Đọc bài Ngón đòn hiểm ác" của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng đăng trên VietnamNet mà phát sợ! Tin chắc rằng những hành động kỳ lạ kiểu "mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng", "săn lùng gỗ sưa giá bạc tỷ", hay "thu mua phế liệu với giá cực cao", hoặc gần đây nữa là thu gom nông sản, hoa quả Việt Nam không bao giờ là ngẫu nhiên mà nằm trong 1 chiến lược lâu dài, có đầu tư, hoạch định. Liệu có thể hy vọng không bao giờ phải đọc mẩu tin dạng "chỉ sau một thời gian ngắn giá boxite bắt đầu
giảm và trở lại như trước. Phía trung quốc từ chối mua thêm, do vậy,
tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn boxite đã sơ chế. Nhà nước chưa
kịp vui mừng vì giá boxite cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do boxite không tiêu thụ được" hay không?
Tuesday, 26 July 2011
Đục bỏ thơ Hồ Chí Minh
Tấm bia đá khắc ghi bài thơ của Hồ Chí Minh ca ngợi Hoàng đế Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết (TP Vinh, Nghệ An) đã bị đục bỏ. Không biết có phải vì trong bài thơ của cụ Hồ có mấy câu thuộc diện “nhạy cảm”: đó là nói đến chuyện “đánh Tàu”.
Friday, 1 July 2011
Thận trọng (?)
Ngày 30/6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cần làm tốt công tác thông tin cho nhân dân biết về việc xử lý vụ Vinashin để dân hiểu đúng về vụ việc, không hiểu lầm là vụ này “đầu voi, đuôi chuột”. Thủ tướng khẳng định, vụ Vinashin đã được làm với tinh thần kiên quyết, thận trọng, đúng người, đúng pháp luật
Trước đó, ngày 18/6, ban tổng thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông Hồ Ngọc Tùng, nguyên tổng giám đốc tài chính Vinashin và Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin. Hai bị can quan trọng trong vụ Vinashin này đã bỏ đi khỏi nơi cư trú mà cơ quan điều tra không nắm được. Cơ quan an ninh điều tra đã ra lệnh truy nã toàn quốc mới xác định được họ đã vi vu trời Tây nên đề nghị Interpol ra lệnh truy nã quốc tế.
Thiết nghĩ, thận trọng khi làm việc liên quan tới pháp luật là hết sức cần thiết. Trong những vụ việc siêu lớn, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cả nước như vụ Vinashin thì sự thận trọng lại càng cần thiết. Nhưng thận trọng mà không kèm theo đó các biện pháp phòng ngừa xác đáng để bảo vệ được nhân chứng, vật chứng thì sự thận trọng đó lại trở nên chậm chạp, sở hở, vô hình chung tạo điều kiện cho những tên tội phạm có cơ hội tẩu tán chứng cứ hay lẩn trốn - nhất là khi chúng có rất nhiều tiền, nhờ phạm tội.
Trong trường hợp Vinashin, nếu không bắt lại được 2 vị đã trốn thì cho dù vụ án sẽ không bị "đầu voi đuôi chuột" như Thủ tướng khẳng định, thì nó cũng không thể trở thành "đầu voi đuôi voi" được!
Trước đó, ngày 18/6, ban tổng thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông Hồ Ngọc Tùng, nguyên tổng giám đốc tài chính Vinashin và Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin. Hai bị can quan trọng trong vụ Vinashin này đã bỏ đi khỏi nơi cư trú mà cơ quan điều tra không nắm được. Cơ quan an ninh điều tra đã ra lệnh truy nã toàn quốc mới xác định được họ đã vi vu trời Tây nên đề nghị Interpol ra lệnh truy nã quốc tế.
Thiết nghĩ, thận trọng khi làm việc liên quan tới pháp luật là hết sức cần thiết. Trong những vụ việc siêu lớn, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cả nước như vụ Vinashin thì sự thận trọng lại càng cần thiết. Nhưng thận trọng mà không kèm theo đó các biện pháp phòng ngừa xác đáng để bảo vệ được nhân chứng, vật chứng thì sự thận trọng đó lại trở nên chậm chạp, sở hở, vô hình chung tạo điều kiện cho những tên tội phạm có cơ hội tẩu tán chứng cứ hay lẩn trốn - nhất là khi chúng có rất nhiều tiền, nhờ phạm tội.
Trong trường hợp Vinashin, nếu không bắt lại được 2 vị đã trốn thì cho dù vụ án sẽ không bị "đầu voi đuôi chuột" như Thủ tướng khẳng định, thì nó cũng không thể trở thành "đầu voi đuôi voi" được!
Subscribe to:
Posts (Atom)