Tuesday, 28 July 2009
Hồi ức về một người điên
Mà đợt ấy chả thiếu gì người bị gọi là điên, không hiểu sao. Đó là những người ăn mặc rách rưới, lê la trên đường, nằm lăn quèo dưới những gốc nhãn gần cổng bệnh viện, khi cười khi khóc, nghênh nghênh ngô ngô, và sằng sặc đuổi theo bọn trẻ con cứ vây quanh trêu chọc. Nhưng người đàn ông này không thế. Quần áo ông ta tồi tàn nhưng sạch sẽ. Khuôn mặt ông ta kể cả lúc nhăn nheo vì giận dữ cũng không có nét ngờ nghệch. Ông ta không bao giờ lê la, không bao giờ đuổi theo những người chỉ chỏ, không bao giờ phá phách hay dọa nạt bất cứ ai. Ông ta chỉ đạp xe dọc con phố, và chửi bới sự thối nát nào đó của chính quyền. Chưa bao giờ nhìn thấy hay nghe nói về gia đình, vợ con ông ta cả.
Gần đây, đọc loạt bài về 4 nông dân chống tham nhũng ở Quảng Trị bị trù dập, trả thù tàn tệ: Bị thả tờ rơi nói xấu, bị hô hào đuổi ra khỏi làng, người thân bị lăng mạ, bêu rếu, bị truy bức tập thể, bị dọa nạt, bị cách chức, người bị cắt điện không lý do gần 2 năm trời, người bị cán bộ xốc nách lôi về trụ sở UBND xã đánh hội đồng (may mà có người quay lại được cảnh bị đánh chứ không thì không những ko có chứng cứ mà lại bị buộc thêm tội "chống đối người thi hành công vụ"), người bị công an xã chém, người bị kẻ nào đó tháo nước ao nuôi cá,..., tự nhiên nhớ tới "người điên" ngày ấy.
Ở những năm mà thông tin báo chí đã khác nhiều so với gần 20 năm trước, thời mà các cấp lãnh đạo từ cao xuống thấp đâu đâu cũng hô hào chống tham nhũng, thời mà hiệu quả chống tham nhũng là một tiêu chí để hội nhập và nhận sự trợ giúp của quốc tế mà sự kiện này vẫn xảy ra. Thì đặt giả thuyết, gần 20 năm trước, nếu người đàn ông kia bị đối xử như vậy thì ông ta sẽ ra sao? Thông tin rộng rãi mà cán bộ còn lộng hành như vậy, thì gần 20 năm trước, người ta có thể làm những điều tương tự không?
Năm 1994, tôi rời khu thị trấn nhỏ ấy lên đường đi trọ học, rồi từ đó con đường học hành và công việc ngày càng dẫn đi xa. Hồi đầu mỗi lần quay lại cũng ở được 1-2 tháng trời, giờ chỉ ở được vài ngày đến 1 tuần là hết cở. Từ đó không nhìn thấy người đàn ông đó, cũng không thấy ai nhắc tới ông ta cả, không hiểu ông ta còn hay mất. Lại loáng thoáng trong đầu câu chuyện với một người bạn cũ, "Cả đời say việc gì ta tỉnh" vs "Đời say tiên sinh tỉnh, đời tối tiên sinh sáng". Xét cho cùng, đời say tiên sinh tỉnh, hay đời tỉnh tiên sinh say có gì khác nhau đâu? Quan trọng là thái độ và sự lựa chọn của tiên sinh mà thôi.
Nhưng với một người dân bình thường, không cần thái độ, không cần lựa chọn, mà chỉ cần một cuộc sống lương thiện bình thường, nếu không được thì sẽ làm sao?
Viết bài này như một lời chia sẻ với người đàn ông gần 20 năm trước, cho dù ông đã mất hay còn. Tôi biết rằng ông không điên...
Friday, 24 July 2009
Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt”
Bài phỏng vấn rất thú vị mà tuyệt vời nhất là câu hỏi của phóng viên: "Tại sao ông không làm thêm “thói hay tính tốt” của người Việt?"
Mấy năm gần đây, trên báo chí xuất hiện mục bàn về “Thói hư, tật xấu của người Việt”, do ông Vương Trí Nhàn thực hiện. Để cho bạn đọc hiểu rõ hơn thực chất của chuyên mục này, phóng viên VieTimes đã trò chuyện cùng với ông Vương Trí Nhàn. Khi phóng viên liên lạc, ông Vương Trí Nhàn rất hồ hởi về những câu hỏi sẽ “phản biện chính xác” những gì ông đã nói.
Phóng viên (PV) : Mục “Thói hư tật xấu” ông đã làm trong thời gian bao lâu?
Ông Vương Trí Nhàn (VTN): Tôi làm được vài năm theo hai giai đoạn. Đầu tiên tôi sưu tầm của người khác vì nếu tôi viết sẽ không ai đăng. Nên tôi lấy ngay những người tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng... thì người đọc mới chịu. Ông Vương Trí Nhàn viết thì không ai chịu
PV: Xuất phát từ ý tưởng nào mà ông làm chuyên mục này?
VTN: Trong nghề viết văn tôi hay nhìn ra khuyết điểm của văn chương. Trần Đăng Khoa nói phải “tâm địa xấu xa” mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác như thế. Tôi nói về thói hư tật xấu của người khác để giúp người ta tiến lên.
Sau đó tôi thấy mình phải viết về tật hư thói xấu của dân tộc nói chung. Tôi chọn việc trích dẫn của người khác. Mục của tôi là thói hư tật xấu người Việt dưới con mắt trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20.
PV: Ông thường trích dẫn của ai?
VTN: Nhiều lắm. Ví dụ cụ Phan Bội Châu không chỉ có yêu nước mà đã rất sớm nhận ra thói hư tật xấu của người Việt. Khi sang Nhật, cụ nhờ phu xe đưa đến đâu họ cũng đưa đi, hỏi địa chỉ dẫn tận nơi mà không lấy tiền. Nhưng ở Việt Nam thì không tìm ra một ông phu xe như vậy. Có khi còn ăn cắp, lấy thêm của mình.
PV: Ông có nghĩ đó chỉ là ảnh hưởng nhất thời của xã hội lúc đó, còn tính cách nền tảng của người Việt thì khác?
VTN: Không, tôi thấy việc này lặp lại nhiều lắm. Số lượng người viết về thói hư tật xấu mà chúng ta vẫn mắc phải: giả dối, sống vô trách nhiệm, vụ lợi, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình…
PV: Trong nhân loại nói chung, dân tộc nào mà chẳng có những thói hư tật xấu ấy?
Bình luận: Ngụ ý gì, chẳng lẽ vị họ cũng có nên không nên nói ra cái của mình chăng?
VTN: Dân tộc mình nhiều lắm chứ! Khi nói đến tham nhũng, vợ tôi vẫn bảo: ”Ôi giời, nước nào chả có tham nhũng”, nhưng mình có ti tỉ cái tham nhũng.
Bình luận: Cái điều vợ học giả VTN bảo chính là cái mà chính quyền ta hay bảo, và vì bảo đi bảo lại nhiều quá nên nhiều người Việt ta cũng quen miệng mà bảo (và nhăn răng ra cống nạp cho tham nhũng).
PV: Căn cứ vào đâu ông nói Việt Nam nhiều tham nhũng hơn các nước khác?
VTN: Thì cứ giở báo chí ra là thấy nhan nhản tham nhũng. Các tòa án xử không xuể. Ông Lê Đăng Doanh từng nhận xét chỉ 5% lộ ra bề mặt, còn 95% vẫn trong bóng tối. Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới.
PV: Đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng. Để đánh giá một đất nước, một xã hội thì phải thấu hiểu, phải trải qua chính những vấn nạn mà xã hội ấy gặp phải. Vậy nên không thể nói những bảng đánh giá đó là chính xác, coi như một chân lý để khẳng định?
Bình luận: Lại cái luận điểm quen thuộc “đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng”, nhưng khi chính những kẻ ấy khen Việt Nam được một câu thì nhảy cẫng lên vênh vang sung sướng, ví dụ gần đây nhất là Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, ọe!
VTN: Tôi không đồng ý với bạn điều đó. Chúng ta hay nói chỉ ta mới đánh giá được ta. Nhưng chúng ta rất sai. Người nước ngoài thừa sức đánh giá chúng ta. “Chỉ trong chăn mới biết chăn có rận” là sai!
PV: Những người nước ngoài sống trong một thể chế chính trị khác, đời sống văn hóa khác. Tất cả mọi thứ đều khác Việt Nam. Một mặt nào đó, người ta đứng ở thế giới khác thì không thể đánh giá khách quan về một thế giới khác. Ví như một con cá chỉ bơi trong nước thì làm sao biết loài chim bay trên trời như thế nào?
VTN: Bạn đang cường điệu hóa sự khác nhau giữa các dân tộc. Các dân tộc có những giá trị nhân bản nói chung. Ăn cắp thì không thể làm hàng tốt được. Tôi thấy trong bảng thống kê thì Việt Nam xếp hạng hàng đầu. Và tôi tin đó là đúng, còn bạn không tin thì tùy bạn.
Bình luận: Chính xác, các giá trị nhân bản là phổ quát, không khác nhau như kiểu chim với cá mà PV cố tình cường đieụe hóa được.
PV: Trong tất cả những người mà ông đã lấy tác phẩm của họ để trích dẫn về thói hư tật xấu, ông có cảm thấy có người nào không xứng đáng là một nhà trí thức không?
VTN: Điều quan trọng không phải là đánh giá người ta ở con người mà đánh giá chất lượng lời người ta. Khổng Tử nói: Không vì người mà bỏ lời. Có thể trong đời sống có vấn đề nhưng người ta nói đúng.
Bình luận: Rất đúng, người hay vẫn có khi phát ngôn dở, còn kẻ dở mà nói hay thì nhan nhản rồi.
PV: Nhưng có một giá trị chung là "Người thơ phong vận như thơ ấy”. Lòng người như thế nào thì sẽ tràn ra ngoài miệng như thế đó.
Bình luận: Câu này rubbish, nhưng có vẻ đúng với anh PV.
VTN: Không, đó chỉ là một ý thôi
PV: Ví dụ như lời yêu thì ai cũng nói được nhưng ai nói với ta thì mới là quan trọng chứ!
VTN: Đó là một nhận xét. Ta có lối là ông A nói thiêng còn ông B nói không thiêng. Một người ăn cắp chỉ anh kia là ăn cắp thì anh ta vẫn nói đúng dù anh ta là thằng ăn cắp.
PV: Tôi muốn nói rằng những nguồn trích dẫn chỉ đáng tin khi tác giả của chúng đáng tin thôi.
Bình luận: Tư duy sai, kiểu “chỉ trích dẫn khi tác giả đáng tin” rất dễ dẫn đến “vì tác giả đáng tin nên mọi điều ông ta nói đều đáng tin”.
VTN: Chả ai là không xứng đáng với lời của mình. Lý luận của bạn cũng là sai nốt.
PV: Ông vừa nói có những người không tốt nhưng lời nói của họ tốt đúng không. Nhưng “Y phục" phải "xứng kỳ đức”. Chúng ta ở một vị trí xã hội, tầm văn hóa như thế nào thì mới có quyền phát ngôn ở vị trí xã hội như thế, tầm văn hóa như thế.
VTN: Sự đánh giá một người không có chữ “chết”. Bảo người đó là xấu không có nghĩa tất cả con người họ xấu. Họ vẫn có phần tốt của họ. Có những người rất tốt nhưng vẫn nói ra những phần xấu.
PV: Những trích dẫn của ông hay lấy nguồn từ Nam Phong, Tiểu thuyết thứ Bảy… Ông có tin những tờ báo đó không?
VTN: Sao lại không tin được?
PV: Thời “Nam Phong”, “Tiểu thuyết thứ Bảy”… cũng chỉ là thời kỳ sơ khai của tiếng Việt chứ không phải là cái gì tinh túy, sâu sắc, uyên thâm cả. Nó được ca ngợi vì việc dùng chữ Quốc ngữ bấy giờ là biểu hiện cho tinh thần độc lập của người Việt đối với văn hóa xâm lăng của thực dân Pháp. Ông có nghĩ thế không?
VTN: Đấy là bạn nghĩ, tôi không nghĩ thế. Ông Vũ Ngọc Phan nói với tôi Nam Phong có đóng góp rất lớn cho tiếng Việt.
PV: Thời “Nam Phong”, “Thơ Mới”… sử dụng tiếng Việt chính là thể hiện lòng yêu nước. Xét vào điều kiện lịch sử thời đó thì nó phù hợp. Nhưng nó không chứa toàn thể chân lý của dân tộc trong đó.
VTN: Trong bất cứ chân lý của lịch sử nào cũng chứa chân lý vĩnh viễn.
PV: Sẽ có nhiều người ngạc nhiên vì sao ông lại coi những trích dẫn đó là mẫu mực?
VTN: Tôi không ngạc nhiên. Vì thế, với bạn có thể Nam Phong là không có giá trị nhưng tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu văn học, thì Nam Phong có đóng góp với lịch sử văn học nước nhà.
PV: Nếu như một dân tộc có quá nhiều tật xấu thì nó đã bị đồng hóa, tan biến từ rất lâu chứ không thể có một dân tộc Việt như ngày hôm nay...
VTN: Có rất nhiều cách tồn tại. Có tồn tại lay lắt, khổ sở, phá hoại. Có cách tồn tại cao đẹp.
PV: Theo ông, thế nào là cách tồn tại cao đẹp?
VTN: Ví dụ làm ra nhiều sản phẩm, có nhiều phát minh sáng kiến, con người sống tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi… Đó là cách sống tốt đẹp.
PV: Ông không nhìn thấy những điều tốt đẹp đó trong cuộc sống hôm nay?
VTN: Không, quá ít và những cái dở ngày càng tăng lên.
PV: Phải chăng ông đọc nhiều cuốn sách cổ quá mà quên tìm hiểu những hình tượng tốt tương đối nhiều trong cuộc sống hôm nay?
VTN: Những hình tượng ấy không đáng tin tưởng.
PV: Tôi có thể kể cho ông một hình tượng rất đơn giản: Một phụ nữ ở Quảng Ninh 60 tuổi, về hưu, sống một mình. Bà lần lượt nhận những đứa trẻ bị nhiễm HIV về nuôi. Bé này mất đi lại nhận bé khác. Theo thói bình thường thì lẽ ra bà phải nuôi một đứa trẻ lành lặn để làm nơi nương tựa khi tuổi già. Đồng lương phải tiết kiệm để dùng khi ốm đau nhưng bà đã sẵn sàng dùng đồng tiền đó nuôi những đứa trẻ mà biết chắc chắn 1, 2 năm sau chúng sẽ mất. Vậy ông nhận xét tính cách người Việt như thế nào trong hình tượng này?
VTN: Những trường hợp này ngày càng ít đi so với các thói xấu đầy rẫy trong xã hội.
PV: Đời sống thông tin hiện đại có xu hướng cường điệu hóa mặt xấu nhiều hơn những mặt tốt. Đó là một vấn nạn khi mà báo chí chạy theo thị trường một cách quá đà mà quên lý tưởng của mình. Có thể ông đã tiếp cận thông tin tiêu cực của báo chí nhiều quá phải không?
Bình luận: Cá nhân tôi (thienhadebetanhhung) đọc báo khi thấy nói về cái xấu thì thường có cảm giác nó đã bị cắt xẻo bớt đi còn nói về cái tốt lại có cảm giác đã bị cường điệu hóa.
VTN: Tôi đọc báo thì thấy là hôm nay bắt người này, người kia... rất nhiều chuyện. Tôi cho đấy là bức tranh của thực tế. Còn nếu bạn coi đó là do báo chí cường điệu thì tùy bạn. Tôi không bắt bạn phải theo tôi và tôi cũng không việc gì phải theo bạn
PV: Ngoài những cái xấu của người Việt ông đã viết, ông thấy người Việt có những điều tốt gì?
VTN: Nhiều lắm chứ. Ví dụ lòng khát khao sống, làm sao để khá hơn, qua những lúc khốn khó trở thành người tốt giúp đỡ lẫn nhau…
PV: Tại sao ông không làm thêm “thói hay tính tốt” của người Việt?
VTN: Những điều này người ta đã làm rất nhiều? Cả giới báo chí đã làm rồi. Có người nào làm như tôi đâu, chỉ một mình tôi làm (trích dẫn những lời nói về thói hư tật xấu của người Việt).
PV: Những trích dẫn về thói hư tật xấu của người Việt được lấy rải rác trong nhiều bài của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, hay nhiều tác giả khác... Lẽ thường, một câu bao giờ cũng phải phụ thuộc vào cái tổng thể của toàn bài. Bây giờ cắt một câu ra đứng độc lập, liệu làm như vậy ý nghĩa của văn bản có bị biến đổi ít nhiều?
VTN: Tôi hiểu chính xác và tôi cho rằng đó chính là ý của cụ Phan.
PV: Tại sao ông lại khẳng định như vậy?
VTN: Rõ ràng trong bài các cụ nói rành rành như thế.
PV: Nói đơn giản như thế này: Nếu chúng ta chỉ đứng ở ngoài nhìn vào cửa kính thấy người cha đánh một đứa con thì chúng ta sẽ nghĩ người cha sao độc ác đến vậy. Nhưng nếu theo dõi câu chuyện từ đầu, có thể đứa con rất hỗn láo và người cha đang buộc phải đánh con mình với nỗi đau đớn hiện lên trên nét mặt. Vậy ông nghĩ thế nào khi tách một câu khỏi toàn cảnh văn bản như vậy?
VTN: Tôi chỉ tách một câu của một người còn tôi không đánh giá toàn bộ người đó. Còn nếu ai hỏi tôi là dân tộc Việt Nam còn tính tốt không tôi trả lời còn cái tốt…
PV: Ý chúng tôi muốn hỏi là tách một câu ra khỏi văn bản thì có làm thay đổi nghĩa của nó đi không?
VTN: Không thể không tách. Còn ai muốn đọc toàn bộ văn bản thì xin mời. Không thay đổi gì hết. Đó vẫn là Phan Bội Châu. Tôi vẫn khẳng định thế còn bạn khẳng định khác thì tùy bạn.
PV: Nhiều nhà phê bình Việt Nam đã mắc lỗi khi cắt, xén, lắp ghép các câu, các ý và làm thay đổi văn bản gốc quá nhiều. Việc trích dẫn riêng lẻ như vậy chắc chắn sẽ làm sai lệch ý nghĩa của văn bản.
Bình luận: Tay PV này kiên nhẫn một cách cực củ chuối, các nguồn trích dẫn đó chứ có ai đóng dấu bí mật quốc gia đâu, anh thích kiểm tra xem có trích dẫn sai không thì đọc mà kiểm tra, rồi lu loa lên nếu có, chứ viết bình luận mà cứ bê tòan bộ tác phẩm, sự kiện được bình luận vào từ A đến Z thì ai thèm đọc.
VTN: Không phải các nhà phê bình có lỗi mà tôi có lỗi. Bạn không thể nói như thế được. Tôi không có lỗi gì trong chuyện này.
PV: Ông có thấy bao giờ “rùng mình” khi làm công việc trích dẫn nhiều thói hư tật xấu của người Việt chưa?
VTN: Càng đọc tôi càng cảm thấy hóa ra những điều mình cảm thấy thì người xưa đã nói rồi. Và trong tất cả những tài liệu cũ có bao nhiêu điều mình chưa biết. Và tôi mong rằng nhiều bạn đọc sẽ biết để sống tốt hơn.
PV: Trong những thói hư tật xấu chung của người Việt mà ông đã trích dẫn, ông cảm thấy bản thân mình có bao nhiêu phần trăm thói hư tật xấu trong đó?
Bình luận: Phải đánh VTN
VTN: Tôi có nhưng tôi không trả lời câu hỏi này. Tôi không nói với bạn và bạn không có quyền hỏi tôi như vậy.
PV: Đây là một cuộc phỏng vấn. Và với tư cách là một người con của dân tộc Việt, ông cảm thấy mình có bao nhiêu tính xấu trong đó?
Bình luận: Phải đánh VTN, đánh…
VTN: Tôi có quyền từ chối!
PV: Vậy ông có cho con cái mình đọc những thói hư tật xấu đó để chúng tránh?
VTN: Có chứ. Nhiều người nói với tôi là anh làm sách đi để con cái họ cũng đọc được.
PV: Vậy con cái ông có tránh được không?
Bình luận: Đánh, đánh, đánh bằng được VTN….
VTN: Con cái tránh được hay không lại là chuyện khác. Bệnh không thể chữa ngay lập tức được mà phải có thuốc đúng và có thời gian. Vì bệnh đó là thâm căn cố đế.
PV: Vậy phương thuốc đúng để chữa bệnh thói hư tật xấu của người Việt là gì, thưa ông?
VTN: Trước tiên phải tự nhận thức được mình. Tôi chỉ nêu lên được người xưa đã nói như thế. Còn chúng ta phải nghĩ xem mình có đúng như thế hay không. Nếu xấu thì sửa. Điều này phụ thuộc vào nhận thức của người “uống thuốc”.
PV: Vậy điều gì quan trọng nhất cần làm ngay trong cuộc sống này để người Việt sống tốt hơn?
VTN: Cái lớn nhất là chúng ta phải tự nhận thức chúng ta là người như thế nào. Sau đó chúng ta mới bàn đến chuyện khác. Nhận thức quan trọng nhất vì nhận thức đúng thì mới hành động đúng.
PV: Cụ thể là nhận thức cái gì, thưa ông?
VTN: Nhận thức mình là người thế nào? Mình đang làm gì? Trong thế giới này mình là gì?
PV: Chẳng nhẽ dân tộc Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử lại không thể nhận thức được mình?
VTN: Tôi thấy dân dộc Việt chưa nhận thức được mình.
PV: Nếu không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hóa như vậy. Chúng ta cần đưa ra một trường hợp cụ thể. Theo ông, Nguyễn Du có nhận thức được mình không khi viết ra một tác phẩm như Truyện Kiều?
Bình luận: Lại chiêu bài “lịch sử ta oai hùng tươi đẹp thế cơ mà…”
VTN: Tùy bạn, bạn cứ nói những điều này trên mặt báo. Một người như Nguyễn Du nhận thức được không có nghĩa là cả dân tộc nhận thức được.
PV: Ông nói sao? Một thiên tài như Nguyễn Du cũng không biểu hiện cho nhận thức của dân tộc sao?
VTN: Không có nghĩa là như thế. Tôi sẽ không gặp lại bạn nữa. Tôi đi về đây. Tôi không thích kiểu nói chuyện này.
Tổng bình luận: Ông VTN thật kiên nhẫn!!!
Nhóm phóng viên (VieTimes) thực hiện
Link: http://vietimes.com.vn/def
Tin thêm: http://tuanvietnam.net/vn/
Tuesday, 21 July 2009
Run sợ
"10 ngày trước, Giám đốc Bệnh viện 19.8 tại Hà Nội đã xác nhận, nguyên chánh thanh tra Bộ Công an bị tai biến mạch máu não; chảy máu vùng thái dương phải... Tuy nhiên, ngày 15/7, TAND Đà Nẵng không chấp nhận đơn xin hoãn phiên tòa của bị can Thanh.
Ngày 19/7, ông Thanh được chuyển viện vào Bệnh viện 19.9 của Bộ Công an tại Đà Nẵng. Tại đây, các bác sĩ cũng kết luận thực trạng sức khỏe của ông Thanh tương tự như chuẩn đoán của Bệnh viện 19.8.
Tuy nhiên, cả 2 kết luận trên đều không được TAND Đà Nẵng chấp nhận."
Thành ra:
"Sáng 20/7, bị can Trần Văn Thanh (thiếu tướng, nguyên giám đốc Công an Đà Nẵng, chánh thanh tra Bộ Công an) được đưa tới phiên tòa trong tình trạng bất động trên băng ca, đang truyền dịch, thở ôxy..."
Có mấy đâu trên thế giới mà chính quyền đối xử tàn nhẫn, vô nhân tính với người dân như TAND Đà Nẵng đối xử với ông Thanh thế này không?
Thiết nghĩ trên thế giới, đến những kẻ giết người hàng loạt, thảm sát nhiều người, những tội phạm chiến tranh, những kẻ phạm tội ác chống nhân loại,... cũng không bị đối xử như thế này. Những người ấy khi ốm yếu, bệnh tật luôn được chữa bệnh cho khỏi, chăm sóc cho khỏe mới đưa ra trước tòa để sáng suốt mà nhận ra những tội lỗi của họ. Ẩn sâu bên dưới pháp luật, đó là đạo lý làm người.
Cái gì khiến cho người dân Việt Nam vốn vẫn tự ca ngợi truyền thống nhân bản, tương thân tương ái, tự ca ngợi một xã hội hướng tới con người,... giờ xử sự không bằng loài súc vật như thế này?
Thursday, 16 July 2009
"Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?"
Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?
13/07/2009 06:21 (GMT + 7) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(TuanVietNam) - Nghĩ về đất nước thấy trách nhiệm, nhìn ra thế giới thấy ước mơ. Bài viết của TS. Vũ Minh Khương nhằm thể hiện dũng khí của người Việt ta trong giai đoạn đầy thử thách hiện nay. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. Định lượng nỗi đau dân tộc: Mỗi con người khi thấy dân tộc mình ở vào vị thế thấp kém so với tiềm năng đều mang trong mình một nỗi đau. Nỗi đau này dù không ai giống ai hoàn toàn và không thể đo đếm chính xác. Thế nhưng, nó cũng có thể ước định được ở một chừng mực nhất định. Dưới đây là một phương cách đơn giản. Mỗi người hãy tự trả lời bốn câu hỏi sau:
Với mỗi câu hỏi, câu trả lời “có” được điểm 1 và câu trả lời “không” được điểm 0. Theo cách này, nỗi đau dân tộc của mỗi con người được đo bằng tổng số điểm của ba câu hỏi đầu trừ đi điểm của câu hỏi 4. Ví dụ, người mà câu trả lời là “có” cho cả ba câu hỏi đầu và “không” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng 3 (1+1+1-0=3); đó là nỗi đau ở mức tột cùng. Trái lại, người mà câu trả lời là “không” cho cả ba câu hỏi đầu và “có” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng -1 (0+0+0-1= -1); trong trường hợp này, người trả lời không có nỗi đau gì và thấy rất hài lòng với hiện tại. Trong tập thể hàng triệu người, mức đau này có thể khác nhau, nhưng có lẽ, nhiều người cùng chia sẻ một cảm nhận là mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta cũng không thấp hơn quá xa so với mức tột cùng nói trên. Người viết bài này mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình. Nếu mọi người thấy không đau mà lại tự hào vì thấy dân mình được “xếp hạng hạnh phúc hàng đầu thế giới”[1] thì cũng là điều đáng suy nghĩ lắm. II. Định lượng nguy cơ mất nước: Một thước đo khác có tính cấp bách hơn là về nguy cơ mất nước. Người xưa gợi ý ba thước đo về nguy cơ mất nước của một quốc gia:
Theo người xưa, nếu điều 1 là đúng thì nước này đang ở vào thế suy vi; nếu điều 2 là đúng thì nước này sẽ khốn khó trong sự chia rẽ lục đục; nếu điều 3 là đúng thì nước này sắp loạn. Nếu cả ba điều trên đều đúng thì nước mất đến nơi rồi.
III. Tình thế nước ta và đôi điều trăn trở Ai đã sống ở nước Nhật chắc đều ấn tượng về sự sâu sắc và cẩn trọng trong hành xử của dân tộc này. Họ đã làm nên những điều kỳ vĩ trong cải cách Minh Trị trong nửa cuối thế kỷ 19 và sự vươn lên kỳ diệu từ đống tro tàn sau thế chiến thứ Hai. Điều đặc biệt đáng nói là Nhật Bản đã và đang là quốc gia có sự đồng cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất trong công cuộc phát triển vừa qua. Thế nhưng, dường như sự kỳ vọng cao của họ về một dân tộc Việt Nam có thể so sánh được với Hàn Quốc hay Nhật Bản có lẽ đang tắt dần. Quan sát động thái hợp tác của Nhật Bản với nước ta có thể giúp chúng ta thấy phần nào cảm nhận của bè bạn thế giới về tương lai của nước Việt chúng ta. Năm 2006, tại Tokyo, Nhật Bản và Việt Nam có tuyên bố chung rất long trọng và ấn tượng khẳng định hai bên cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược[2]. Viện trợ của Nhật Bản cũng từ đó tăng lên. Hình 1. Việt Nam: Viện trợ Nhật Bản và chất lượng thể chế
Ví dụ trên cho thấy sự sa sút của chúng ta không phải do ai chống phá, mà chính do sự yếu kém trong hệ thống trước công cuộc phát triển của dân tộc. Trong thực tế hiện nay, chúng ta không thể đổ lỗi cho cá nhân cụ thể nào mà phải thấy đây là “lỗi hệ thống” như nhiều người đã từng nêu ra. Bản chất của lỗi hệ thống là sự khủng hoảng về hệ thức tư duy[4]. Nguyên nhân gốc rễ của sự khủng hoảng này là do những định đề và thiết kế tổ chức kiểu cũ đã trở thành lực cản cho quá trình nhận thức của tư duy và cải biến của xã hội sang khung thức vận hành mới. Bảng 1. Đặc trưng Hệ thống trong Lựa chọn Chuyển đổi: Suy tàn hay Khởi phát
IV. Làm gì để vượt lên Không ít bè bạn đã có thời tin rằng, Việt Nam là một dân tộc có tinh thần quật khởi và là một ứng viên làm nên những kỳ tích phát triển ở nửa đầu thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, động lực cho sự phát triển thần kỳ chỉ có thể có được nếu ba điều kiện sau hội đủ: 1- Toàn dân tộc đồng tâm trong khát vọng vươn lên sánh vai các dân tộc vẻ vang của thời đại. 2- Hiểm họa an ninh quốc gia ngày càng gay gắt. 3- Hệ thống chính trị nhận thức được lòng dân là ánh sáng mặt trời và văn minh nhân loại là qui luật của trời đất. Trong nhận thức đó, lãnh đạo phải là người có thể ngẩng cao đầu đón ánh mặt trời của lòng dân và lái con thuyền dân tộc vượt qua biển cả trong sự thuận hòa của qui luật trời đất. Kinh nghiệm của Indonesia với thắng lợi vang dội của Tổng thống Yudhoyono trong cuộc bầu cử toàn dân đầu tháng 7 vừa rồi là điều đáng suy nghĩ. Ông được đánh giá là đã làm xuất sắc cương vị tổng thống trong 7 năm qua (2002-2009) với nỗ lực ấn tượng trong củng cố nền móng phát triển của Indonesia và chương trình chống tham nhũng với lời nói và hành động nhất quán và mạnh mẽ. Trong nỗ lực cải cách hệ thống ở Việt Nam, với xu thế tất yếu hướng tới một nền dân chủ do dân và vì dân, chúng ta trước hết cần đặc biệt chú ý áp dụng một số cải tiến kỹ thuật, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa cực kỳ then chốt. Dưới đây là hai ví dụ nhỏ.
1- Lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử Trong bối cảnh không dễ dàng đổi thay một cơ chế hay một hệ tư duy, việc lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử có tác dụng quan trọng. 2- Lựa chọn và đánh giá lãnh đạo dựa trên phân loại khoa học Việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo và chủ chốt có ý nghĩa sống còn với công cuộc phát triển. Công việc hệ trọng này nên dựa trên một sự phân loại khoa học, có hệ thống. Tối thiểu cần dựa trên hai tiêu chí: Phẩm chất hiến dâng và Tư duy cải cách. Trên mỗi tiêu chí, cho điểm từ 1 đến 5 (1=rất thấp so với mức trung bình; 2=thấp hơn mức trung bình; 3=mức trung bình; 4=cao hơn mức trung bình; 5=vượt xa mức trung bình). Để lựa chọn người cho một cuộc bầu cử chính thức, một tổ chức (dù là Đảng, Quốc hội, hay Chính phủ) nên có phân loại khoa học theo hai tiêu chí trên. Ví dụ: (i) Ban Chấp Hành Trung ương đánh giá về các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại hoặc các ủy viên dự kiến cho khóa tới; (ii) Quốc hội đánh giá các bộ trưởng và các vị giữ trọng trách cao hơn. Hình 2: Phân loại và đánh giá cán bộ chủ chốt Click vào để xem hình lớn. Tổng hợp đánh giá của cả tập thể về một cán bộ chủ chốt sẽ cho phép phân loại cán bộ theo hình vẽ 2 nêu trên. V. Thay lời kết Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.
[1] Tổ chức New Economic Foundation vừa đưa ra xếp hạng chỉ số hạnh phúc năm 2009, trong đó Việt Nam xếp hạng 5. Điểm tốt của cách xếp hạng này là khuyến khích các nước tiêu dùng ít vật chất hơn. Điểm hạn chế là phương pháp dễ gây ngộ nhận cho các nước nghèo. Thứ nhất, họ dùng khảo sát mức độ hài lòng với cuộc sống thực hiện năm 2005 (nghĩa là 5 năm trước đây) và khảo sát này chủ yếu dựa vào một nhóm nhỏ người sống ở thành phố. Thứ hai, họ chia chỉ số hài lòng cho lượng vật chất tiêu dùng; nói một cách nôm na, chỉ số hài lòng của người Mỹ là 8 nhưng vì họ đi ô tô nên chỉ số hạnh phúc của họ thấp hơn Việt Nam với chỉ số hài lòng là 6,5 nhưng đi xe máy. [2] “Japan-Vietnam Joint Statement: Toward a Strategic Partnership for Peace and Prosperity in Asia”; October 19, 2006; Ministry of Foreign Affair, Japan; URL: http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/vietnam/joint0610.html, xem ngày 11/07/2009. [3] “Japan Suspends Aid to Vietnam, Citing Corruption”; URL: http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601080&sid=aTIhAZGLZ2Ko&refer=asia, xem ngày 11/07/2009 [4] Xem thêm Elgin, D. (1977), "Limits to the management of large complex systems", Assessment Of Future National and International Problem Areas, Stanford Research International, Palo Alto, CA. |
Wednesday, 15 July 2009
Từ 1 tỷ đồng đến niềm vui cho ngành luật!
Dạo qua giá cả dịch thuật trên thị trường bằng cách Google "giá" + "dịch thuật" thì thấy giá dịch tài liệu tiếng Anh thông thường dao động trong khoảng 45-55.000 VNĐ/trang. Một số trang nêu rõ giá dịch tài liệu chuyên ngành hẹp như Kinh tế, CNTT, Ý, Dược, Lý, Hóa,... dao động trong khoảng 65-80.000 VNĐ/trang, ví dụ Trung tâm Dịch thuật 554 Hoàng Quốc Việt- Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam (http://www.toitim.com/muab
Mặc dù phần lớn tài liệu ta nhận được bằng tiếng Anh, có thể giả định rằng vẫn có tài liệu tiếng Nhật. Về tài liệu tiếng Nhật, giá dịch dao động trong khoảng 110-120.000 VNĐ/trang. Tính thêm 20-30% giá cho tài liệu chuyên ngành, cộng 10% thuế GTGT thì chi phí vào khoảng 145-171.000 VNĐ/trang.
Một lưu ý rất hiển nhiên là ở đâu cũng vậy, làm nhiều có giảm giá. Cho nên dịch gần 4000 trang tài liệu ắt hẳn có giá riêng, thấp hơn đáng kể so với giá thông thường.
Như vậy với gần 4000 trang tài liệu phần lớn bằng tiếng Anh kia, cứ áp mức giá cao nhất và không tính discount gì cho tài liệu tiếng Anh ở trên là 80.000 VNĐ/trang thì chi phí sẽ vào khoảng 320 triệu! Nếu tính trong đó 70% tài liệu tiếng Anh và 30% tiếng Nhật và áp mức giá cao nhất thì chi phí cũng mới chỉ vào 224+205 là khoảng 425 triệu. Như vậy vài trăm triệu chênh lệch ắt rơi vào lợi thế của nhóm ngành luật vì các chuyên ngành hẹp mà mấy cty dịch thuật đưa ra chỉ có "..." chứ không chỉ rõ ngành luật.
Giờ mới biết dịch thuật về luật ở nước mình có giá như vậy, chắc phải sếp vào nhóm ngành siêu hẹp. Mừng cho các bạn! Và cũng mừng cho công ty, cơ quan nào được nhận dịch số tài liệu này.
Tuesday, 14 July 2009
Kỳ cục
Theo báo Thanh Niên (http://www.thanhnien.com.v
Trang web BEE (http://bee.net.vn/channel/
Một sự kiện như thế mà tin tức 2 bên đưa lại khác nhau hoàn toàn, từ nguyên nhân đến địa điểm cái chết! Bỏ qua vấn đề nguyên nhân, xét về mặt địa điểm. Cả hai tờ báo đều nhất trí PTD bị tạm giam ở trại T16 tại Thanh Oai. Giờ nếu cho là tờ Thanh Niên đúng thì khi bị biến chứng của bệnh tiểu đường, PTD được đưa về BV 198 (Cầu Giấy) điều trị nhưng không qua khỏi. Có điều sau khi chết, thi thể lại được chuyển về BV Thanh Oai để khám ngịêm pháp y. Tại sao lại mất công chuyển thi thể đi đường dài như vậy, trong khi nếu nói về điều kiện kỹ thuật thì BV 198 ắt phải hơn một BV huyện. Ngoài ra ở Cầu Giấy thì dễ dàng yêu cầu sự tham gia của các chuyên gia y học hơn - nếu cần.
Nếu cho là BEE đúng, thì sự kiện đơn giản và hợp lý hơn rất nhiều: PTD bị tạm giam tại T16, chết tại một trạm xá gần trại T16 (nguyên nhân để đó đã), thi thể được chuyển về BV huyện để khám nghiệm - tất cả đều trong khoảng cách rất gần của huyện Thanh Oai. Nhưng nếu những điều này đúng thì tại sao trang Thanh Niên lại cố tình viết sai. Nên nhớ tin ở Thanh Niên có nguồn là một lãnh đạo VKSND tối cao!
Ấy đấy, một vấn đề con con thế này mà ngay từ đầu sự thật đã bị nhào trộn tung cả lên. Chả biết tại sao, để là gì. Nhưng hậu quả nhãn tiền từ cái chết này là sẽ không còn lời đối chất của PTD nữa (http://bee.net.vn/channel/
Sherlock Holmes sẽ bắt đầu tiếp cận sự kiện với câu hỏi: (Những) ai được lợi từ cái chết này?
Thursday, 9 July 2009
Bộ TT&TT Việt Nam sắp có thêm những kinh nghiệm quý báu trong quản lý báo chí
Một số báo chí VN có ngôn luận không hữu nghị với TQ- Đc Hồ Tỏa Cẩm
[Ngày 3/7/09] Tham Tán Kinh Tế - Thương Mại Hồ Tỏa Cẩm được sự ủy quyền của đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã lên tiếng nhắc nhở về những bài gần đây trên một số báo Việt Nam có đề cập đến hàng hóa Trung Quốc.
Ông Hồ Tỏa Cẩm nói rằng hàng hóa TQ có nhiều loại. Hàng TQ kém chất lượng vào Việt Nam là do bên phía Việt Nam có nhu cầu vậy. Bên này có người mua thì bên kia có người "giúp''.
Bình luận: Chắc người Việt Nam ta phải nhớ ơn họ "giúp" bán cho hàng chất lượng thấp quá. Còn nhớ cách đây ít lâu, họ còn quản lý giúp một trang web trực thuộc chính phủ ta nữa chứ. Trong lịch sử họ từng giúp ta quản lý đất nước cả ngàn năm. Không biết hiện tại và tương lai họ đang và sẽ giúp gì nữa.
Hồ Tỏa Cẩm chỉ đích danh tên bà Phạm Chi Lan chuyên viên kinh tế, phó chủ tịch VCCI và học giả Nguyễn Minh Phong của Việt Nam đã có những phát biểu không hữu nghị.
Bình luận: Theo ông này thì sự thật không quan trọng bằng tình hữu nghị. Và với cái tình ấy thì các ông bắn giết, bắt bớ ngư dân Việt Nam.
Hồ Tỏa Cẩm nói rằng ông ta từng là phóng viên của Tân Hoa Xã trú tại Việt Nam mấy năm. Giờ đây ông rất ngạc nhiên khi thấy chính phủ Việt Nam lại để cho một số bài báo như vậy xuất hiện. Ông mong cơ quan quản lý là bộ TT&TT của Việt Nam chú ý nhắc nhở, khuyến cáo...các tờ báo này. Ông Hồ nhấn mạnh báo chí phải làm theo thỏa thuận của 2 chính phủ, 2 nhà nước.
Bình luận: Thỏa thuận thế nào không biết: Hay là hàng chất lượng thấp thì cứ phải nói là cao, hoặc lờ đi không nói công khai, để rút kinh nghiệm nội bộ?.
Trả lời ông Hồ Tỏa Cẩm, đại diện phía Việt Nam là bà Quản Duy Ngân Hà - vụ trưởng Vụ hợp tác QT - nói rằng.
- Những bài báo đó là quan điểm của các học giả, không phải là quan điểm của cơ quan, tổ chức chính phủ của Việt Nam.
- Những bài báo này trách nhiệm do phía tòa báo, nếu sai họ sẽ bị kỷ luật thích đáng. Nói chính phủ Việt Nam cho phép đăng những bài này là không chính xác.
Bà Hà khẳng định quan hệ giữa hai nước là tốt đẹp. Việc mà ông Hồ Tỏa Cẩm bận tậm sẽ được bà Hà báo cáo sang bộ TT&TT để các đồng chí bên ấy xem xét.
Ông Hồ Tỏa Cẩm nói thêm rằng. Cần phải rút kinh nghiệm lần sau, xem có cách gì triệt để. Không nên để tình trạng cứ đăng bài như vậy rồi xem xét được. Cần quản lý chặt hơn.
Bình luận: Chắc phải có phần mềm xét duyệt tự động, hễ có cụm từ "hàng Trung Quốc" là phải thay mọi cụm "chất lượng thấp" bằng "chất lượng cao" hoặc ít nhất cũng xóa bỏ mất. Một giải pháp có thể thực hiện song song là đình bản các báo dám đăng bài did ngoài thỏa thuận. Giải pháp nữa là bỏ tù những kẻ dám nói hàng Trung Quốc chất lượng thấp là hàng Trung Quốc chất lượng thấp.
Hai bên có nhắc đến việc đoàn quản lý báo chí Trung Quốc sẽ đến Việt Nam để giúp đỡ bộ TT&TT Việt Nam những kinh nghiệm quý báu trong quản lý báo chí.
Bình luận: Được giúp thế này thì báo chí nước ta sắp có một bước tiến dài.
Nguồn: http://www.viet-studies.in
Phản hồi của bà Phạm Chi Lan: http://www.rfa.org/vietnam
Tuesday, 7 July 2009
Hạnh phúc.
Cách tính chỉ số hạnh phúc khá đơn giản, dựa trên 3 tiêu chí chính: Tuổi thọ trung bình (LE - Life Expectancy), mức độ hài lòng đối với cuộc sống (LS - Life Satisfaction) và mức tiêu thụ tài nguyên trung bình của mỗi người dân (EF - Ecological Footprint). Người ta nhân LE với LS để ra số năm hạnh phúc trong đời một công dân (HLY - Happy Life Years), rồi chia HLY cho EF để ra số năm hạnh phúc mang lại bởi một đơn vị tài nguyên - con số này càng lớn càng tốt bới nó có nghĩa rằng người ta hạnh phúc hơn mà vẫn chỉ tiêu xài cùng một lượng tài nguyên.
Vậy thì về cơ bản HPI = LE*LS/EF. Tuy nhiên để hạn chế sai số, người ta đưa vào 2 gia số alpha, beta và công thức trên được chỉnh thành: HPI = beta*LE*LS/(EF+alpha). Trang web của HPI nói đọc báo cáo chi tiết để hiểu cách tính alpha, beta nhưng khi đọc lại chả thấy giải thích chỗ nào cả.
Theo HPI thì người Việt Nam có tuổi thọ trung bình 73.7 năm, mức độ hài lòng với cuộc sống là 6.5 nên trung bình mỗi người có 47.8 năm hạnh phúc trong đời (để có con số này thì LE*LS phải chia cho 100 nhưng ko thấy báo cáo giải thích), và để có nó mỗi người chỉ tiêu thụ có 1.3 đơn vị tài nguyên. Tính thêm gia số alpha, beta vào thì HPI của người Việt là 66.5, đứng hàng thứ 5 thế giới!!! Nói phô thì người Việt Nam ta sống hạnh phúc mà không cần khai thác môi trường, tài nguyên nhiều.
Để hiểu rõ chỉ số HPI, người đọc cần tìm hiểu kỹ hơn xem cách tổ chức nọ thu thập dữ liệu như thế nào, làm sao để tính ra chỉ số LS (LE thì có thể dễ tính hơn) và EF. Và để ghi nhận chỉ số này có khi còn cần tới những quan sát, ghi chép, nghiên cứu đọc lập khác nữa bởi rất có thể khảo sát của Viện nọ không phản ánh hết sự thật do những hạn chế nào đó.
Nhưng sự thật để mà làm gì? Ai cần tới sự thật nếu như nó khiến con người ta kém vui, kém lạc quan, kém suy nghĩ tích cực đi? Sự thật là đây: Việt Nam ta được một tổ chức quốc tế xếp vào vị trí thứ 5 trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới! Cách đây không lâu, ta cũng đạt thứ hạng rất cao trong một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng đối với cuộc sống, như thế chẳng đủ minh chứng cho chỉ số mới này sao?
Vậy thì... chúng ta hãy vui lên, tự hào lên! Này cái bác xe ôm đang ủ rũ dưới lùm cây, ơi các chú quản lý thị trường đang quát tháo dẹp gánh hàng rong, kìa các chị hàng rong đang nhếch nhác giữa phố phường thanh lịch, rồi bà mẹ đang méo mặt với chi tiêu gia đình chồng chất, các cô gái lẩn lút dưới bóng đêm chờ được gọi, hay những em gái lộn xộn ngồi xếp hàng cho giai Hàn lựa chọn,... Cả các anh nữa, của nợ này, những nông dân mất ruộng cho sân gôn-lờ-phờ giờ ngồi khoe hàm răng đen ở chợ lao động, những công nhân các khu công nghiệp đang mất việc do khủng hoảng kinh tế choáng váng với những hóa đơn điện nước tăng dần,............. Tất cả chúng ta hãy vui lên, hãy ăn mừng, hãy kỷ niệm sự kiện trọng đại này, khi Việt Nam ta - gồm chính các vị ấy - là đất nước hạnh phúc thứ 5 thế giới!!!
Friday, 3 July 2009
Học hành
Thế là chiều qua ngồi tìm code phép khử Gauss (Gaussian Elimination) để dùng vì nó sẽ chạy nhanh hơn. Tìm mãi mới có hai đoạn có mã nguồn, tích hợp được một cái vào chương trình nhưng cho đến khi rời lab thì nó vẫn đang có lỗi.
Sáng nay tự nhiên trao đổi với Andreas, nói chuyện đưa phép khử Gauss vào để tăng tốc, bị Andreas phán một câu: "Đưa khử Gauss" vào cũng chả nhanh hơn mấy đâu".
Giật thót mình, tỉnh dậy, hóa ra chỉ là mơ gặp Andreas .
Có thế chứ, dùng Gauss mà không nhanh hơn để chết dân à?
Chuyện kể một chuyến đi tới khu lán trại công nhân Trung Quốc
Lúc sắp đến trại, xe đi xuống theo một con dốc rất cao. Đường vắng nên cậu lái xe cứ để ga bình thường thành ra xe lao xuống vùn vụt. Đột nhiên gần tới chân dốc, xe phanh "ke..e...e.é...é..t...t" một đường rất xiết khiến tôi rởn cả người. Hóa ra tập công văn bị xóc nên rơi qua kính trước của xe - nhân tiện, xe không có kính trước - nên anh lái xe phanh lại để ra nhặt lên. Anh chàng nhảy ra khỏi xe trong khi chiếc xe vẫn còn đang rung rung do chưa hết đà, vả lại dốc quá đứng. Tôi và cậu còn lại thấy ghê người, đã hờm tháo sẵn dây an toàn để sẵn sàng nhảy ra khỏ xe nếu xe bị lật. Rất may mà chuyện đó không xảy ra. Chúng tôi đi tiếp.
Tới khu lán trại Trung Quốc nằm sâu trong rừng, chúng tôi gọi nhưng chả thấy ma nào ra tiếp. Ba thằng liên tự đi vào tòa lán sinh họat chung để tìm người nhận tài liệu cho xong chuyện. Tự nhiên ở đâu nảy ra 6-7 anh bạn Trung Quốc rất bặm trợn, nghênh ngang, quây lại hạch hỏi và nhảy vào tấn công chỉ sau mấy câu hỏi cho có lệ. Ba thằng chúng tôi đánh lại nhưng không xuể vì bên kia đông hơn, cứ kéo đàn kéo lũ ra xúm lại. Thế là chạy. Thoát ra khỏi lán. Được cái may là đội bạn không đuổi theo.
Ba thằng bị đau, nghĩ tức nữa vì tự nhiên dính đòn chả vì cái gì cả. Tôi liền gọi điện cho chính quyền hay công an địa phương gì đó, không nhớ rõ, cũng chả biết tại sao có số liên lạc của họ. Qua điện thoại tôi gay gắt chỉ trích cái cách họ để người Trung Quốc hoành hành bất pháp ngay trên đất nước mình như vậy. Bên nghe điện thoại có vẻ giận lắm, và xấu hổ nữa nên... Chỉ chưa đến 5' sau, một tiểu đội phản ứng nhanh đến, nhảy ào ào ra khỏi xe đặc chủng. Đội này ăn mặc theo kiểu cảnh sát chống bạo động chúng ta thường thấy trên vô tuyến: Đội mũ sắt, quần áo rằn ri, mang giày bó cao, tay trái cầm khiên, tay phải lăm lăm dùi cui,... Không nói không rằng, các chàng trai phản ứng nhanh rầm rập chạy qua ba thằng chúng tôi đổ vào khu lán Trung Quốc. Rồi từ đó vang lên tiếng gió rít, bàn ghế đổ, tiếng quát tháo, người kêu la,.. Hiển nhiên mấy thằng chết dẫm kia được ăn đòn xứng đáng.
Một lát sau có một tóan người Trung Quốc chạy ra, trong đó có cả một số trông cùng hiền lành và không tham gia tấn công ba đứa tôi lúc đầu. Cả bọn đều có vẻ dính đòn đau, mặt mũi thâm tím cả, có thằng còn rách da thịt, ứa cả máu, nhìn cũng tội. Mấy thằng đó nhìn ba đứa tôi và uất ức lắm. Một đứa lên tiếng chửi chúng tôi làm bọn nó bị đòn oan. Rồi mấy đứa khác lên tiếng phụ họa, ồn ào lên , đòi nhảy vào "làm thịt" bọn tôi để trả đũa (lúc đó bên trong im ắng rồi mà không hiểu đội cảnh sát đâu, không thấy chui ra khỏi lán). Bị áp đảo bởi số đông đang nóng giận, hai anh bạn sợ, len lén lùi ra phía sau. Tôi cũng hơi run nhưng nghĩ tức nhiều hơn nên tiến ra phía trước đối mặt với đám đông đang sôi sục kia. Tôi lên tiếng thét bọn chúng im đi, quát vào mặt chúng rằng lỗi ở đây là lỗi của chúng, rằng chúng đã sang đất nước tôi trái phép, hành động vô pháp vô thiên đối với chúng tôi trước, tôi chỉ tay vào mặt chúng, nói to và rõ ràng rằng chúng hãy suy nghĩ đi, động não đi xem tôi mắng như thế có đúng không... Bọn con lợn im lặng dần, rồi có vẻ cũng thấm, nhiều thằng cúi đầu xuống, rồi....
Rồi sao nữa?
Sao nữa ư? Rồi hết.
??
Vì giấc mơ của tôi kết thúc tại đó. Giấc mơ vào đêm mùng Một, rạng sáng mùng Hai tháng bảy năm 2009.
thienhadebetanhhung
Thursday, 2 July 2009
Phạt!!!
Nhìn từ quan điểm Việt Nam: Công dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, bắt giữ trái phép và đòi nộp phạt.
Nhìn từ quan điểm Trung Quốc: Công dân Việt Nam đánh bắt cá phi pháp trên vùng biển Trung Quốc nên bị bắt và phải nộp phạt.
Nhìn từ quan điểm quốc tế: Công dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp và bị phía Trung Quốc bắt, đòi nộp phạt.
CASE 2
NHÌN TỪ MỌI QUAN ĐIỂM: Lao động Trung Quốc vào Việt Nam làm việc trái phép, không có visa lao động, không đăng ký với chính quyền địa phương - tất cả đặt trong bối cảnh số lượng người dân Việt Nam thất nghiệp đang tăng do khủng hoảng kinh tế thế giới. Việt Nam phạt một số rất ít lao động này.
Mức phạt:
- Trung Quốc phạt 37 ngư dân Việt Nam với tổng số tiền 210.000 tệ (510 triệu VNĐ), trung bình 13.8 triệu/người.
- Việt Nam phạt công nhân Trung Quốc 5 triệu/người.
Thật hữu nghị!!!