Thursday 13 August 2009

Phân biệt đối xử

Nguồn (M.A ^^): http://www.facebook.com/home.php?ref=logo&__a=1#/note.php?note_id=123417941361

Bị phân biệt đối xử ngay trên đất nước mình. Chỉ vì mình là người Việt Nam. Tóc mình đen và da không trắng. Chỉ vì mình là "local staff". Hoặc chỉ vì mình là phụ nữ trẻ, muốn lập gia đình và có con.

Rất nhiều công ty ở Việt Nam, cả local lẫn foreign, có một quy tắc bất thành văn là, phụ nữ không được lấy chồng/có con trong vòng 1 - 2 năm làm việc đầu tiên. Nếu không có thể bị sa thải. Nhiều nơi thậm chí còn bắt nhân viên viết cam kết bên cạnh việc ký hợp đồng lao động. Nếu kiếp sau tiếp tục được đầu thai làm người, và là công dân Việt Nam, em mong mình sẽ là đàn ông! Thật dễ dàng biết bao nhiêu. Chỉ vì mình là phụ nữ, sự nghiệp của mình có thể sẽ bị đe dọa/gián đoạn nếu mình kết hôn hoặc có con. Là một người vợ Việt, một người con dâu Việt, một người mẹ Việt đã khó hơn nhiều so với phụ nữ ở nhiều dân tộc khác, giờ đến sự nghiệp cũng khó khăn trăm bề. Một bên là các ông chủ muốn nhân viên nữ tập trung hết lòng cho công việc, không bị phân tán bởi trách nhiệm với gia đình và chồng con. Một bên là bố mẹ và nói chung là cả xã hội với những định kiến dành cho con gái đến tuổi phải lập gia đình. Trước đây khi chuẩn bị tốt nghiệp, câu hỏi em nhận được nhiều thứ hai, sau câu hỏi "làm việc ở đâu" là "Bao giờ cưới". Khi cưới rồi, câu hỏi em được nghe nhiều nhất là "Chừng nào có con?". Em đoán sau khi có đứa đầu, mọi người sẽ tiếp tục hỏi "Khi nào có đứa thứ hai?". Em nghĩ kết hôn hay có con là QUYỀN CON NGƯỜI. Và không thể vì thực hiện quyền con người mà bị sa thải. Em nhớ trong cái Employment Law mà em học năm thứ 3, có đoạn, đại loại nói về phụ nữ, rằng họ có thể đến gặp ông chủ ngay sau ngày làm việc đầu tiên để thông báo rằng, này, tao đang có bầu đấy, nên tao yêu cầu một số ngày phép để đi khám thai định kỳ etc. Và chủ, dù thế nào đi chăng nữa, cũng phải vui vẻ mà chấp nhận. Nếu vì lý do này mà sa thải em nhân viên mới, có thể ổng sẽ bị kiện đến nơi đến chốn. Tương tự, phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi nghỉ sinh, mà bị trả lương thấp hơn hoặc bị đối xử tệ bạc, hoặc bị cho làm công việc khác vớ vẩn hơn, cũng có thể sẽ bị kiện và tiền bồi thương thì ôi thôi thật đau thương.

Bất cứ bạn nào đã từng sống, học tập và làm việc ở bển, em nghĩ đều phải cố gắng nhiều hơn dân bản xứ. Bản thân tiếng Anh đã không phải là tiếng mẹ đẻ, cách suy nghĩ và làm việc cũng thụ động hơn nhiều do ảnh hưởng của nền giáo dục Việt Nam từ khi lọt lòng. Như em, vừa kém thông minh vừa không nhanh nhẹn, đã phải cố gắng hơn nhiều nhiều đứa bản xứ khác để kiếm được mảnh bằng. Nó cố gắng một thì mình phải cố gắng mười. Sống ở nơi đất khách quê người cũng vất vả đủ đường. Em không nghĩ em đã từng bị phân biệt đối xử chỉ vì em là người Việt Nam. Trái lại nhiều bạn tây còn thấy khâm phục sinh viên Việt Nam vì những gì các bạn làm được trên một đất nước hoàn toàn xa lạ. Thế mà khi trở về Việt Nam làm việc, em lại bị phân biệt đối xử. Sống ở ngay trên đất nước mình, kinh nghiệm không kém expat, bằng cấp có phần hơn, thậm chí làm được nhiều việc hơn nhưng lại được trả lương thấp hơn. Chỉ vì là người Việt Nam. Expat sang đây làm việc như em mà được trả tiền nhà, được xe đưa đón, lương cao ngất ngưởng. Em ở SG, tự phải trả tiền nhà, tự phải đi xe máy đi làm và tự trả tiền xăng, lương còn không bằng tiền nhà của expat. Đương nhiên expat chẳng có lỗi gì trong chuyện này cả. Đó chỉ là vì cái stupid policy của công ty. Mọi thứ đã và đang thay đổi dần dần. Nhiều công ty đã đối xử công bằng hơn với local staff và tìm mọi cách để giữ người giỏi, vì họ hiểu rằng với một chế độ đãi ngộ tốt, local staff sẽ trung thành với họ. 1 good local staff còn làm được nhiều việc hơn so với expat, vì họ hiểu văn hóa Việt Nam, hiểu người Việt Nam. Nhiều local staff bây giờ có trình độ, kinh nghiệm và bằng cấp hơn cả expat.

Ở nước ngoài nếu bị phân biệt đối xử có thể mang nhau ra kiện. Còn ở Việt Nam, có mà kiện củ khoai :D Đọc trên tạp chí The Word thấy các bạn bảo là, trong vòng 10 năm tới mọi việc sẽ thay đổi. Hihi 10 năm, một cái chớp mắt, nhở =)) Trong lúc chờ được đối xử một cách công bằng, có lẽ local staff chỉ nên làm đúng đủ phần việc được giao, no more creation, no more contribution. Và có lẽ luật lao động cũng nên thêm phần phân biệt đối xử này vào. Hay là có rồi mà bị ignored nhỉ :-?