Search Google với từ khóa xử lý nghiêm, người dùng internet sẽ thấy vô số kết quả. Ví dụ vào 8h sáng hôm nay (28/3/2012) có 17.900.000 kết quả. Thôi thì đủ loại: Người dân bức xúc đòi xử lý nghiêm, người dân lo lắng đòi xử lý nghiêm,các sếp hứa hẹn sẽ xử lý nghiêm, các sếp hô hào phải xử lý nghiêm, các sếp chỉ đạo cần xử lý nghiêm, vv và vv.
Vì vậy mình mở thêm nhãn "xử lý nghiêm" để ghi lại một số sự việc đáng quan tâm với mong muốn tất cả các vụ đó đều được xử lý nghiêm!
>> PTT Hoàng Trung Hải yêu cầu điều tra vụ phá rừng
>> Phá rừng và chuyện bỏ mạng giữa đại ngàn
>> "Lợi dụng dự án chiếm đất phá rừng là có'
>> Gỗ vô chủ sau khi rừng bị phá tàn khốc?
>> ‘Xã lâm tặc’ và những khu rừng bị chảy máu
>> Thông tin chưa tiết lộ vụ phá rừng tàn khốc
>> Phá rừng và chuyện bỏ mạng giữa đại ngàn
>> "Lợi dụng dự án chiếm đất phá rừng là có'
>> Gỗ vô chủ sau khi rừng bị phá tàn khốc?
>> ‘Xã lâm tặc’ và những khu rừng bị chảy máu
>> Thông tin chưa tiết lộ vụ phá rừng tàn khốc
Không có thành phần trong chuyên án cũ
Theo đó, liên quan đến vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại các khu rừng biên giới tại xã Sơn Hồng, sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao cho lực lượng công an thành lập Ban chuyên án vào cuộc điều tra.
Chưa đầy 5km trên tuyến đường Sơn Hồng có tới 6 cơ quan chức năng chốt giữ. Biên phòng (Đồn 565 và Trạm Đá Gân), kiểm lâm, Ban bảo vệ rừng Hồng Lĩnh, Trạm bảo vệ rừng khe Sinh, Trạm kiểm soát lâm sản xã Sơn Hồng, Trạm kiểm soát liên ngành. Một que gỗ nghe có vẻ khó lọt, nhưng rừng vẫn liên tục bị phá |
Chuyên án điều tra lần này do đại tá Bùi Đình Quang, Thủ trưởng cơ quan CSĐT, Phó GĐ Công an tỉnh làm Trưởng ban, đại tá Hoàng Bá Thọ - Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ làm phó ban.
Nhiệm vụ của Ban chuyên án là phối hợp chặt chẽ với các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Chi cục Kiểm lâm, hạt kiểm lâm Hương Sơn và chính quyền địa phương, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tìm đối tượng tàn phá rừng, làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan một cách chính xác, khách quan để có cơ sở xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Đại tá Thọ thông tin, sau khi có kết quả điều tra của Ban chuyên án, 3h chiều ngày 20/3, ông Thọ đã ký quyết định số 03, khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”. Phòng cảnh sát kinh tế gồm 11 cán bộ và lãnh đạo phòng sẽ trực tiếp điều tra vụ án.
Ông Thọ cũng cho biết, kết thúc đợt truy quét, lực lượng chức năng đã thu giữ khối lượng gỗ khổng lồ lên tới 352 khối đã bị lâm tặc chặt hạ cất giấu trong rừng.
“Công an đang tích cực điều tra vụ án phá rừng tại xã Sơn Hồng, hiện chưa thể trả lời được có bị can nào bị khởi tố hay không”, ông Thọ thông tin.
Xin được nhắc lại, trong năm 2011, ngoài các đoàn kiểm tra liên ngành của các lực lượng chức năng thì Công an Hà Tĩnh cũng đã thành lập Ban chuyên án điều tra vụ phá rừng tại xã Sơn Hồng. Chuyên án này do ông Dương Văn Trường- Trưởng Công an huyện Hương Sơn làm Trưởng ban chuyên án.
Tuy nhiên, báo cáo kết thúc điều tra của chuyên án năm 2011 đã kết luận, không đủ căn cứ để khởi tố vụ án, sự việc chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính. Và đương nhiên, hàng trăm m3 gỗ bị lâm tặc đốn hạ đã không được biết đến.
Liên quan đến thông tin này, đại tá Thọ tiếp tục cho biết, trong thành phần của chuyên án lần này sẽ không có thành viên nào của lực lượng công an từng tham gia chuyên án điều tra năm ngoái hoặc tham gia vào đoàn kiểm tra liên ngành.
Như đã thông tin, liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng này, ngày 19/3 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1768 gửi Bộ Công an, trích ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ nội dung bài báo “Vụ phá rừng lớn chưa từng có tại Hà Tĩnh” đăng trên báo VietNamNet ngày 5/3.
“Trường hợp có vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Ngoài Bộ Công an, báo VietNamNet, văn bản này của Văn phòng Chính phủ còn gửi đến UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ NN&PTNT.
Gần 500m3 gỗ lậu
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Thành, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Hương Sơn thông tin, ngoài số gỗ 352 khối mà các lực lượng đã truy quét và thu về thì trong các ngày 14- 16/3, lực lượng kiểm lâm huỵện cùng với biên phòng, chủ rừng đã phát hiện thêm 365 phiến, lóng gỗ (tương đương khoảng 135 khối) được cất giấu trong rừng.
Vụ phá rừng tàn khốc nhất Hà Tĩnh được phát giác, gần 500 khối gỗ lậu đã được phát hiện. |
Hiện số gỗ mới phát hiện này đã được lập biên bản và bảo vệ nghiêm ngặt, báo cáo xin chỉ đạo của các cơ quan cấp trên.
Như vậy, tính đến thời điểm này, số lượng gỗ lậu được phát hiện và thu giữ tại các cánh rừng sát đường phân định biên giới VIệt – Lào đã lên tới gần 500 khối, một con số khủng khiếp, chưa từng có tại Hà Tĩnh.
Dư luận đang trông chờ vào kết quả điều tra khách quan của các cơ quan chức năng, những cá nhân, tổ chức nào thiếu trách nhiệm dẫn tới rừng đầu nguồn biên giới bị tàn phá phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, như ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ án này
Duy Tuấn - Trần Văn