lừa đảo, spam.

Hiện tại Việt Nam đã bị liệt vào danh sách những quốc gia gửi email spam nhiều nhất thế giới và do đó một số dịch vụ quốc tế đã loại trừ Việt Nam khỏi danh sách khách hàng. Tham khảo tại đây. Vấn nạn spam qua tin nhắn rất có thể dẫn đến điều tồi tệ hơn đối với bộ mặt thương mại điện tử của nước ta - vốn đang ko lấy gì làm tốt đẹp với vô số vụ trộm cắp tài khoản, lừa đảo,...

2. Tại sao người dùng gửi tin nhắn spam?

Một số người MUỐN gửi tin nhắn spam. Để làm gì thì tôi ko rõ nhưng rõ ràng một số kẻ chủ động tạo tin nhắn với lời nhắc ngưòi nhận gửi tiếp, sau đó phát tán tin nhắn đợt đầu. Đây là những kẻ làm việc xấu có mục đích và cần bị lên án mạnh mẽ.

Một nguyên nhân hết sức phổ biến là người sử dụng KHÔNG BIẾT mình đang góp phần tiếp tay cho vấn nạn spamming. Tôi đã từng mắng mỏ một thằng bạn thân cái tội gửi nhiều spam quá và nó ngơ ngác nói: Tao ko biết đó là tin nhắn spam, cứ nghĩ chỉ là 1 tin bình thường nên gửi đi thôi. Vẻ ngơ ngác này luôn xuất hiện khi tôi nói về vấn đề spamming với những người bạn khác. Như vậy, ngoại trừ NHỮNG KẺ ĐẦU TÊU, CHỦ ĐỘNG TẠO NHỮNG TIN NHẮN SPAM VÀ PHÁT TÁN ĐỢT 1, phần lớn người dùng ko biết mình đang gửi tin nhắn spam.

Nguyên nhân đơn giản thứ ba là việc gửi tin nhắn đi quá dễ dàng! Vài động tác copy/paste là một người có thể gửi đi một tin cho hàng chục/hàng trăm người khác với suy nghĩ đơn giản đó là 1 thông tin để trao đổi thông thường.

Nguyên nhân khác nữa là người VN nhìn chung có tình thương với đồng loại, đồng thời lại khá ngốc nghếch 1 cách ngây thơ nên những tin nhắn kiểu giúp đỡ em bé máu trắng máu xanh rất phổ biến. Thương yêu nhau là tốt, nhưng có lẽ ko nên để tình thương bị lợi dụng vào một công việc xấu.

3. Làm sao nhận biết 1 tin nhắn spam?

Cách dễ nhất là thông thường, một tin nhắn spam sẽ có mục "Bạn hãy gửi tin nhắn này tới mọi người bạn của bạn". Đây là mục đích của kẻ tạo tin ban đầu - lan truyền tin nhắn càng nhiều càng tốt. Hãy suy nghĩ, nếu bạn nhận được 1 nội dung tin thú vị và bạn muốn chia xẻ với bạn bè, bạn hoàn toàn có thể làm động tác gửi đó mà ko cần được nhắc nhở. Như vậy, lời nhắc chỉ nhằm mục đích thúc giục bạn tiếp tay - nhất là khi bạn ko vất vả gì để làm động tác đó.

Cách thứ hai, vẫn rất đơn giản nhưng yêu cầu bạn suy nghĩ 1 chút, đó là phân tích nội dung tin nhắn. Tôi sẽ phân tích ngắn gọn 3 tin nhắn ví dụ ở trên để chỉ ra chúng là tin nhắn spam.

Đối với dạng thứ nhất, KHÔNG MỘT NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET NÀO CÓ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT VÀ ĐẾM SỐ LƯỢNG MỘT TIN NHẮN CÓ NỘI DUNG NHẤT ĐỊNH. Thứ nhất, việc đó cực kỳ khó khăn do có vô vàn tin nhắn và các thông tin khác luân chuyển trên mạng, việc lọc ra 1 tin với nội dung nào đó là hết sức tốn kém - cả về đầu tư hệ thống lẫn thời gian. Thức 2, tin nhắn ở Viêtj Nam chủ yêú thông qua Yahoo, vì vậy ko có cách nào để AOL hay FPT hay bất cứ ai khác ngoài Yahoo có thể đếm số bản sao mà trả tiền cả. Thứ 3, đơn giản là các hãng ko bao giờ có chương trình kiểu như vậy. Nếu muốn giúp đỡ, ủng hộ ai, họ sẽ làm chương trình riêng cho hoành tráng chứ ko ai chui lên net làm mấy trò lúi xùi với dân chat Việt Nam cả.

Dạng tin nhắn thứ 2 mới xuất hiện gần đây và có vẻ đang trở nên phổ biến. Tôi ko từ chối rằng có thể có những công ty/tổ chức gửi tin nhắn để tuyển dụng nhưng nhìn chung, công việc đó ko hiệu quả được. Nên nhớ rằng thông tin tuyển dụng là nguồn thông tin chính quy, trong khi đó chat chit là môi trường cực kỳ hỗn độn, ko có gì đáng tin cậy cả. Như vậy một nhà tuyển dụng nghiêm túc sẽ ưa dùng các nguồn phát truyền thống như đài, TV, báo, báo điện tử hơn là thông qua tin nhắn Yahoo. Gần đây đã có nhiều website việc làm trên net phục vụ mục đích này. Do vậy thông thường mà nói, một vị trí hấp dẫn (như quảng cáo trong tin spam) sẽ ko được offer thông qua tin nhắn Yahoo đâu.

Đối với dạng thứ 3, người dùng thường cũng muốn gửi đi nhằm giúp bạn mình đề phòng virus. Tuy nhiên, chính thói quen nhận và gửi tin nhắn spam lại góp phần làm lây lan virus với minh chứng là vụ virus gì đó của 1 cậu SV hồi năm ngoái. Một loại virus thực sự nguy hiểm thì sẽ được cảnh báo từ các hãng phần mềm chống virus lớn, thông qua các tờ báo điện tử uy tín chứ ko mấy khi thông qua 1 tay chatter chuyên nghiệp. Again, chat chit ko phải là môi trường chính quy nên những thông tin mang tính chính quy ở đó là ko đáng tin cậy.

Cách kiểm tra tin nhắ spam thứ 3 là "Ask Mr. Google". Bạn hãy copy một vài từ khóa quan trọng trong tin nhắn nhận được để tìm trong Google rồi từ đó đánh giá tính xác thực của tin nhắn.

Ví dụ cách đây độ 2 tuần có loạt tin spam nói về 2 mặt trăng (là mặt trăng và sao Hỏa ở điểm gần Trái Đất nhất), chỉ cần tìm với từ khóa "hai mặt trăng" là bạn sẽ thấy ngay một bài viết chỉ rõ nội dung tin nhắn là sai lệch. Hoặc với các tin thông báo về virus, hãy copy đoạn link/lời nhắn mô tả virú và tìm qua Google, nếu thông tin tìm được ko có ở các website của Norton, McAfee, Trend Micro mà chỉ xuất hiện qua các diễn đàn, trang web cá nhân thì bạn hoàn toàn yên tâm đó là tin nhắn spam. Nhìn chung, Google là một người bạn đang tin cậy - ko hoàn toàn nhưng gấp hàng vạn lần những tin nhắn trời ơi đất hỡi mà bạn ko rõ nguồn gốc.

4. Làm gì để chống vấn nạn spam?

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất là BẠN đừng gửi tin nhắn spam. Những kẻ khởi đầu tin nhắn chỉ có thể gửi tới 1 số ngưòi nhất định, ko có người như bạn vô tình tiếp tay, chúng sẽ sớm chết yểu.

Cách thứ hai là hãy giải thích cho bạn bè của bạn - những người vẫn đang gửi tin spam đến bạn để giúp mọi người cùng hiểu và góp sức ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh này.

5. Lời cuối

Những lời nhắn, lời chúc tốt đẹp; những câu chuyện thông minh, hài hước vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống online nhưng đừng để bóng đen spam lợi dụng sự nhiệt tình hoặc vô tâm của bạn.

Đừng bao giờ nói "Hãy gửi tin nhắn này đến tất cả...", hãy để bạn của bạn tự quyết định xem một nội dung có xứng đáng được phổ biến hay không.


* Các ý kiến đóng góp, thảo luận đều được hoan nghênh. Bạn có thể trích dẫn thoải mái, chỉ việc ghi rõ nguồn.