Từ một bài báo trên BBC, một người bạn vốn từng quen biết nhân vật chính có bình luận một số điểm và tớ comment trên bình luận đó. Có điều comment hơi nhiều nên tiếc công :-D, copy về blog của mình, lol.
“Mình phải hiểu lợi ích của mình, đặt lợi ích của mình trên hết. Nếu mình chăm lo lợi ích của mình thì mình mới chăm lo lợi ích của công ty. Nếu mình không tôn trọng lợi ích của mình thì mình không tôn trọng lợi ích của công ty.” ===> Luận điểm này có thể gây phản ứng mạnh mẽ ở một số người, including em-trước-đây, nhưng em nghĩ bình luận riêng câu này thì hơi partial mà nên xét nó trong quan hệ với câu tiếp theo.
“Ở bên này mình làm việc cho hãng, hãng là của mình” ===> Em cho rằng một số người sẽ đồng ý với câu này và đồng ý với câu trên trong bối cảnh CÔNG TY ĐÓ ĐẢM BẢO TỐT QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG mà điều này thì em cho rằng nhều cty nước ngoài làm được. Ví dụ em mà được ở lại, làm việc đúng giờ hành chính, có thu nhập khoảng £27K/năm (mới chỉ là mức trung bình thôi nhé) thì em cũng sẽ cảm thấy gắn bó với cty rồi. Xét cho cùng, ai cũng làm việc để sống nên nếu cty/hãng đảm bảo tốt cho cuộc sống thì tại sao lại ko gắn bó chứ? Cho nên câu nói của anh gì đó nên hiểu trong bối cảnh anh ấy được ống và làm việc một cách thoải mái nên cảm thấy lợi ích bản thân và lợi ích của hãng trong chừng mực nào đó khá đồng nhất.
“Nếu ở Việt Nam, thức đêm làm việc là bình thường. Bên này, chúng tôi chỉ làm việc cùng lắm đến 11h đêm.” ===> Cả chị và các commentator đều đồng ý, thì đây chính là một fact để thấy hãng đảm bảo cuộc sống nhân viên thế nào rồi. Em chỉ muốn bổ sung là ở VN, ngòai việc làm khuya, em còn phải làm việc T7, CN, đôi khi làm thêm nữa mà vẫn nghèo kiết xác theo đúng nghĩa đen luôn với tổng thu nhập khoảng 1 triệu 200 nghìn/tháng, đến khi được đi học thì bay cùng với một khoản nợ mà một năm sau em mới trả được.
“Mình phải cảm ơn những người giàu, vì họ là phần của xã hội. Người ta làm nhiều tiền cho họ thì họ đóng thuế cao, sử dụng dịch vụ, sử dụng nhân công. Nếu họ giỏi, họ cố gắng trở thành giàu có thì là điều tốt.” ===> Câu này diễn dạt lủng củng quá và again, nếu ko đặt trong bối cảnh cụ thể thì đọc thấy cũng ngang tai. Nhìn chung em đồng ý với ý kiến của H.Trinh nhưng H.Trinh có lẽ ko rõ rằng ở UK, người giàu đóng góp nhiều hơn cho xả hội rồi, dù họ có mốn hay ko vì UK áp dụng thuế theo mức thu nhập và thuế này lên rất cao đối với những người có thu nhập cao (chị V.Anh có lẽ nắm rõ hơn, cho em xin một vài con số nhé). Ngoài ra, do lối sống ko mang tính ki cóp, tiết kiệm nên tiền của người giàu vẫn được xoay vòng luôn và góp phần tạp nên sự thịnh vượng chung của xã hội. Ngoài ra (đây là điểm mà em mới nghĩ đến gần đây, có thể chưa thật chính xác), ở đây một số người dường như ko có thói quen để lại toàn bộ tài sản cho con cái nên một phần khá lớn tài sản cá nhân dần dần đi vào các tổ chức xã hội, từ thiện và đó cũng góp lại cho những ngừoi ở điều kiện khó khăn hơn.
Về cách chị diễn giải vấn đề qua bóc lột thì phụ thuộc quan điểm cá nhân rất nhiều. Em không cảm thấy em bị bóc lột, cho dù chị luôn khẳng định là em bị. Em được hưởng HB như SV châu Âu, thậm chí còn hơn họ một chút và HB đó đủ để em sống như một SV châu Âu. Cái khó là em đến từ một nước châu Á nên phải sống theo kiểu SV châu Á. Và cuộc sống đó đã tốt hơn rất nhiều so với cuộc sống của em ở nhà rồi cho dù ở đây em làm việc ít vất vả hơn ở nhà nhiều. Chị lập luận là ko được so sánh trực tiếp như thế mà phải so sánh mức mà lao động em làm ra với mức lương họ trả (trong trường hợp này là HB của em) thì cũng đúng nhưng như em nói ở trên, đó cũng là mức lương họ trả cho mọi SV châu Âu khác nên ko thể nói họ bóc lột em được. Ngoài ra, cùng làm việc ở mức độ như nhau nhưng ở đây, do họ tổ chức xã hội tốt hơn nên năng suất của người LĐ tốt hơn, làm ra nhiều của cải hơn ở nhà mình thì họ CÓ QUYỀN lấy đi một phần số thặng dư chứ, miễn là họ trả cho mình nhiều hơn mức mình nhận được ở nhà và mức đó đủ cho mình sống khá tốt - như đang xảy ra với em.
(Hơi dài nhưng đang mạch, lảm nhảm tiếp :-D)
Vấn đề bóc lột có lẽ nên được nhìn nhận lại một cách bình tĩnh hơn, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện đại. Em có một câu hỏi hồi năm 1997, học Triết năm thứ nhất ĐH mà giáo viên ko trả lời được, định raise lên chỗ nào đó mà chưa có dịp, nhân tện post lên đây vậy.
Theo lý thuyết của Mác, CNTB bóc lột thông qua giá trị thặng dư: Từ công thức T' = T + m trong đó T là tiền đầu tư, T' là tền thu được, m là giá trị thặng dư mà ngừoi lao động làm ra. Mác nói CNTB bóc lột bằng cách lấy hết giá trị thặng dư này. Ngày đó em hỏi thế nếu nhà TB chia đôi giá trị tặng dư đó cho ngừoi LĐ một nửa, họ giữ một nửa (có thể họ giữ nửa to hơn) thì quan niệm bóc lột như thế nào? Giáo viên của em ko trả lời được câu này.
Đến giờ em vẫn nghĩ thế! Nhất là trong XH đã phát triển của họ, nhờ tổ chức tốt, áp dụng KHKT hiệu quả nên giá trị thặng dư cao => Cho dù họ vẫn giữ phần lớn thặng dư nhưng phần chia cho ngời LĐ cũng đủ để ngừoi LĐ sống tốt thì sao, nên nhìn nhận là bóc lột hay ko? Em cho rằng đây là điều đang xảy ra và là đều có thể chấp nhận được. Nói một cách đơn giản là người có của, kẻ có công thì chia đôi lợi nhuận. Nếu cứ stick mãi với CNTB thuở ban đầu thì cứ thử nghĩ có một thằng đen sì ở châu Phi sang bảo mình là cụ tổ mình từng bóc lột đất nước nó, giờ nó đòi mình trả giá thì mình trả cách nào?!
"...Có điều họ đừng có chiếm dụng tiền của nhà nước của chúng ta là được." ==> Đây là câu của chị nhưng em thấy nên thay chữ "họ" bằng cụm "các quan của ta" thì đúng thực tế hơn đấy. Họ (và ai cũng thế) đầu tư để sinh lợi. Chỉ có các quan của ta mới lấy công làm tư thôi!!!