Tuesday 24 March 2009

Bô-xít, nghe, thấy và nghĩ

Tự nhiên đợt này thấy báo chí lên tiếng về tranh chấp trên biển với bọn tàu nhiều một cách bất thường mà (dường như) "treo" các tin tức, bình luận về vấn đề bô-xít Tây Nguyên một cách cũng bất thường luôn. Theo bài báo gần đây nhất thì Đảng và Nhà nước vẫn quyết tâm thực hiện đại dự án bô-xít này và SẼ tổ chức hội thảo để đánh giá nguy cơ về môi trường + trình bày các giải pháp sẽ được áp dụng để khắc phục. Chưa biết bao giờ hội thảo mới được tổ chức, và không thể biết nếu đa số ý kiến trong hội thảo phản đối việc khai thác bô-xít (thienha... này phản đối, dù đương nhiên ko được tham dự hội thảo) thì sẽ xử lý ra sao? Ngoài ra, các bài phân tích rất chi tiết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nhà văn & văn hóa Nguyên Ngọc, tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn của chính Tổng công ty Than Việt Nam, và rất nhiều nhà khoa học khác chỉ ra rằng khai thác bô-xít Tây Nguyên có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, môi trường, văn hóa, năng lượng,... nên nếu hội thảo nêu trên thuyết phục được các đại biểu về mặt môi trường thì cũng không có nghĩa là nó thuyết phục rằng đại dự án đó mang lại cho Tổ quốc ta một điều tốt đẹp.

Nhân khi chờ đợi, copy lại bài viết gần đây từ blog Nấm của Phạm Vũ Quỳnh Hương, báo Tuổi Trẻ, người mà theo tự sự, sau khi đã "nghe" thông tin chính thống mới tự mình đi Tây Nguyên để "thấy" thực địa. Chúng ta hãy cùng đọc và "nghĩ", âu cũng là một cách trân trọng các phát biểu của Nhà nước và công sức phóng viên.

Bauxit – Nghe và thấy

P/S 1: Lâu quá không quay lại với blog, nhưng không phải vì không có gì để chia sẻ với các bạn. Nay quay lại giữa thời điểm Y! đang điên khùng, cũng là cầu may thôi.

P/S 2: Đề tài bauxit này chắc hẳn mọi người đã nghe, đã đọc chán phè rồi. Ở đây, mình chỉ khẳng định lại một lần nữa với chính mình thôi. Chú ý: Nghe ở đây là những thông tin chính thức từ Đảng và Chính phủ (làm báo thì phải nghe thông tin chính thức); và Thấy là những gì mình đã tận mắt thấy cách nay 2 ngày.

Nghe: Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác bô-xít – alumin. TKV có thể mời tập đoàn Alcoa (Mỹ) tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ với tỷ lệ đến 40%; mời tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%.


Thấy: Tại công trường khai thác bauxit Lâm Đồng ở Bảo Lâm, mấy cái bảng chỉ dẫn ghi tên TKV, còn bao quanh công trường là rợp trời cờ của Công ty Nhất An viết bằng tiếng Hoa. Hỏi người dân xung quanh xem công trường này do ai làm, họ trả lời gọn lỏn: Trung Quốc. Tại công trường Nhân Cơ (Đăk Nông), mấy quán caphê xung quanh mở tòan nhạc Trung Quốc. Hỏi thì được biết đấy là băng đĩa của các công nhân Trung Quốc để luôn ở quán để phục vụ họ mỗi tối giải trí.

coNhatAn-1.jpg picture by quynhhuong-123

congnhanTQ-1.jpg picture by quynhhuong-123

Cờ của công ty Nhất An - Trung Quốc và công nhân TQ ở Bảo Lâm, Lâm Đồng

Nghe: Những khu vực có trữ lượng quặng bauxit thì bên trên không có cây nào mọc được. Khu vực chuẩn bị khai thác bauxit hoàn toàn là đất trống, đồi trọc, xa khu dân cư. Việc khai thác sẽ không ảnh hưởng đến môi trường, không tổn hại rừng cũng như việc canh tác của người dân.

Thấy: Quanh công trường ở Bảo Lâm là những rừng thông xanh ngút mắt, là chợ, là thị trấn, đất xới lên đỏ tươi như thịt, tơi mịn như bột… Những cây thông trong hình này chắc sẽ chẳng còn “giữa trời mà reo” được bao lâu nữa, thương quá.

rungthong.jpg picture by quynhhuong-123

Thông tin chính thức cũng cho biết là việc khai thác sẽ được làm theo kiểu cuốn chiếu, hết khu vực này sẽ chuyển sang khu vực khác. Đi dọc đường thấy rừng đang bị phá một cách qui mô để làm đường mà lo cho… đời con mình quá.

rungchay.jpg picture by quynhhuong-123

pharung.jpg picture by quynhhuong-123

Cả thượng nguồn sông Đồng Nai cũng từ đây. Bao giờ thì bùn đỏ chảy vào đó?

thuongnguonDN.jpg picture by quynhhuong-123

Cái hồ rất đẹp này ở Nhân Cơ (Đăk Nông) cũng sẽ chẳng mấy lúc nữa mà biến mất

honhanco.jpg picture by quynhhuong-123

Nói vậy là vì chẳng thể tin được vào cái công nghệ "bóc lớp đất mặt bỏ sang một bên, rồi lớp đất tầng đưới bỏ sang một bên, lấy quặng ra rồi lấp lại, bồi bổ lại cho đất tốt hơn" giống như lấy đồ trong ngăn kéo rồi đóng lại. Chỉ cần nhìn mấy cái lô cốt ở SG sau đi được dỡ đi để lại mặt đường vá chằng vá đụp thì biết, nói chi tới các phân tích khoa học. Cũng chẳng thể tin công nghệ kết tủa quặng bauxit sẽ chẳng có tí chất thải nào. Cứ nhìn các dòng sông ở Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Nai... thì biết.

Một chuyến dã ngoại, về nghe lòng đau. Chỉ có hoa gạo là vẫn vô tư nở giữa núi rừng, không biết đến những hiểm họa đã đến sát tận gốc.

hoagao.jpg picture by quynhhuong-123

Cùng ngày tụi mình đi coi TQ khai thác bauxit ở Tây Nguyên, ngắm cảnh và nghe lòng đau này, báo TT có đăng lại một tin của TTXVN về Tổng bí thư Đảng CS VN tiếp một ông quan nào đó của TQ, và bảo rằng: "TQ và VN mãi mãi là láng giềng tốt, anh em tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt". Mình đọc tin đó lại nhớ đến một bài học thuộc lòng đầu tiên trong đời mình ở lớp mẫu giáo mà đến giờ còn nhớ vài câu "Thằng giặc bành trướng/ Tên nó làm sao/ Mặt nó thế nào/ Ai mà biết được/ Từ bên Trung Quốc/ Nó đánh sang ta/ Đầu thì trọc/ Áo thì hôi/ Ôi eo ôi/....". Mình quên mất rồi, bài dài lắm và kết thúc bằng câu "Ta đánh cho nó/ Vắt chân lên cổ". Ấy là năm 1979.

Hôm nay TTXVN lại đưa tin: Phó chủ tịch nước VN tiếp Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, và bảo rằng VN và TQ sẽ hợp tác toàn diện, cả kinh tế lẫn quân sự, và sẽ trao đổi các binh đoàn...

Không biết chuyện gì đang xảy ra thế nhỉ.

Hôm ở Tây Nguyên về, mấy người bạn của mình sau hồi lâu bâng khuâng đã thở dài bảo: Ừ, trời đất sinh ra rừng biển đâu có cái biên giới nào...

Không biết chuyện gì sắp xảy ra thế nhỉ.


Đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra...