Monday 3 November 2008

Một vài bài báo nổi bật trong đợt lũ

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/811500/

Bí thư Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được"
16:58' 02/11/2008 (GMT+7)

- "Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm"- Từ Mỹ Đức - Hà Nội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trao đổi với VietNamNet qua điện thoại chiều 2/11.

Lo cho dân không bị đói, rét

Xe từ các tỉnh về Bến xe Giáp Bát do ngập lụt nên đổ hết khách xuống đầu đường Giải Phóng. Hành khách buộc phải đi thuyền, xe kéo, xe ngựa, xe tải hoặc đi bộ... lũ lượt kéo nhau lội qua đoạn đường ngập lụt. Ảnh chụp lúc 9h sáng ngày 2/11.

Trận mưa lớn đã kéo dài từ rạng sáng 31/10 đến chiều nay. Vậy, Lãnh đạo Thành phố đã có đánh giá sơ bộ gì về thiệt hại chưa?

- Đợt mưa năm nay có lượng nước và cường độ lớn chưa từng có, lớn hơn rất nhiều so với tất cả các trận mưa trong vòng 30 năm đến 40 năm trở lại đây. Nhiều người so với trận mưa năm 1971 nhưng tôi thấy mực nước năm đó còn thấp hơn nhiều so với trận này.

Chưa kể diện mưa úng ngập rộng lớn khắp phạm vi miền Bắc chứ không chỉ riêng Hà Nội và các vùng lân cận nên khả năng nước rút sẽ rất chậm.

Về thiệt hại, tính đến hôm qua, số người chết là 17, với nhiều lý do, bị nước cuốn, bị sét đánh, điện giật...

Thiệt hại về vật chất rất lớn, bây giờ mới ước tính ở mức tương đối, có thể lên đến hàng nghìn tỷ. Nhất là với bà con khu vực nông nghiệp, nông thôn. Diện tích cây trồng gần như toàn bộ mất trắng, biến thành biển nước mênh mông hết.

Đối với bà con ở trong nội thành có nhiều thay đổi nghiêm trọng như đảo lộn sinh hoạt, ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến công việc, thiệt hại tài sản.

Dự kiến mưa lớn còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới, thành phố đã lên những phương án gì để đối phó tiếp theo?

- Chúng tôi huy động tất cả nhân lực, các phương tiện và lực lượng. Lãnh đạo thành phố hầu như đã xuống cơ sở đi ứng cứu tại chỗ, triển khai các biện pháp phòng chống ngập lụt. Cố gắng lớn nhất là không để phát sinh tai họa từ ngập lụt.

Chẳng hạn nhiệm vụ khó khăn là cố giữ cho đê điều không bị vỡ. Sức chịu đựng của đê có hạn. Bây giờ phải dầm trong mưa suốt cả tuần, diện lại rộng.

Ngoài ra, phải phối hợp với các địa phương lân cận để tạo mối liên kết, liên hoàn cho nước tiêu thoát nhanh. Chứ nếu riêng Hà Nội thì không biết thoát nước đi đâu? Xung quanh, bốn bề nước sông đã cao hơn nước đồng, còn bơm nước đi đâu được? Phải phối hợp cùng Hà Nam, Nam Định cùng với Bộ NN&PTNT để lo điều tiết cho nước thoát thì rút mới tương đối nhanh.

Điều quan trọng là làm sao lo cho dân trong những ngày này không bị đói, bị thiếu, bị rét, bị bệnh dịch. Nếu nơi nào khó khăn phải báo cáo kịp thời và thành phố sẽ kiểm tra cụ thể. Cần lương thực thì hỗ trợ lương thực, cần thuốc men sẽ hỗ trợ thuốc men...

Đặc biệt phải chuẩn bị kế hoạch chu đáo để sau khi nước rút giúp dân khôi phục sản xuất, có lương thực, thực phẩm và đi làm trở lại.

Trong công tác quy hoạch thoát nước, trong dự báo thiên tai, thành phố đã lường hết những khó khăn này chưa?

- Đây là trận mưa không chỉ lớn mà còn rộng. Chứ nếu diện của nó hẹp thì ứng cứu còn dễ. Ở đây lại rất rộng nên không có chỗ thoát từ nơi này sang nơi kia.

Thiên tai thì không tính trước được. Chỉ dự phòng được với tần suất trung bình thôi còn với lũ đỉnh cao thế này thì không dự phòng trước được.

Anh Hùng (Thanh Trì) làm phu khuân vác, tranh thủ mấy ngày mưa lớn kéo xe ngựa chở khách, mỗi lượt cả người và xe 80.000 đồng.

"Đúng là hôm qua chưa kịp làm"

Nhưng ít nhất các phương tiện truyền thông hoặc loa đài cũng phải thông báo cho người dân diễn biến thời tiết những ngày tiếp theo hoặc thông báo cho dân biết những tuyến đường nào có thể đi lại, những tuyến nào ngập lụt để người dân có thể chủ động. Theo dõi bản tin thời tiết trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trưa hôm qua vẫn chỉ có mấy dòng thông báo nhiệt độ từ 23 - 26 độ C, ngoài ra không có thêm thông báo gì khác?

TIN LIÊN QUAN
- Sáng nay tôi đã nói với Phó Chủ tịch phụ trách giao thông là cho thông báo trên báo đài đoạn nào ngập lụt và đoạn nào còn đi được để dân biết mà tránh ra. Còn ngày hôm qua (1/11) thì đúng là chưa kịp làm.

Người dân cho rằng phản ứng của lãnh đạo thành phố còn chậm trễ, vì đã có những cái chết thương tâm xảy ra như có một em bé chết trên đường đi đến trường. Ông giải thích sao với người dân?

- Lãnh đạo đều đi chỉ đạo hết. Không ai nghỉ ngơi. Việc gì cũng phải tính đến hoàn cảnh thực tế. Có cái chậm một chút nhưng khả năng ứng phó cũng có lý do khách quan.

Bây giờ là vấn đề thiên tai, phải cùng cố gắng khắc phục. Nếu tại người thì còn phê bình kỷ luật người này người nọ, chứ còn do thiên tai thì chịu....

Sáng hôm qua (1/11), thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm nay đi ra ngoại thành. Từ chiều qua lãnh đạo thành phố đều đi kiểm tra hết.

Có những cái chết bất ngờ không ai lường trước. Có người do điện ẩm ướt chạm vào, có học sinh, sinh viên đi ứng cứu đồ đạc cho dân thì bản thân lại bị cuốn trôi. Đó là những sự cố rất đau lòng và đáng tiếc.

Mất điện kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và việc làm của người dân. Lãnh đạo TP có biết điều này?

- Bất khả kháng thôi. Do trạm biến thế ngập nước, đành phải khắc phục bằng cách câu nối từ khu vực khác, có nơi kéo được, nơi không. Nhưng thiên tai bắt nguồn từ chỗ lượng mưa năm nay lớn bất thường, hạ tầng đầu tư dù cố gắng nhưng chưa phải đủ khả năng đối phó với thiên tai lớn.

Dân còn ỷ lại Nhà nước

Sau thiệt hại từ trận mưa lũ này, thành phố đã rút ra những kinh nghiệm gì?

- Trận mưa lũ này là thông số để chúng tôi có căn cứ dự phòng cho các cảnh báo thiên tai trong tương lai. Lấy mốc giới này để tính các chỉ tiêu như xử lý nước, lụt, đê điều....

Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.

Dân cũng đang tự lo tích trữ lương thực, thực phẩm, thưa ông. Nhưng thực tế là do ngập lụt nên chợ không hoạt động và các siêu thị hiện nay đã hết sạch hàng khiến những người nội trợ rất lo lắng. Liệu tình hình này có kéo dài? Thành phố giải quyết thế nào?

- Lương thực thì không đáng ngại. Chuyện mọi người đổ xô đi mua là do tâm lý đề phòng mưa kéo dài nên tạo ra lượng cầu quá lớn. Hơn nữa có lý do khách quan là rau hỏng hết, không có hàng cung cấp. Giải pháp khắc phục là phải đưa từ nơi này qua nơi kia. Nhưng vấn đề khan hiếm lương thực, thực phẩm không lớn, nhất thời chỉ mấy ngày thôi.

Trong khi chưa dự tính hết những vấn đề về thoát nước cho nội thành để đối phó với trận mưa cường độ lớn, thì diện tích Hà Nội sau sáp nhập với địa bàn rộng hơn có gây thêm khó khăn gì cho thành phố trong đối phó thiên tai không, thưa ông?

- Không khó hơn. Nguồn lực mở rộng thì khả năng hỗ trợ cho nhau còn tốt hơn. Trên thực tế là xã nào, nhà nào vẫn phải tự chủ. Thành phố mở rộng rồi thì khả năng chi viện còn lớn hơn chứ.

  • Bài và ảnh: Lê Nhung

Luận: Báo chí cần quyết liệt phát hiện và lên án những kẻ ỷ lại, trời lũ lụt thế mà ko chịu dầm mưa lội nước dắt xe máy chết máy, ko chịu ra đường làm dịch vụ lau bugi; những ông bố bà mẹ ko chịu đội con lên đầu, tay kéo theo cái chậu đồ ăn; những người phụ nữ da xạm đen, ko chịu lội nước đến bẹn mà bán thêm mớ rau con cá cho các nhà bị lụt ko đi mua được thức ăn; những người bì bõm giữa đường phố thủ đô với đủ loại rác rưởi bẩn thỉu để mang về bữa tối cho gia đình, nhưng tên sinh viên trong các xóm trọ tồi tàn ko chịu tiết kiệm nước ngọt, ko chịu cắt cử nhau đi mua đồ về nấu ăn, cũng như ko chịu tự tìm chỗ mà đi đái; những thanh niên, trung niên ko chịu đóng bè, đóng mảng, dắt xe trâu xe ngựa ra chở thuê xa cộ để kiếm thêm chút về nuôi vợ nuôi con; những người từ các chuyến xe liên tỉnh về ko chịu tự tìm lấy vỉa hè khô khô, cao cao mà đắp điếm ngủ qua đêm; nhưng em nhỏ ko chịu ngồi ô-tô mà cứ xe đạp với đi bộ đi học mà chịu chết; những gia đình bị mưa ngập mà ko chịu ăn tạm mì-tôm cho qua bữa, cứ há miệng nuốt thịt nốc bia; những kẻ ko chịu thắp đèn dầu, thắp nến để qua đêm mưa mất điện; những kẻ ko chịu tự biết những điểm ngập lụt sâu để cứ kéo nhau vào làm ùn tắc thêm; những kẻ ko tự đoán trước sẽ nập mà vác ô-tô đi cất để ko bị ngâm xe trong nước; ... Phải lên án, lên án quyết liệt những kẻ khốn nạn đó!!!

====
http://beta.baomoi.com/Home/TheGioi/www.tintuconline.com.vn/Trong-con-dai-hong-thuy--cac-ban-nganh-o-dau/2137234.epi

Trong cơn đại hồng thủy - các ban ngành ở đâu?
Chủ nhật, 2/11/2008, 12:25 GMT+7

Cho đến hết ngày 01/11/2008, 2 ngày sau trận lụt lịch sử ở Hà Nội, tràn ngập trên mọi trang báo thông tin về người thiệt mạng, cảnh sinh hoạt khốn đốn của mấy triệu người dân, vẫn bặt tin của các ban ngành hỗ trợ dân chống ngập.

>> Xe buýt thành nơi ngủ đêm, tàu hỏa "tăng bo" thoát ngập
>> Huy động trạm bơm vùng lân cận "rút" nước cho Hà Nội
>> Đại hồng thủy đã "cướp" của Hà Nội 17 sinh mạng

>> Thông báo khẩn về việc cho HS nghỉ học hết ngày 3/11
>> Trở tay không kịp, người Hà Nội điêu đứng... chạy ăn

Chỉ còn dân với dân...

Cho đến hết ngày 01/11/2008, 2 ngày sau trận lụt lịch sử ở Hà Nội, tràn ngập trên mọi trang báo thông tin về người thiệt mạng, cảnh sinh hoạt khốn đốn của mấy triệu người dân. Duy nhất một thông báo khẩn của ngành giáo dục về việc cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 3/11 - dẫu quá trễ tràng, khi đã có 3 em nhỏ xấu số bị mất tích .

daihongthuy1.jpg

Trong cơn đại hồng thủy, người dân biết trông vào đâu? (Ảnh: VNN)

Còn lại, vẫn bặt tăm tin tức của các vị lãnh đạo các bộ ngành.

Chỉ thấy dân bì bõm trong nước, chạy ăn, chạy ngủ, chạy chỗ ở.... Và giới báo chí tất tưởi ngược xuôi mang về những tin đau lòng: 2 người chết trong xe hơi ngập nước, 17 sinh mạng bị cướp...

Có cậu bé học sinh lõm bõm dắt chiếc xe đạp, dò dẫm từng bước.

Bỗng - "Ối, xe cháu đâu rồi! Xe cháu đâu rồi". Cậu bé lồm cồm sờ soạng dưới dòng nước đục, nhưng không thấy chiếc xe đạp đâu cả. Như khóc, như mếu, cậu cứ kêu mà không một ai đoái hoài.

Người người còn đang "chết dở" giữa dòng nước ngập.

Cơ quan dự báo thời tiết cho người dân một phen "không biết đằng nào mà lần", đến lúc cơ sự đã rồi thì đành mạnh ai nấy chạy

Lực lượng của ngành giao thông không thấy cảnh báo các khu vực đang thi công nguy hiểm, các nắp cống chưa được lắp, hay những đoạn đường ngập sâu.

Cứu hộ giao thông đã cứu được bao nhiêu xe, bao nhiêu người? Trong khi nhiều tiệm sửa xe gắn máy vắt chân lên cổ mà chạy không hết việc. Người đi đường khóc dở mếu dở, bỏ xe lại thì chẳng đặng, đi cũng chẳng xong.

Ngành xăng dầu thì hẳn chưa có "cơ chế" mang xăng dầu đi tới các cụm dân cư bị mất điện?!

daihongthuy2.jpg

daihongthuy3.jpg

(Ảnh: VNN)

Ngành Y tế đang trong giai đoạn rất mực quan tâm đến sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông, mấy ngày nay vẫn chưa có động thái gì. Sự thật là người cao hay thấp, béo hay gầy, già hay trẻ, 2 ngày qua vẫn đang ngụp lặn trong dòng nước. Họ có "đảm bảo sức khỏe an toàn để điều khiển phương tiện giao thông" hay không thì chỉ duy nhất một mình họ tự biết, tự lo.

Những hình ảnh về cảnh sống bất thường, trở tay không kịp được người dân gửi về các tòa soạn bằng email, điện thoại... Có câu chuyện kể cho vui. Có câu chuyện kể để thấm hết nỗi niềm của người dân Thủ đô không lường được có ngày ngồi bó gối trong nhà như vậy.

Trông cho chân cứng đá̃ mềm

Đã từng có sự băn khoăn của dư luận về những "quyết định phòng lạnh", những "kế hoạch salon" của không ít vị quan chức. Nay, trong cơn đại hồng thủy, chỉ có chị trông em, bố mẹ tìm con, bạn bè thân hữu hỏi thăm nhau... - nghĩa là chỉ còn dân với dân giữa mênh mang sông nước.

Đêm nay, còn những người dân chưa xoay kịp chỗ ngủ, còn những khu nhà mất điện, mất internet, những khu nhà bị bao vây bốn phía là nước. Còn những người nhịn đói hoặc ăn bữa sơ sài ngồi co ro trên gác xép.

Trận lụt này chắc sẽ không quá lâu, người dân chắc chưa đến nỗi khốn cùng. Trông cho chân cứng đá mềm...

Lạy trời, đừng có ai đó bị trượt chân đêm qua trong dòng nước, mà đến giờ người thân chưa biết, chính quyền chưa hay!

Theo Linh Thuỷ


Trả lời: Cực đơn giản, trong thời gian đó thì các cấp Lãnh đạo còn bận chẩn bị công văn giấy tờ tài liệu báo cáo phát biểu ý kiến chỉ đạo cho hội nghị tổng kết công tác tôn giáo còn các cấp nhỏ hơn thì chẩn bị bàn ghế xe cộ xăng dầu nước uống hoa tưoi micro quay phim chụp ảnh máy ghi âm điều hòa nhiệt độ... cho cuộc họp tổng kết đó. Họp xong các cấp đều lên ô-tô đi chỉ đạo cả, chỉ đạo hăng hái tới mức yêu cầu phải QUYẾT TỬ cho tổ bơm hoạt động. May mà có chỉ đạo đó ko thì trạm bơm Yên Sở có khi bỏ của chạy lấy người mất rồi. Ngoài ra Lãnh đạo còn đi xuống tận cơ sở để phát hiện ra những kẻ khốn nạn cứ ỷ lại vào Nhà nước nữa - công này là to lắm. Rồi sau đó lại chỉ đạo là cho học sinh nghỉ học tiếp đến tận khi hết nguy hiểm mới phải đi học lại - may mà được chỉ đạo kịp thời nên số học sinh chết đuối giữa Thủ đô mới dừng lại ở con số hiện thời. Xem báo từ chiều 2/11 đi, chỉ sau có 3 ngày mà có hàng loạt chỉ đạo được ban ra rồi!!!

====

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811682/

"Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai"
20:39' 03/11/2008 (GMT+7)

- Nhận định mang tính tổng kết này được Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đưa ra tại cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội bàn biện pháp khắc phục hậu quả mưa lụt chiều 3/11...

>> Toàn cảnh Hà Nội trong trận "đại hồng thuỷ"

Cuộc họp Thường trực Thành ủy Hà Nội bàn biện pháp khắc phục hậu quả mưa lụt chiều 3/11 (Ảnh: H.H).

Thực tế lụt nảy sinh... "tiêu chuẩn mới" ngành xây dựng!

Đánh giá về hậu quả trận mưa lụt, Bí thư Phạm Quang Nghị nhận định: "Tính chất thiên tai lần này cần thấy là lớn chưa từng có tại Hà Nội". Chính vì vậy, vị lãnh đạo của Hà Nội cho rằng "thiệt hại có cái tính được, song có cái chưa thể tính hết được; có cái trực tiếp, cái gián tiếp; cái xảy ra ngay trước mắt, cái để lại hậu quả lâu dài... và nói chung vô cùng nghiêm trọng".

Cũng vì tính chất bất chợt và nghiêm trọng của đợt mưa lụt, sự đối phó trong thời gian vừa qua của các cấp, ngành Hà Nội và sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương được Bí thư khẳng định trong mấy từ: "tích cực, chủ động, cố gắng cao độ". Do đó, theo Bí thư "đã giảm đến mức tối đa các thiệt hại".

Ông Phạm Quang Nghị nói: "Đương nhiên, xã hội luôn mong muốn hạn chế thiệt hại nhiều hơn nữa mà chưa thể đạt ngay được: ngập lụt, tắc đường, hướng dẫn giao thông, bơm tưới tiêu sao cho tốc độ thoát nhanh hơn nữa... song tôi nhắc lại, những gì đã làm tới giờ phút này đã là cố gắng tối đa".

Lúc này, vấn đề chủ yếu - theo Bí thư là: không để cho dân đói, rét, dịch bệnh; kịp thời phục hồi giao thông, điện nước, hoa màu, vật nuôi... sau mưa lụt.

Cũng theo ông Nghị, những cái khó ngày hôm nay chính là cuộc "tổng diễn tập" lớn cho những cái lâu dài trong tương lai. Ví dụ, nhờ trận lụt này mà rút ra bài học cho ngành xây dựng, thấy thực sự cần thiết phải có tiêu chuẩn mới về xây dựng, kiến trúc... sao cho hầm để xe của các chung cư mới tương lai sẽ không còn là "bể nước ngầm" đựng ôtô, xe máy như hiện nay nữa!

"Tương lai, chúng ta còn xây dựng metro. Nếu tình hình cứ ngập lụt thế này thì toàn bộ hệ thống sẽ ra sao - đó là điều phải tính" - ông Nghị nhấn mạnh.

Đồng thời với Yên Sở, huy động thêm trạm bơm Đông Mỹ

Tại cuộc họp chiều 3/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết vừa thống nhất triển khai phương án bổ sung nhằm tiêu úng cho nội thành. Cụ thể, đồng thời với trạm bơm Yên Sở, huy động tối đa trạm bơm Đông Mỹ mặc dù trạm bơm này chỉ đảm bảo khu vực Thanh Trì.

Ngay khi nước tại sông Nhuệ đạt đến mức độ an toàn, cho phép một số bơm cục bộ thuộc phía nội thành bơm lên sông Nhuệ. Hiện, 4 trạm bơm cục bộ này đã, đang đạt 1/3 công suất của Yên Sở. "Có như thế, nước nội thành mới rút nhanh như vậy! Còn nếu chỉ trông chờ vào Yên Sở thì phải ít nhất 4 ngày nữa nước mới rút hoàn toàn (trong điều kiện không mưa bổ sung)" - ông Thảo nói.

Ngập trên đường Trần Duy Hưng - Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngoài ra, cũng theo ông Thảo, một số hồ của Hà Nội hiện nay đang được sử dụng làm hồ chứa nước; một số trạm bơm cục bộ được phát huy tại nhiều "điểm huyệt" rải rác, nhằm tiêu thoát nhanh nhất...

Dù lúc này mưa đã có dấu hiệu ngớt, ngừng - Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định trọng tâm vẫn là: ngăn chặn nước; chống úng; tiêu thoát nước cả nội lẫn ngoại thành; không để vỡ đê.

Về vấn đề cứu hộ, Chủ tịch cho biết, thành phố tính đến nay đã chuyển tổng cộng 8 tỉ đồng, 25 tấn mì tôm, 100 tấn gạo về các địa phương, khu vực cần khẩn cứu. Tiếp tục trong những ngày tới, nước sạch, lương thực vẫn sẽ được chuyển tới hoàn toàn miễn phí cho bà con.

Sáng 4/11, ông Nguyễn Thế Thảo sẽ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các quận, huyện, trực tiếp giao, nhận nhiệm vụ tiếp theo...

Tin từ Sở GTVT Hà Nội: Tính đến 14h chiều 3/11/2008, nước tại đường vòng Cầu Đuống (Đông Anh) đã giảm xuống còn 0,4m (lúc 6h sáng là 0,8m); khu vực viện 103, số 2 Phùng Hưng (Hà Đông) đã giảm xuống còn 0,4 - 0,5m; khu vực Láng Hạ, Tây Sơn, Tôn Thất Tùng đo được 0,4m...

Điểm ngập nặng nhất vào chiều tối 3/11 là đập Phùng (1m), hiện đang cấm phương tiện qua lại. Quận, huyện đã thoát ngập hoàn toàn: Tây Hồ, Sóc Sơn.

  • Tràng An Nguyễn
Bàn: Thôi hết bàn nhé, Bí thư Thành ủy đã có "Nhận định mang tính tổng kết" rồi, đừng càm ràm gì nữa: Đây mới là diễn tập thôi, cứ qua vài đợt diễn tập thì thế nào Thủ đô chả hết ngập lụt, mọi việc phải tiến hành từ từ vì rất khó, ko thể làm vội (cũng giống như giá xăng vậy, giảm là phải giảm từ từ kẻo dân nó shock, nó sướng quá nó chết), và các ban ngành đoàn thể đã thực sự làm hết sức! Kẻ nào bàn nữa, chém!!!


Tớ xin một phiếu bình bầu phát ngôn và hành động ấn tượng nhất tần này cho đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội!!!