Thursday 2 August 2007

Về xử phạt người đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm - Xung quanh một cuộc trưng cầu


Hình trên là kết quả trưng cầu ý kiến về việc xử phạt ngưòi đi xe gắn máy ko đội mũ bảo hiểm. Hình ảnh được chụp tại trang vnexpress.net vào lúc 5h20 ngày 2/8/2007. Trưng cầu ý dân là một việc quan trọng, nên làm và nên dùng làm một cơ sở cho mọi quyết định có ảnh hưởng đến rộng rãi các thành phần trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh kết quả trưng cầu trên có một vài điểm đáng bàn.

Thứ nhất, với một vấn đề đã có quy phạm điều chỉnh VÀ quy phạm đó đang không nằm trong kế hoạch thay đổi như quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy thì không nên tổ chức trưng cầu ý kiến xử lý nữa. Một cuộc trưng cầu như vậy vô cùng hữu ích TRƯỚC khi quy chế được ban hành, nó cũng còn ý nghĩa khi cơ quan chủ quản muốn đánh giá tính hợp lý của quy định hiện thời để có sự điều chỉnh thích hợp nhưng nó ko có ý nghĩa lắm khi hai trường hợp trên ko xảy ra. Do vậy nếu tôi bỏ phiếu thì sẽ bỏ cho "Ý kiến khác" - làm theo quy định hiện hành, hy vọng những ngưòi bỏ cho "Ý kiến khác" có cùng suy nghĩ.

Vì quy định đã có rồi, ta sẽ giả thuyết rằng cuộc trưng cầu nhằm đánh giá quy định hiện có để phục vụ bước điều chỉnh nào đó. Trong trường hợp này, tôi bình luận từng lựa chọn thế này:

Về việc phạt tiền 100.000. Tôi ủng hộ việc phạt tiền (song ko hẳn đồng ý về con số) do nó đánh trực tiếp vào tình trạng tài chính, là lợi ích tức thời và rõ rệt với tuyệt đại đa số mọi người - trừ những người quá giàu, nên nó sẽ khiến người bị phạt phải lưu ý để tránh bị phạt tiếp. Tuy nhiên, theo hướng phạt tiền cần có sự điều chỉnh để những người tái phạm sẽ bị phạt nặng hơn. Nói cách khác, phạt phải theo chế độ luỹ tiến, lần sau nhiều hơn lần trước. Muốn như vậy cần có phương án ghi nhận số lần bị phạt mà cách thuận lợi hơn cả có lẽ là bấm bằng lái ==> . Theo cách này thì lần đầu vi phạm, người vi phạm sẽ ko bị phạt tiền nhưng bị bấm 1 lỗ trên bằng và cứ thế tiếp tục. Cách này có điểm hay ở chỗ có thể khởi đầu số tiền phạt nhỏ, ví dụ 50.000, cho phù hợp với những người ở khu vực nông thôn/miền núi vốn dễ vi phạm do thiếu hiểu biết nhưng ít có điều kiện vi phạm, lại có khả năng thấp về tài chính; đồng thời phù hợp với người ở thành phố do dễ có điều kiện vi phạm lại hơn. Như vậy, phạt tiền theo luỹ tiến vừa có chức năng giáo dục (bị phạt ít khi vi phạm những lần đầu), vừa có chức năng răn đe (bị phạt nhiều khi tiếp tục tái phạm). Hình thức phạt thông qua hệ thống bấm lỗ bằng lái có thể được hỗ trợ bởi quy định thu bằng sau một số lần bị bấm lỗ nào đó.

Với hình thức giữ xe 15 ngày, tôi cho rằng đây là 1 hình thức RẤT dở bởi vì mặc dù mang tính răn đe, nó gây ra những vấn đề liên quan rất lớn về việc giữ, bảo quản, trả lại xe sau khi hết thời hạn phạt. Hàng loạt phản ánh về việc xe bị mưa nắng, bị thay đổi, vặt mất phụ tùng trên báo chí cách đây vài năm đã chỉ ra rất rõ điểm yếu chí tử của phương án này.

Phạt 40.000 và giữ đăng ký xe dở ở 2 điểm lớn. Thứ nhất phải chỉ rõ thời hạn giữ đăng ký xe chứ một quy định mang tính pháp lý, dù chỉ ở dạng trưng cầu, cũng ko thể nói chung chung "giữ đăng ký xe" được. Thứ hai, việc giữ đăng ký xe (có thời hạn) có vẻ ko thật hiệu quả trong chức năng ngăn chặn do người ta vẫn có thể ra đường mà ko có đăng ký xe với điều kiện đi lại cẩn thận và tất nhiên,... có đội mũ bảo hiểm. Do vậy phương án này ko hay.

Phạt 40.000 và giữ xe 3 ngày => Giống giữ xe 15 ngày hay bất cứ bao nhiêu ngày. Không giữ xe, please!!!

Viết cam kết không tái phạm. Đây có thể nói là lựa chọn củ chuối nhất trong các lựa chọn và thuộc loại củ chuối nhất cho mọi loại quy định. Mặc dù mới nghe qua tưởng là rất hay và có giá trị giáo dục của một xã hội ưu việt nhưng thực tế nó dở đến mức ko thể dở hơn như phân tích sau: Việc viết cam kết ko tái phạm tất nhiên phải kèm theo quy định phạt nếu có tái phạm - đây có lẽ là điểm mà người lập ra trưng cầu dựa vào để tranh biện cho cái gọi là tính giáo dục, răn đe gì đó. Nhưng vấn đề mấu chốt là AI sẽ giữ bản cam kết??? Nếu là người vi phạm giữ thì anh ta có thể quẳng đi ngay sau đó để lần sau bị bắt phạt lại... viết bản cam kết vi phạm lần đầu. Nếu bản cam kết do phía CSGT giữ thì với điều kiện làm việc ở Việt Nam hiện nay, trên đường, CSGT KHÔNG có cách nào truy cập 1 cơ sở dữ liệu vi phạm để xác định người vi phạm đã viết cam kết một làn nào đó hay chưa! Thật ngạc nhiên khi có tới 25.2% số phiếu chọn "Viết cam kết ko tái phạm"!!!

Trên tất cả, dù chỉ là một vấn đề không lớn nhưng quan trọng nhất là trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh, nếu ko thì quy định chỉ để làm cảnh mà thôi.