Thursday 19 April 2012

Mất mộ - ít hay nhiều, thực hay giả?

Trong bài viết "Hà Nội: Thực hư chuyện nhiều ngôi mộ biến mất" trên VietnamNet ngày 18/4/2012 có đoạn:
Theo thống kê của Tổ công tác GPMB xã Hải Bối và qua kê khai, kiểm đếm tổng số mộ phải di chuyển là 365 ngôi, liên quan tới 37 hộ dân xã Hải Bối. Đến nay về cơ bản việc di chuyển mồ mả tiến hành thuận lợi, nhân dân đồng tình cao, chấp hành tốt, đều ký biên bản điều tra theo đúng quy định, 100% người dân đều đã nhận đất tại khu nghĩa trang mới để di chuyển mộ đến.
Đã có 32/37 hộ thực hiện việc di chuyển mồ mả với tổng số 121 ngôi mộ xây (trên tổng số 161 ngôi được kê khai) và 85 ngôi mộ đất (trên tổng số 204 ngôi). Chỉ còn lại một số hộ chưa thực hiện việc di chuyển mồ mả, trong đó có 2 hộ kiểm tra thực tế không có mộ. 
Từ thống kê nêu trên có thể suy ra trung bình mỗi hộ dân có khoảng 10 ngôi mộ, tuy nhiên với 5 hộ dân còn mộ chưa di chuyển, số ngôi mộ tương ứng là 365-121-85=159 (!!!), trong đó có 161-141=40 ngôi mộ xây và 204-85=119 ngôi mộ đất (!?). Cũng theo thống kê này thì trong 5 hộ còn lại, thực tế có 2 hộ không có mộ, nghĩa là con số 159 ngôi mộ còn lại chỉ thuộc về 3 hộ dân, nghĩa là trung bình mỗi hộ có khoảng 53 ngôi, trong đó có 40 ngôi mộ đất (!?).

Nhìn vào những con số phân tích ở trên có thể nghi ngờ ngay sự trung thực của người dân trong việc kê khai và có thể cả sự tắc trách của cơ quan công quyền trong việc kiểm tra, xác minh vụ việc này: Một gia đình có tới 53 ngôi mộ thì là của những ai, từ bao nhiêu đời trước, nhất là đặt trong thực tế chiến tranh, li loạn trong nước mấy chục năm trước? Huống hồ có tới 3 gia đình như vậy trong tổng số 37 gia đình?

Có thể là khắt khe trong vấn đề khá nhạy cảm này, nhưng người viết blog này tin rằng có việc kê khai khống số ngôi mộ để nhận thêm đền bù của người dân (cũng như việc kê khai không số gà vịt ngan ngỗng cần tiêu hủy hồi dịch H5N1). Tất nhiên có sự thiếu trách nhiệm của chính quyền xã trong việc kiểm tra.

Quay lại vụ việc đổ đất, rõ ràng chính quyền địa phương đã cực kỳ vô trách nhiệm khi để người vào múcđất trong nghĩa trang với tổng diện tích 300m2, sâu 4m với khoảng gần 1.000m3 đất mà vẫn không xác định được cá nhân, tổ chức, đơn vị nào tiến hành (?!). Nói thực tế, người viết blog này tin rằng chẳng có ai khác làm chuyệnđó ngoài bọn chủđầu tưdựán, và bon ấy cũng chẳngđời nàodám làm như vậy nếu khôngđược chính quyềnđịa phương bậtđèn xanh! Cứ hìnhdung anh là một ngườidân bình thường, có bao giờ dám đụng đến mồ mã giađình khác, màđụng vào có mà vỡđầu mẻ trán ngay. Nóiđâu xa, trong nội bộdòng tộc, muốndi chuyển, cải táng mồ mảông cha còn phải xem ngày xem giờ, bàn bạc chán chê, mà nếu không thống nhất giữa cácanhem cũng khó ai dám làm,đằng này... Thành ra bọn làm chuyện thương thiên bại lý kia chắc chắn là bọn lắm tiền và chỉ biết có tiền, có sự hậu thuẫn của chính quyền, và có lẽ có cả sự liên hệ với bọn đầu gấu nàođóđể bảo kê cho việc làm táng tận lương tâm nêu trên!

Dân thì gian, dự án thì tham, lối mòn này bao giờ dừng lại? Liệu vụ việc này bao giờ được xử lý nghiêm?

Hôm qua nghe phụ huynh kể chuyện nước Nhật, nơi mà giữa thủđô Tokyo đấtđai đắt nhất thế giới, vẫn có những khu rừng, công viên rộng mênh mông,toàn cây cối to, cao, với những cây anhđào mà vòng tay ngườiôm không xuể, mới thấy tâm và tầm người làm quy hoạch ở đó tốt đến mức nào. Nghĩ tới Hà Nội của ta, hễ thấy mảnh đất, mảnh ruộng vị trí đẹp đẹp nào là người ta chỉ tâm niệm hai chữ "dựán". Ôi, hai chữ "dựán" khốn khổ!


Hoa anh đào ở Tokyo, thân cây to vừa người ôm (Ảnh: Phụ huynh)