Đọc blog và các diễn đàn thấy rất những bình luận về quy định mới đó, phần lớn các ý kiến ko đồng tình, ví dụ ở đây. Bản thân cũng suy nghĩ mãi nguyên nhân, giờ mới ra được một chút, muốn ghi lại cho đỡ mất công nhớ.
Trước hết phải xuất phát từ đặc thù của công tác cứu trợ do thiên tai. Đặc thù nổi bật là tính khẩn thiết. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ta cũng cần cái ăn, và tiếp đó là cái mặc (cho ấm). Trong thiên tai, do tính bất ngờ, ghê gớm của sự kịên, phần lớn chỉ cố gắng làm sao để thoát thân và cứu ngừoi xung quanh nên khi thoát khỏi đáy sông, hốc đá rồi, cái ăn, cái mặc trở nên hết sức cấp thiết.Đặc thù thứ hai của công tác này là tính minh bạch. Vì việc cứu trợ được thực hiện bởi tiền của do người dân đóng góp trực tiếp là chính, chỉ có một phần từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương (mà xét cho cùng vẫn là tiền thuế của toàn dân) nên việc sử dụng tiền cứu trợ minh bạch, rõ ràng hết sức quan trọng. Hiển nhiên ngừoi dân đóng góp cứu giúp đồng bào mình, chẳng ai muốn mồ hôi công sức của mình lại ko tới tay người cần trợ giúp. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi mặt bằng cuộc sống của nhân dân ta còn chưa cao nên tính minh bạch lại càng quan trọng.
Có lẽ chỉ có 2 đặc trưng đó là nổi bật hơn cả. Có thể có người nêu lên tính công bằng, đại ý có hai người thiệt hại như nhau mà người này được cứu trợ nhiều hơn người khác, vv. Thiết nghĩ điều đó ko quá bức thiết, nhất là trong giai đoạn đầu tiên sau thiên tai, khi ai cũng chỉ mong ngóng có được một bữa ăn, hay thậm chí chỉ một gói mì tôm.
Phân tích ra thế này sẽ suy ra được tại sao báo chí ko được phép làm công tác cứu trợ. Trước hết chắc là báo chí ko làm nổi việc phản ứng nhanh sau thiên tai. Chắc là có thiên tai rồi nhưng báo chỉ chẳng cử phóng viên đến hiện trường xem xét, chỉ ngồi nhà sáng tác tin về thiệt hại và dùng Photoshop để sáng tác ảnh sự tàn phá của thiên tai. Chắc là báo chí đợi lũ qua, nước rút, dân bắt đầu bồng bế nhau về nên nhà cũ rồi mới rỉ tai nhau vận động cứu trợ chứ ko biết đưa ra rộng rãi để kêu gọi cộng đồng ngay lập tức. Chắc là báo chí tổng hợp nguồn cứu trợ rồi lại ko mang đi cứu ngay mà còn ngồi kiểm điểm, tính toán để xem mang đi đâu, cho những ai, mỗi người cho bao nhiêu, mang theo ai để quay phim và đưa tin để tự lăng xê, rồi mới từ tốn lên đường. Cứu người như cứu hỏa, nếu báo chí mà làm ăn như vậy thì cấm chúng nó là quá phải!!!
Về đặc thù thứ 2, có lẽ Bộ tài chính và các cơ quan liên quan, bằng biện pháp nào đó đã phát hiện ra bọn báo chí hay ăn chặn, ăn bớt, ăn hớt tiền hàng cứu trợ. Tiền đóng góp là mồ hôi công sức của biết bao người dân mà bản thân còn nghèo khổ, cố gắng gom lên với tấm lòng nhân ái Việt Nam, để góp phần chia xẻ với những đồng bào đang trong cơn khốn cùng, thế mà báo chí nào lại tiến hành tham nhũng trên đó thì quả là đáng ghê tởm, cấm làm hãy còn nhẹ, đáng ra phải đình bản, bỏ tù. Mặc dù nhiều năm nay có rất ít (hoặc ko có) tin nào về việc tiền hàng cứu trợ bị báo chí ăn cướp trên nước mắt người dân nhưng có lẽ Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, với hệ thống chi nhánh tới tận cơ sở, đã phát hiện nhiều sự việc như thế nên mới cấm báo chí làm cứu trợ trực tiếp để ngăn chặn tình trạng này.
Giờ tiền hàng cứu trợ chuyển sang hết cho MTTQ thì hẳn Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đã xem xét và tìm ra phương án tối ưu rồi. Này nhé, MTTQ có hệ thống cơ từ cơ sở nên chắc chắn sẽ theo sát các diễn biến, sự kiện. Chỉ cần gọi điện thoại hoặc gửi i-meo phát là phía trên biết ngay tình hình chi tiết, MTTQ sẽ phổ biến ra các nơi (trong đó có báo chí) và kêu gọi đóng góp. Báo chí đóng góp rồi thì chỉ cần kiểm kê chi tiết, làm báo cáo rõ ràng những gì góp được, gửi về MTTQ trong giờ hành chính MTTQ (có khi còn gửi được ngoài giờ cũng nên), nếu MTTQ đang ko bận việc khác hơn thì sẽ tiếp nận và đưa các con số đó vào nguồn thống kê chung; rồi MTTQ sẽ thành lập các ban cứu trợ với đủ các thành phần phụ trách từng mảng địa phương một; rồi các ban sẽ lên đường; về đến nơi sẽ tổ chức gặp gỡ với chính quyền địa phương để tìm hiểu em hộ nào thiệt nhiều, hộ nào thiệt ít, rồi căn cứ vào số hàng mang theo mà giải bài toán tối ưu hóa về số tiền, hàng cho từng hộ, từng người. Rồi sẽ đi cứu trợ, với thành phần có thêm lãnh đạo các chi ngành của địa phương. Và ảnh sẽ chụp, và film sẽ quay để ai cũng biết tiền đã đến tay người. Còn như chuện ăn chặn, ăn hớt, mặc dù nhiều vụ việc đã bị phanh phui như vụ ở Hà Tĩnh, vụ sau bão Chanchu, etc, nhưng ta phải tin rằng những hện tượng đó là ít, là thiểu số, là con sâu làm rầu nồi canh thôi.
Ngoài ra công tác cứu trợ còn nhiều vấn đề mang tính đặc thù của địa phương, cần phải ở gần, theo sát mới có thể làm tốt được. Do vậy những người may mắn sống sót như em bé này
cần phải được an ủi, động viên, chia xẻ, chăm lo bởi những cán bộ cơ sở như thế này:
Chủ tịch huyện Bát Xát Lý Seo Dìn nói dự báo thời tiết đã không chính xác. Lũ lại xảy ra vào đêm làm nhiều người trở tay không kịp.
Bọn báo chứ xa lạ khơi khơi từ đâu đến, bố ai dám cho làm cứu trợ!!!
Băn khoăn mỗi điều: Báo chí thì thuộc Bộ Thông tin truyền thông, tiền báo chí gom về là do dân trực tiếp đóng, vậy tạo sao đơn vị ra quyết định về việc này lại là Bộ Tài chính???