Wednesday 8 October 2008

An toàn cá nhân?

Hnay lướt qua báo Dân trí, thấy cái tin trong tháng 9, có 845 người chết vì tai nạn giao thông, giật mình, cứ tưởng đọc nhầm, nghĩ đó là con số người chết trong 1 năm, hóa ra ko phải, 1 tháng thật! Nghĩa là trung bình là hơn 28 người chết vì tai nạn giao thông/ngày !! Đó là người chết, còn số người bị thương chắc hẳn cao hơn gấp nhiều lần.

Tự nhiên nhớ lại hồi về Việt Nam, trên chuyến xe khách từ Hà Nội về quê, tài xế và hành khách bàn chuyện tình hình kinh tế, đời sống, và cùng thống nhất rằng đời sống còn nhiều khó khăn. Rồi bác tài kết luận 1 câu đại ý: “Khó khăn mà như ta hãy còn sướng, như ở nước ngoài sống ko an toàn, suốt ngày lo khủng bố!!” – và bà con nhiệt liệt tán đồng. Ko hiểu vì lý do gì nhưng có vẻ bà con ở nhà rất dễ dàng đồng ý với luận điểm cho rằng sống ở nước ngoài ko an toàn, hơi tí là bị khủng bố, bom đạn. Ngày xưa tớ cũng tin vậy!

Mặc dù bà con ko nói rõ “nước ngoài” là nước nào nhưng theo cảm nhận thì đó là mấy nước lớn và láo như Anh và Mỹ - những kẻ xâm lược và gây thù chuốc oán khắp nơi trên thế giới. Tớ chưa ở Mỹ nên ko dám nói bừa, nói sơ qua kinh nghiệm cá nhân ở Anh thôi vậy.

Nhìn chung, tớ thấy cuộc sống ở Anh cực kỳ yên bình và an toàn!!! Dẫn chứng 1: Tớ thường xuyên ở lab về vào tầm nửa đêm, 11h, 12h, có hôm muộn hơn, 1, 2, 3h sáng đều có cả; khi đi xe bus (rồi đi bộ 1 đoạn), khi đi xe đạp, có cả đi bộ nhưng chưa từng gặp bất cứ vấn đề gì. Dẫn chứng 2: Năm ngoái 1 em bé người Anh bị bắt cóc khi cùng bố mẹ đi du lịch Tây Ban Nha (hay Bồ Đào Nha gì đó), thế là báo đài thi nhau đưa tin cả tháng trời, rồi các website, mạng xã hội, đều lên tiếng tìm kiếm và kêu gọi tìm kiếm, rồi tổ chức quỹ để phục vụ tìm kiếm, cảnh sát Anh và TBN (BĐN) liên tục trao đổi thông tin điều tra. Nghĩa là tính mạng công dân của họ rất được quan tâm. Dẫn chứng 3: Cũng năm ngoái (hay năm kia nhỉ), có 1 vụ ở vùng Norfolk, một loạt 5,6 gái điếm bị sát hại liên tục khiến cả vùng rúng động cả tháng trời. Cơ quan cảnh sát tập trung điều tra cấp tập để tìm ra thủ phạm. Dẫn chứng 4: Có hai chồng người Việt ở đây đi chơi về muộn đứng chờ bus, bị một nhóm thanh niên xin đểu. Trong khi anh chồng đứng đối lời với đám đó, chị vợ chạy vào nhà bên đường gọi điện cho cảnh sát, chỉ vài phút sau xe cảnh sát réo còi ầm ĩ phóng tới làm nhóm kia sợ mất vía lảng vội đi. Ở đây ít khi nghe tin dân bắt cướp vì họ coi đó là nhiệm vụ của cảnh sát – những ngừoi được trả tiền để làm việc bắt cướp - chứ ko làm “xã hội hóa”. Những vụ việc chỉ liên quan tới tính mạng của 1 hoặc một số nhỏ người mà được quan tâm như vậy thì những vụ lớn ắt phải được nhắc đi nhắc lại cả năm - chưa thấy vụ nào suốt 3 năm qua.

Tóm lại là ở Anh cũng như bất cứ đâu, cũng có các vấn đề xã hội có thể ảnh hưởng đến an ninh cá nhân của công dân. Tớ ở Norwich là chính, có đi qua (và ở trong thời gian ngắn) London, Birmingham, Cambridge, Glasgow, Keswick,… và thấy nhìn chung, xã hội của họ ổn định và an toàn hơn xã hội mình rất nhiều. Có lẽ vụ việc ghê gớm nhất tại Anh là vụ đánh bom xe điện ngầm ở London năm 2004 hay 2003 gì đó (hồi mới sang đi xe điện ngầm cứ sợ bị đánh bom) nhưng những vụ như thế bao nhiêu năm mới bị xảy ra 1 lần, và mỗi lần số thiệt hại cũng ko đến mức như số người chết vì tai nạn giao thông ở ta trong 1 tháng. Mọi người cũng nói rằng ở London tình hình an ninh phức tạp hơn nhiều nhưng đây tớ nói theo kinh nghiệm riêng. Tớ nghĩ rằng tổng số người chết ở Anh hàng năm do tai nạn giao thông + tự sát + tội phạm + mọi thể loại khác chỉ bằng số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam trong vòng độ 2, 3 tháng là cùng. 845 người/tháng – nếu trung bình như vậy thì hơn 10,000 người/năm chết chỉ vì tai nạn giao thông – bằng mấy làng ở quê tớ!! Đó là chưa tính đến các vụ đâm chém thanh toán xã hội đen, cướp giật, sập cầu, lật thuyền, bão biển, lũ núi, ngộ độc thức ăn,… Ko biết mỗi năm ở mình có biết bao nhiêu người bị chết ko bởi lý do tuổi già.

Nếu bạn cho rằng chết vì cái xe ô-tô nó nghiền nát ngực nhẹ nhàng hơn bị bom nó nổ tan xác thì bạn có cơ sở nghĩ rằng Việt Nam an toàn hơn Anh quốc. Còn tớ cho rằng hai cách chết đó đều như nhau cả, nên căn cứ vào số liệu và dữ kiện về số người chết ngoài tuổi già tớ nắm được thì tớ thấy ở đây an toàn hơn ở nhà rất rất nhiều.

Bài này ko nhằm bàn về nguyên nhân, giải pháp gì cả, chỉ để nhắn với bà con trên chuyến xe ấy 1 câu: Bà con đã sai lầm nếu nghĩ rằng ở Việt Nam an toàn hơn ở Vương quốc Anh.