Friday 13 March 2009

Trung - Mỹ cãi nhau và chính kiến của chúng ta

Mấy hôm nay báo chí trong nước liên tục đưa tin về vụ đụng độ giữa tàu Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, phía Mỹ cho rằng tàu thám hiểm đại dương của họ bị 5 tàu Trung Quốc “gây sự” trên vùng lãnh hải quốc tế, còn phía Trung Quốc nói tàu Mỹ đã xâm phạm lãnh hải của họ.

Điều đáng lưu ý là lâu nay, Biển Đông vẫn được nghĩ và viết trên sách báo là biển của Việt Nam, tại sao báo chí đưa tin đều (cố tình?) bỏ qua điểm này cứ như thế việc đó chẳng liên quan gì đến chúng ta cả?? Cho tới tận hôm nay (12/3, 5 ngày sau khi xảy ra sự kiện), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của ta khi đưa ra bình luận cũng chỉ nói chung chung, do đó khiến nguời đọc (ít nhất là thienha… này) cảm thấy vụ việc đó ko liên quan gì đến Việt Nam!!

Trong khi đó, nghiên cứu bản đồ sự kiện do BBC, dẫn nguồn của UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea - Công ước của Liên hợp quốc về luật biển) và CIA, cung cấp, ta nhận thấy:

US-CN ships (BBC)

  • Thứ nhất, theo bản đồ Trung Quốc tự vẽ (đường lưỡi bò màu đỏ) thì vụ đụng độ đúng là xảy ra trong vùng chủ quyền của họ. Tuy nhiên nhìn đường lưỡi bò này thì thấy nó vô lý đến cùng cực, và chắc chắn ko thể được chấp nhận, thậm chí bởi chính người Trung Quốc nếu họ ko được cho biết trước đó là ranh giới mà chính phủ họ tự vạch ra.
  • Thứ hai, trong bản đồ hoạch định với luật pháp quốc tế mà UNCLOS là chủ thể thì địa điểm đụng độ dường như nằm trên ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Rất tiếc là mô hình con tàu quá lớn nên ko xác định được chính xác một điểm nhưng nếu lấy trung điểm đáy con tàu làm chuẩn thì nơi xảy ra vụ việc thậm chí có vẻ gần Việt Nam hơn – nghĩa là thuộc lãnh hải Việt Nam!? Trong trường hợp này, việc ta không lên tiếng phản ứng mà chỉ đưa tin một cách bàng quan như vậy sẽ khiến giới quan tâm quốc tế hiểu rằng: Việt Nam thừa nhận địa điểm đó không thuộc chủ quyền quốc gia. Lưu ý rằng dù cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc với phần thắng thuộc về ai, hoặc thậm chí ko phân thắng bại, thì ta cũng đã tự thừa nhận vùng biển đó không thuộc về mình.

Cho đến đầu giờ chiều hôm qua vẫn không thể tìm được trên mạng bản đồ chính thức nào mà trên đó nước ta vạch ranh giới Biển Đông theo quan điểm của ta để đối chiếu và kết luận (hơi chán), nhưng nghi ngờ về địa điểm là hiện hữu. Mãi đến chiều muộn mới tìm thấy một bài bình luận trên báo Tuổi trẻ với bản đồ vụ va chạm được dẫn dưới đây.

US-CN ships (Tuoitre)

So sánh với bản đồ trên BBC thì ở đây, này thì địa điểm va chạm một mặt được lấy theo đuôi tàu bên phải, một mặt được đẩy sang bên phải khá nhiều để nó nằm gần đảo Hải Nam hơn hẳn so với bất cứ địa điểm nào của nước ta. Không hiểu tác giả bản đồ này vẽ nên nó dựa trên nững dữ liệu từ đâu, nhưng nếu dữ liệu và bản đồ là chính xác thì nó giải thích được cho các bình luận với cương vị “đứng ngoài” của các bài viết trước đó.

Tuy nhiên chỉ cần nhìn sơ qua cũng đủ để thấy bản đồ báo Tuổi trẻ đua ra nhìn rất thiếu sức thuyết phục: Màu sắc loạn xạ và lờ mờ (có vẻ như được đen trắng hóa từ một bản đồ màu nào đó), các đường ranh giới đất liền ko rõ ràng, có mô phỏng địa hình đất liền nhưng cũng ko rõ, lẫn lộn kích thước font chữ giữa tên quốc gia, tên tỉnh, đảo, mô phỏng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thiếu chính xác,… Tất cả làm toát lên cảm giác cái bản đồ này rất rác rưởi, rất rất không đáng tin cậy, do đó địa điểm đánh dấu cũng không đáng tin cậy (quan điểm cá nhân)!!!

Giờ sẽ có vài tình huống:

1. Nếu người đọc tin vào bản đồ do Tuổi trẻ đưa ra thì không có gì phải bàn cãi.

2. Nếu người đọc tin vào bản đồ trên BBC (do UNCLOS và CIA đưa ra) thì có 2 khả năng:
  • Nếu nguời đọc chấp nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc thì cũng ko có gì để bàn cãi.
  • Nếu người đọc ko chấp nhận đường lưỡi bò mà muốn giải quyết theo luật Liên hợp quốc (đây là hướng mà Chính phủ thống nhất xử lý từ xưa tới nay) thì có quyền nghi ngờ về địa điểm thực sự xảy ra vụ việc. Nếu nó nằm trong vùng chủ quyền Việt Nam (như bản đồ gợi ý) thì chính Việt Nam cần lên tiếng phản đối cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Biển Đông đang bị tranh chấp và chưa biết cuối cùng sẽ giải quyết ra sao nhưng việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền là điều vẫn phải làm (như lâu nay Bộ Ngoại giao vẫn làm). Bởi nếu sau này khi tiến hành phân chia lãnh hải, phía Trung Quốc đòi vào vùng mà ta cho là của ta, rồi đưa chứng cứ rằng đó chính là điểm xảy ra vụ đụng độ năm 2009 mà theo đó, Việt Nam tự nhận ko có liên quan, thì ta không có cách gì bảo vệ nữa, dù xét về lý hay tình. Trong quan hệ quốc tế sẽ ko cho phép ta đưa ra lý do: Vì hạn chế kỹ thuật nên khi đó chưa xác định chính xác địa điểm, xảy ra va chạm.
3. Nếu người đọc có nguồn tin khác liên quan thì rất mong được chia xẻ và bình luận thêm.

PS: Hôm nay lại thấy Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối Trung Quốc cấp phép du lịch đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, mấy hôm trước phản đối Philipines, Malaysia, chứng tỏ vấn đề biển đảo rất được chính phủ quan tâm. Mong rằng sớm có thông tin chính xác và chính thức từ phía nhà nước ta về địa điểm này để kiểm chứng.